Giao lưu trực tuyến: Kinh nghiệm làm ăn thời khủng hoảng
Nội dung chính của cuộc giao lưu trực tuyến về kinh nghiệm làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Năm 2008, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và nối tiếp là sự suy giảm của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam và hoạt động của các doanh nghiệp bắt đầu đối diện với những khó khăn, thử thách khốc liệt.
Qua thực tế hoạt động và đối mặt với khó khăn, có những kinh nghiệm được đúc kết, những chiến lược kinh doanh được kiểm chứng, có thành công và cả những tổn thất. Hơn hết, những người trực tiếp tham gia vào sự vận hành của nền kinh tế đã và đang nắm bắt thực tế sống động đó để hướng tới quá trình vận động mới.
Năm 2009, dự báo nền kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi những quyết sách đúng đắn để ứng phó.
Theo một kết quả khảo sát trực tuyến mới đây của VnEconomy về triển vọng kinh doanh năm 2009, có tới 35% trong số gần 4.000 ý kiến tham gia cho biết nhiều khả năng doanh nghiệp mình có nguy cơ phá sản hoặc có thể phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh; tuy nhiên cũng có trên 60% vẫn tin tưởng sẽ vượt qua khó khăn.
Và để nhận diện những cơ hội và thách thức, trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp, chiều nay (12/3), từ 14h- 16h, VnEconomy sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Kinh nghiệm làm ăn thời khủng hoảng” tại Tp.HCM, giữa đại diện một số doanh nghiệp tiêu biểu với bạn đọc trong và ngoài nước.
Đây cũng là hoạt động thông tin trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu mạnh năm 2008, do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) tổ chức.
Diễn giả của buổi giao lưu là lãnh đạo và nhà quản lý của các doanh nghiệp:
- Ông Trần Bảo Minh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
- Ông Nguyễn Hữu Thuận, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)
- Ông Văn Đức Mười, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)
- Ông Phạm Ngọc Đệ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank)
Các khách mời đã có mặt tại tòa soạn. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu nội dung cuộc giao lưu trực tuyến này:
Quoc Toan:
2008 là năm rất gian khó với nhiều doanh nghiệp trong nước. Nhìn lại, theo các diễn giả, đâu là những vấn đề nổi bật nhất mà các doanh nghiệp cần rút kinh nghiệm?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Yếu tố nổi bật nhất, theo tôi, là yêu cầu dự báo và năng lực dự báo tình hình. Kế đó, là tính chủ động của doanh nghiệp và kinh nghiệm trong phân tích cơ hội và rủi ro. Đó là các yếu tố quyết định thành bại.
Vấn đề thứ hai, là khả năng điều hành linh hoạt của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Đây cũng là đòi hỏi chung cho các doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Vấn đề thứ ba, phải luôn nắm chắc và phát huy thế mạnh của các doanh nghiệp, tập trung cho hoạt động chính, vì đây là gốc rễ để phát triển doanh nghiệp. Vấn đề thứ tư, phải có khả năng huy động được các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, các mối quan hệ thị trường.
Đó là những yếu tố tôi cho là quyết định nhất để các doanh nghiệp vượt qua tình hình khủng hoảng hiện nay.
Ông Trần Bảo Minh:
Theo tôi, dưới đây là những điểm mà một doanh nghiệp nên làm để luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng vượt qua những khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra.
Thứ nhất, doanh nghiệp cần tập trung vào ngành kinh doanh chủ đạo thay vì tham gia vào nhiều ngành hàng mà công ty không có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Thứ hai, khả năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh có tính đến các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành và thị trường của mình; dự báo những khả năng tốt nhất và xấu nhất có thể xảy ra.
Thứ ba, việc xây dựng đội ngũ nhân lực giỏi là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cũng như khả năng vượt qua khủng hoảng của công ty.
Thứ tư, cần xây dựng chiến lược thương hiệu và hệ thống phân phối mạnh để khi thị trường đi xuống công ty vẫn có khả năng giành được thị phần.
Nguyễn Thế Trường (truongk3t@gmail.com):
Tôi hiện nay đang sống tại thành phố Thái Nguyên. Có dự định thành lập công ty nhưng lại đang có khủng hoảng kinh tế. Hiện nay đang vẫn loay hoay tìm hướng đi cho chính mình. Đó cũng là tâm sự của rất nhiều người trẻ muốn lập nghiệp. Các diễn giả có thể tư vấn nên kinh doanh loại hình gì trong thời gian này và khả năng phát triển được trong thời gian sau khủng hoảng?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Câu hỏi của bạn có thể nói là rất bao quát, chưa cụ thể, chưa nói rõ được dự định của bạn.
Tôi cho rằng, muốn khởi nghiệp ở một địa bàn cụ thể, một ngành cụ thể nào đó, thì yếu tố đầu tiên không phải là cái bạn muốn, mà ở địa bàn của bạn đang cần cái gì, và khả năng bạn đáp ứng yêu cầu đó đến đâu. Nói chung, chúng ta phải làm cái thị trường cần, chứ không làm cái mình có sẵn.
Phạm Hương Lan:
Người ta thường nói trong khủng hoảng có cơ hội. Theo các diễn giả, đâu là những cơ hội nói chung và cụ thể đối với doanh nghiệp mình?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Khủng hoảng và cơ hội thật ra là hai mặt của một vấn đề. Trong tình hình hiện nay, khi có khủng hoảng thì khó khăn là chính, nhưng cũng bao hàm yếu tố cơ hội.
Việc xác định yếu tố cơ hội phù hợp với mình là không đơn giản. Tùy ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, yếu tố cơ hội xuất hiện cũng khác nhau, thậm chí, cơ hội của ngành này, doanh nghiệp này có khi lại là rủi ro của ngành khác, doanh nghiệp khác.
Nhưng, nói một cách tổng quát, thì trong khủng hoảng cũng xuất hiện những yếu tố cơ hội mà ta có thể tận dụng như, từ khủng hoảng ta có thể thấy rõ hơn những điểm yếu của doanh nghiệp mình để có giải pháp xử lý thích hợp.
Một cơ hội nữa, đó là trong khó khăn, chúng ta lại có cơ hội tái cấu trúc bộ máy, thu hút thêm nhân tài, nguồn nhân lực có chất lượng cao. Xét về vĩ mô, nền kinh tế sẽ có điều kiện đón một lực lượng doanh nghiệp mới thành lập. Qua việc sáp nhập, cấu trúc lại các doanh nghiệp, nền kinh tế lại có cơ hội có những doanh nghiệp khỏe mạnh hơn.
Riêng với SJC, việc phân tích cơ hội và rủi ro trong kinh doanh là phương châm thường xuyên của chúng tôi. Trong điều kiện khủng hoảng vừa qua, chính nhờ SJC biết phân tích đúng cơ hội nên đã mang lại hiệu quả kinh doanh rất cao.
Ví dụ, tổng doanh thu đạt trên 64.000 tỷ, bằng 3,6 tỷ USD, tăng 2,6 lần so với năm trước, lợi nhuận cũng tăng gần gấp đôi so với năm trước, và các chỉ tiêu khác đều vượt mức kế hoạch. Như vậy, rõ ràng trong rủi ro, nếu biết tận dụng tốt cơ hội thì doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động đạt hiệu quả cao.
Nếu không nhìn thấy cơ hội mà chỉ thấy rủi ro, doanh nghiệp sẽ tự bó mình vào khó khăn.
Ông Trần Bảo Minh:
Tôi nghĩ, những cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỷ khủng hoảng là:
Khi khó khăn người tiêu dùng Việt Nam buộc phải xem lại chi tiêu của mình. Các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có uy tín và chất lượng, có giá bán hợp lý sẽ có cơ hội giành được thị phần.
Thứ hai, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoạt động, cắt giảm đầu tư cho thương hiệu và tiếp thị. Đó chính là cơ hội để doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế và tầm nhìn đầu tư để giành thị trường.
Thứ ba, khủng hoảng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thu hút nhân lực giỏi với chi phí thấp hơn.
Và cuối cùng, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, khủng hoảng là thời điểm để họ có cơ hội giành được các vị trí tốt với các chi phí thấp hơn nhiều so với lúc kinh tế đang phát triển.
Ông Văn Đức Mười:
Theo tôi, trong khủng hoảng thì trước hết doannh nghiệp phải lo đối phó với chính khó khăn nội tại trước, đó là cơ hội để nâng cao sức phát triển và sức chiến đấu của doanh nghiệp, đó là cơ hội tự thân. Đưa hết nội lực ra để phát triển đó cũng là cơ hội.
Các chính sách lớn thường ra đời trong khủng hoảng và nếu tận dụng tốt thì cũng là lợi thế.
Tùy thuộc quy mô doanh nghiệp có lợi thế riêng. Riêng với Vissan thì đã tìm đến phân khúc thị trường mới, như đưa sản phẩm mới về nông thôn. Những điều này thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ có ít cơ hội hơn vì tiềm lực nhỏ hơn.
Như vậy, cơ hội chính là việc phát huy sức mạnh nội tại chứ không đơn thuần là trông chờ từ bên ngoài.
Ông Phạm Ngọc Đệ:
Đúng là trong khủng hoảng thường có các cơ hội đi kèm đối với các doanh nghiệp có nền tảng tốt.
Ngành ngân hàng tài chính cũng thế, những cơ hội đến trong thời kỳ khủng hoảng không phải là ít, tuy nhiên chỉ có những doanh nghiệp biết nắm bắt đúng thời điểm và chuyển biến linh hoạt theo thị trường mới tận dụng được những cơ hội này.
Năm 2008, VietABank cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khủng hoảng làm cho giá dầu giảm, giá vàng tăng, tuy nhiên VietABank đã nắm bắt được cơ hội này để phát triển nhanh, mạnh lĩnh vực kinh doanh vàng, như thành lập trung tâm giao dịch vàng, mỗi chi nhánh ở các tỉnh, thành đã trở thành nơi giao dịch vàng sôi động tại địa phương.
Tính đến nay, chúng tôi đã phát triển thêm 4 đại lý nhận lệnh giao dịch vàng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi.
Đỗ Thu Thủy (dothuythuy@gmail.com):
Khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp vàng sẽ “lên ngôi”, ông Thuận có nhận định gì về quan điểm này?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Thật ra, câu hỏi của bạn mang yếu tố tâm lý nhiều hơn. Trên thực tế, khi khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra, các ngành, lĩnh vực khác gặp khó khăn nặng nề, như địa ốc, chứng khoán, ngân hàng... Từ đó, các nhà đầu tư tìm thấy nơi ẩn náu an toàn - đó là vàng. Do đó, họ đầu tư vào vàng để bảo toàn vốn. Đó là một trong những yếu tố đẩy giá vàng lên cao.
Song, trong kinh doanh, không phải khủng hoảng đều dẫn đến sự "lên ngôi" của vàng. Ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh vàng nếu không xác định một chiến lược đúng đắn, không tận dụng được thời cơ, không khai thác được các nguồn lực, nhất là không dự báo đúng tình hình, thì đều rơi vào rủi ro, thậm chí phá sản.
Như vậy, yếu tố quyết định của doanh nghiệp, suy cho cùng, vẫn xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp.
Võ Toán (votoan76@yahoo.com):
Xin hỏi lãnh đạo SJC. Hoạt động xuất vàng hưởng giá cao trong tháng 2 vừa qua có phải là cơ hội kinh doanh có trong kinh nghiệm của các doanh nghiệp kinh doanh vàng không, trong khi cung trong nước có dấu hiệu căng và đẩy giá chênh lệch không hợp lý?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Bạn có thể nói cụ thể hơn, xuất vàng hưởng giá cao là xuất khẩu vàng hay xuất vàng bán trong thị trường nội địa?
Nguyễn Quang Vinh (nguyenquangvinhsx@yahoo.com):
Vinamilk đã có kế hoạch niêm yết ở thị trường nước ngoài. Kế hoạch này sẽ triển khai như thế nào, bao giờ thì nối lại và mục đích của kế hoạch này là gì?
Ông Trần Bảo Minh:
Mọi công tác chuẩn bị đã xong, nhưng đây không phải là thời điểm tốt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Do vậy, việc niêm yết sẽ được chúng tôi tiến hành vào thời điểm thích hợp hơn.
Lý Hồng Minh (minhly218@gmail.com):
Xin hỏi đại diện Công ty Vinamilk, trong năm 2008, công ty đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất cà phê, với chiến lược quảng bá mạnh như mời CLB Arsenal làm đại diện thương hiệu… Xin hỏi, trong khó khăn, các doanh nghiệp cần tập trung vào các thế mạnh và hoạt động chính, nhưng Vinamilk là lại tham gia vào một mảng thị trường mới và đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Lãnh đạo công ty có thể cho biết những kết quả ở hướng đi này, những kinh nghiệm đã có được. Trân trọng cảm ơn.
Ông Trần Bảo Minh:
Đối với Vinamilk, bên cạnh sản phẩm chính là sữa và các mặt hàng từ sữa, thì những mặt hàng nông sản mà Việt Nam có lợi thế như cà phê và các loại trái cây nhiệt đới cũng nằm trong chiến lược khai thác và phát triển lâu dài của công ty.
Riêng đối với mặt hàng cà phê, là một công ty tham gia vào thị trường này muộn hơn so với các đối thủ. Tuy nhiên, với tiềm lực và sức mạnh thương hiệu của Vinamilk, chúng tôi đã có định hướng vững chắc và lâu dài để thành công trong ngành hàng này.
Nếu nói đến các sản phẩm về nông sản như cà phê và các loại trái cây nhiệt đới thì đây cũng đều là những sản phẩm tốt cho sức khỏe và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy hoàn toàn phù hợp với tiêu chí “hướng đến cuộc sống tươi đẹp” của Vinamilk.
Sau hơn năm xây dựng ngành hàng cà phê này, chúng tôi đã tăng trưởng doanh số gấp đôi so với 2007 và trong năm nay mục tiêu của chúng tôi sẽ tăng gấp đôi so với 2008.
Nguyễn Hạnh Dân (star_red@yahoo.com.vn):
Lãnh đạo SJC có thể cho biết dự báo của mình về giá vàng trong năm 2009 không? Xin cảm ơn.
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Theo các nhà đầu tư trên thế giới phân tích, dự báo giá vàng trong năm 2009 có thể tăng, do các yếu tố sau:
Thứ nhất, là yếu tố tâm lý trong khủng hoảng đầu tư vào vàng là tương đối an toàn.
Thứ hai, là tâm lý lo sợ những tác động kép từ chính sách hạ lãi suất, nới lỏng tiền tệ và việc chính phủ các nước bơm tiền vào lưu thông để cứu nguy suy thoái kinh tế, sẽ có khả năng dẫn đến lạm phát. Vì vậy, để bảo toàn vốn, các nhà đầu tư sẽ dự trữ vàng, từ đó đẩy giá vàng lên.
Tuy nhiên, đây chỉ là những dự báo, việc giá vàng tăng hay giảm, lúc nào, bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Bạn cần tham khảo thêm nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông để có quyết định chính xác nhất, phù hợp nhất.
Huy Hùng:
Trong khó khăn, một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự hỗ trợ của chính sách từ phía cơ quan quản lý và Chính phủ. Các diễn giả đánh giá thế nào về sự hỗ trợ này trong thời gian qua?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Tôi nghĩ, sự can thiệp của Chính phủ, hay nói cách khác gần gũi hơn, là Chính phủ đã đồng hành với doanh nghiệp trong thời gian vừa qua bằng những gói giải pháp hỗ trợ về vốn, bù lãi suất và giảm thuế...
Đó là những giải pháp cần thiết, kịp thời và hợp lòng dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một yếu tố quan trọng khác, là sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước về mặt chính sách, giúp cho doanh nghiệp giải quyết đầu ra như các biện pháp xúc tiến thương mại.
Đó chính là những giải pháp mang tính hiệu quả lâu dài mà nhiều doanh nghiệp đang rất cần. Bên cạnh đó, những thông tin dự báo của Nhà nước cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng, tạo thuận lợi nhiều hơn cho sự điều hành của doanh nghiệp.
Riêng với hoạt động kinh doanh vàng có những đặc thù riêng, sự linh hoạt trong chính sách là yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp phát triển trong tình hình hiện nay.
Thanh Tuy:
Là những người chèo lái doanh nghiệp mình vượt qua khó khăn, các diễn giả có thể chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong bối cảnh hiện nay, và đâu là những tố chất cần có?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Tôi cho rằng, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, bên cạnh những yếu tố quan trọng về vốn, cơ sở vật chất, thị trường... mà doanh nghiệp sẵn có, yếu tố mang tính quyết định là đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp.
Bởi chính họ chứ không phải ai khác là người đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với doanh nghiệp của mình, trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Có thể cho rằng, hoàn cảnh khó khăn cũng là phép thử năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp, nó thể hiện ở chỗ dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong những tình huống đầy bất trắc.
Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, người lãnh đạo không thể đơn độc chèo lái con thuyền mà còn phải biết phát huy sức mạnh tập thể. Điều đó sẽ giúp họ tránh được những quyết định sai lầm, dẫn đến các bi kịch. Và tất nhiên, cũng giúp họ tránh được bệnh độc đoán, quan liêu.
Một số bạn đọc:
Các diễn giả có thể dự báo những khó khăn của nền kinh tế hiện nay sẽ kéo dài bao lâu? Bao giờ thì nền kinh tế có thể hồi phục và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển mạnh trở lại?
Ông Văn Đức Mười:
Từ lĩnh vực kinh doanh của mình thì chúng tôi nhận thấy như sau:
Năm 2008 nguyên liệu chế biến thực phẩm đã được nhiều doanh nghiệp nhập về ồ ạt gây ra tình trạng ứ đọng. Điều này ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước, giảm đàn, dẫn đến mất cân đối cung cầu, tiếp tục bị thiếu nguồn, tăng giá. Thực trạng này có lý do từ điều tiết chưa tốt của Nhà nước.
Theo dự báo của chúng tôi thì hết năm 2009 thì ngành mới có khả năng phục hồi. Đấy là cái nhìn lạc quan. Bởi đã có sự điều tiết vĩ mô từ Nhà nước với ngành chăn nuôi về kỹ thuật và thuế quan.
Bên cạnh đó chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm để phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất.
Tạ Lê Minh (taleminh@hotmail.com):
Kinh tế khó khăn, liệu người tiêu dùng Việt Nam có hình thành xu hướng dần chuyển sử dụng nhiều mặt hàng nội thay thế hàng ngoại nhập? Nếu có, vậy các doanh nghiệp có chuẩn bị để đón cơ hội này?
Ông Văn Đức Mười:
Người tiêu dùng có quyền đòi hỏi chất lượng sản phẩm và những yêu cầu về các dịch vụ đi kèm ,nên dù hàng ngoại hay nội thì vẫn phải đảm bảo những yếu tố đó. Hơn nữa với ngành thực phẩm chế biến thì sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Đó cũng là lương tâm và trách nhiệm của người sản xuất.
Chúng tôi chia sẻ với độc giả là để người Việt dùng hàng VIệt thì hàng hóa phải luôn đảm bảo những yêu cầu trên. Trên cơ sở đó chúng tôi luôn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng bằng những sản phẩm tốt nhất và đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Và, quan trọng là chúng tôi luôn giữ gìn thương hiệu của mình bằng chính các giá trị thực của chúng tôi.
Hoàng Hồng Hạnh (hanhnguyen0812@yahoo.com):
Xin hỏi Vissan có những giải pháp gì khi xuất khẩu gặp khó khăn? Các cơ quan quản lý và các chuyên gia cho kêu gọi hay khuyến nghị chuyển hướng thị trường, nhưng để làm được điều đó đâu có dễ. Ý kiến của Vissan thế nào?
Ông Văn Đức Mười:
Với 95% tiêu thụ tại thị trường nội địa, sản phẩm của chúng tôi chủ yếu là cung cấp cho các kênh phân phối ở trong nước.
Tuy nhiên, khi xuất khẩu gặp khó khăn thì chúng tôi đã sẵn sàng tham gia vào việc phân phối các sản phẩm của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu để san sẻ bớt khó khăn cho các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, phần xuất khẩu của chúng tôi (chiếm tỷ trọng rất nhỏ) vẫn được coi trọng để thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.
Luôn luôn đi bằng hai chân là kinh nghiệm xương máu của Vissan. Bởi khi gặp khó khăn về xuất khẩu - thời kỳ mất thị trường Nga về xuất khẩu thịt đông lạnh (1990-1995), chúng tôi đã phải đầu tư rất nhiều để xây dựng thị trường nội địa. Bởi vậy, chiếm lĩnh thị trường nội địa nhưng vẫn coi trọng xuất khẩu là điều cần thiết với bất cứ doanh nghiệp nào.
Bùi Xuân Thưởng (thuongtax@gmail.com):
Lãnh đạo VietAbank có thể cho biết kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm 2008? Được biết doanh thu của ngân hàng có tới 50% là từ kinh doanh vàng. Tại sao lại có một tỷ lệ lớn như vậy, trong khi nguồn thu chính của ngân hàng thường là từ cho vay? Có phải do trong năm 2008 hoạt động ngân hàng khó khăn, trong khi kinh doanh vàng lại được mùa? Trân trọng cảm ơn.
Ông Phạm Ngọc Đệ:
Cảm ơn bạn. Qua câu hỏi của bạn, chứng tỏ bạn đã theo sát VietABank trong thời gian qua. Kết quả kinh doanh năm 2008 của VietABank đạt lợi nhuận 90 tỷ đồng. Trong đó lợi nhuận từ kinh doanh vàng chiếm 50%.
Từ tháng 2 năm 2008, việc huy động vốn đầu vào với lãi suất từ 12,8%/năm đến 18,8%/năm nhưng việc cho vay rất chậm nên đã ảnh hưởng tới các hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và VietABank nói riêng.
Tuy nhiên, như tôi đã trả lời ở câu hỏi trên, VietABank đã tận dụng được cơ hội giá vàng thế giới tăng cao trong thời gian vừa qua để đẩy mạnh công tác dự báo, tổ chức đào tạo nhân sự, phát triển mạng lưới trung tâm giao dịch vàng, lĩnh vực mà VietABank coi là thế mạnh và đã đạt được những thành tích nhất định.
Sắp tới, Trung tâm Giao dịch vàng VietABank sẽ cho ra đời thêm phương thức giao dịch mới, kinh doanh vàng tương ứng với giá vàng thế giới (khi giá vàng thế giới biến động thì giá vàng trong nước ngay lập tức sẽ biến động theo).
Nguyễn Tuấn Dũng (dungnt@thanglongsc.com.vn):
Kính gửi ông Nguyễn Đức Thuận - Phó tổng hiám đốc SJC. Trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng và suy thoái thì vàng là một kênh đầu tư hiệu quả. Trong thời gian gần đây giá vàng đã biến động không ngừng. Các sàn vàng nhờ vậy cũng mọc lên như nấm sau mưa. Là một đơn vị đầu đàn trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý, Ông có thể cho biết tình hình kinh doanh của SJC trong năm 2008. Định hướng 2009 và nhận định của cá nhân ông về đầu tư vàng trong giai đoạn hiện tại?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Trước hết, về kết quả kinh doanh của năm 2008, tôi xin tóm tắt như sau:
Doanh thu của SJC đạt mức kỷ lục gần 64.000 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ và tăng 44% kế hoạch (dù đã được điều chỉnh tăng vào giữa năm).
Lợi nhuận năm 2008 tăng 94% so với năm trước và tăng 12% so với kế hoạch (so với 19 năm trước (1989 - 2007), doanh thu năm 2008 đạt bằng 93% và lợi nhuận đạt bằng 48%). Kim ngạch xuất khẩu hai tháng cuối năm đạt 120 triệu USD.
Năm 2008, SJC đã đưa ra thị trường gần 3 triệu lượng vàng miếng, và nộp ngân sách tăng 69% so với năm 2007. Những kết quả đó là nỗ lực của việc thực hiện phương châm phân tích đúng rủi ro và cơ hội kinh doanh.
Về định hướng cho năm 2009, chúng tôi sẽ tập trung vào một số chương trình chủ yếu sau: thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng cường vị thế cạnh tranh và nâng cao uy tín thương hiệu.
Ví dụ, sắp tới chúng tôi sẽ tung ra sản phẩm vàng miếng mới, loại sản phẩm tạo nhiều thuận lợi hơn cho người tiêu dùng và nhà đầu tư trong các giao dịch thanh toán. Đẩy mạnh kinh doanh nữ trang, mở rộng mạng lưới, đặc biệt tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để giữ vững thị trường và nâng cao uy tín thương hiệu.
Thứ hai, tăng cường đầu tư để tạo tiềm lực về tài chính, cơ sở vật chất và phát triển nguồn nhân lực. Chúng tôi đang triển khai nhiều dự án cho chương trình này. Thứ ba, chương trình cải tổ bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển kỹ thuật công nghệ mới. Cuối cùng, là chương trình về công tác từ thiện xã hội và chăm lo đời sống cho người lao động.
Về ý cuối trong câu hỏi của bạn, tôi chưa rõ bạn hỏi đầu tư vàng dưới hình thức nào. Ví dụ, đầu tư vàng vật chất hay vàng trên sàn, vàng trên tài khoản. Vì mỗi loại hình đầu tư này đều có những đặc điểm và phương thức khác nhau, nên tôi chưa thể trả lời cụ thể được.
Blue-chip (nhadautu@yahoo.com):
Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk năm 2008 đạt 1.230 tỷ đồng - vượt 7,9% so với kế hoạch năm, vậy sắp tới Vinamilk sẽ đệ trình cổ đông thông qua trả cổ tức với tỷ lệ bao nhiêu %?
Ông Trần Bảo Minh:
Chào bạn. Thông tin này sẽ được chúng tôi công bố trong đại hội cổ đông thường niên của Công ty vào cuối tháng 3 này.
Thái An Vân (thaianvan@gmail.com):
Vừa qua, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Công ty Vissan sớm thực hiện việc di dời nhà máy để nâng cao năng lực sản xuất, có kế hoạch đầu tư hệ thống quản lý chất lượng HACCP nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng càng cao của người dân và hướng đến mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc này có gây khó khăn cho doanh nghiệp không?
Ông Văn Đức Mười:
Theo quy hoạch của Nhà nước thì Vissan sẽ phải dời vào khu công nghiệp. Chúng tôi coi đây là cơ hội để kết hợp với việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cả trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên cũng có khó khăn về thời gian, ảnh hưởng đến sản xuất của công ty. Nhưng chúng tôi coi đây nhiệm vụ và sẽ cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể.
Mai Hoa (casper@yahoo.com):
Được biết năm 2009 Vissan sẽ tung ra nhiều loại thực phẩm chế biến từ thịt dành cho thị trường nông thôn, thay vì chỉ tập trung cho khu vực các đô thị lớn như lâu nay. Nhưng đây là thị trường tiêu thụ ít sản phẩm chế biến. Vậy cách làm của công ty là gì?
Ông Văn Đức Mười:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm đến Vissan.
Với thị trường nông thôn chúng tôi nghĩ có rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được coi trọng đúng mức. Vấn đề là làm thế nào để thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng khu vực đó, tức là yêu cầu của phân khúc thị trường đó. Không phải người nông dân không thích sản phẩm chế biến mà quan trọng là chưa có sản phẩm giá cả phù hợp.
Thu nhập của nông dân cũng ngày càng cao, họ cũng luôn háo hức đón nhận sản phẩm mới, vấn đề là sản phẩm đó phải phù hợp với nhu cầu và điều kiện của họ.
Chẳng hạn, từ ngày 5/3 vừa qua, Vissan đã đưa loại xúc xích tiệt trùng bắp với giá cả thấp hơn dòng sản phẩm hiện tại từ 15-20%. Và sản phẩm này đã được thử nghiệm tại phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại huyện Châu Thành (Vĩnh Bình - An Giang) với sự đón nhận của nhiều người tiêu dùng. Từ ngày 20/3 chúng tôi sẽ chính thức giới thiệu sản phẩm này trên thị trường nông thôn toàn quốc với ưu đãi giảm giá 20% trong thời gian 2 tháng.
Đó là bước đi đầu tiên trong chiến lược đưa sản phẩm về nông thôn của chúng tôi, và Vissan tin tưởng vào thành công của nó.
Phan The Hung:
Qua những khó khăn trong năm 2008, nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp cần xem lại yêu cầu tập trung cho các lĩnh vực kinh doanh thế mạnh, thay vì xu hướng mang tính phong trào về mở rộng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Quan điểm của các diễn giả về yêu cầu này như thế nào?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Trước hết, tôi đồng tình với quan điểm này của bạn.
Thực tế trong thời gian vừa qua, hoạt động của nhiều doanh nghiệp cũng đã chứng minh quan điểm này. Theo tôi, nếu chúng ta tập trung hoạt động của mình cho những lĩnh vực, những ngành nghề mình có thế mạnh, thì sẽ tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Cái nền tảng tôi muốn nói đến thể hiện ở kinh nghiệm, thị phần, khả năng cạnh tranh và đặc biệt là doanh nghiệp sẽ gặp ít rủi ro.
Mặt khác, tôi hiểu ý bạn, nói tính phong trào ở đây có nghĩa là những ngành, những lĩnh vực khác mà chúng ta đầu tư, nhưng chưa có sự chuẩn bị kỹ, thiếu kinh nghiệm và mang tính nhất thời. Điều đó sẽ dễ đưa chúng ta đi đến rủi ro.
Tuy nhiên, ở đây, cần phân biệt mối quan hệ giữa chuyên môn hóa với kinh doanh tổng hợp. Kinh doanh tổng hợp mà bổ sung và hỗ trợ cho ngành kinh doanh chính khi nó gặp khó khăn, đó là điều cần làm. Ngược lại, để cho ngành kinh doanh chính phải bù cho các hoạt động của ngành kinh doanh phụ, thì đó là một bi kịch.
Như vậy, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực không hoàn toàn có ý nghĩa tiêu cực nếu chúng ta có chuẩn bị kỹ về kinh nghiệm, thị trường và nhất là xác định rõ mối quan hệ giữa kinh doanh phụ với ngành kinh doanh chính.
N.Quỳnh:
Trong ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm tối đa các chi phí liên quan đến đầu tư nhân lực, xây dựng thương hiệu. Theo kinh nghiệm của các diễn giả, đó có phải là giải pháp cần thiết và hợp lý không?
Ông Phạm Ngọc Đệ:
VietABank thành lập được 6 năm, đây được coi là thời điểm đang phát triển và trưởng thành của một ngân hàng.
Chúng tôi đang trong quá trình mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng chi phí quảng bá, xây dựng thương hiệu chứ không cắt giảm. Cũng có những doanh nghiệp cắt giảm chi phí này, điều đó tùy thuộc vào mục tiêu, kế hoạch của mỗi doanh nghiệp.
Việc cắt giảm chi phí marketing, theo tôi không hẳn là giải pháp cần thiết duy nhất trong thời kỳ suy thoái mà nên đầu tư có định hướng để tăng hiệu quả hoạt động, tăng năng suất lao động và tìm ra những phương thức marketing phù hợp.
Ông Văn Đức Mười:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn.
Tôi không nghĩ như vậy, chúng tôi chỉ cố gắng tiết giảm những chi phí không cần thiết, vận động mọi thành viên trong công ty hiểu rằng ý thức việc tiết kiệm của mỗi người chính là sự đầu tư trở lại cho chính mình.
Chúng tôi luôn nghĩ rằng công việc đầu tư cho phát triển là việc không ngừng nghỉ mà trong lúc khó khăn thì càng cần quan tâm nhiều hơn.
Để góp phần đảm bảo an sinh xã hội chúng tôi cố gắng tạo việc làm, đảm bảo thu nhập cho công nhân. Trong số hơn 3.000 công nhân của chúng tôi, chưa có ai bị sa thải vì lý do khủng hoảng kinh tế.
Còn việc xây dựng thương hiệu chúng tôi cũng cho rằng không thể để gián đoạn. Bởi vì, xây dựng thương hiệu có nghĩa là không ngừng giữ gìn và phát huy, việc đó còn cần thiết hơn việc xây dựng nên nó.
Ông Trần Bảo Minh:
Cắt giảm tối đa cho chi phí đầu tư nhân lực, xây dựng thương hiệu thì hậu quả của nó sẽ rất lớn khi kinh tế phục hồi vì lúc đó vị thế cạnh tranh của công ty sẽ yếu đi đáng kể do không giữ được nguồn nhân lực giỏi và thương hiệu thì lại bị yếu đi trong thời gian chi phí bị cắt giảm.
Do vậy, doanh nghiệp cần phải làm trong thời kỳ khủng hoảng là phải biết tiết kiệm những chi phí không hiệu quả để tập trung được nguồn lực duy trì các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như các chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp.
Hà Thị Nhung (nhung2009@yahoo.com):
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, ngân hàng và doanh nghiệp khó gặp nhau do rào cản lãi suất và hoạt động cho vay có nhiều rủi ro. Vậy xin hỏi lãnh đạo Ngân hàng Việt Á là có phải chủ trương hỗ trợ lãi suất của Chính phủ có phải là cơ hội cho các ngân hàng đẩy mạnh cho vay tìm lợi nhuận, chứ không chỉ là cơ hội cho doanh nghiệp?
Ông Phạm Ngọc Đệ:
Việc thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là cơ hội để các ngân hàng đẩy mạnh việc gắn kết với các khách hàng hiện tại và tăng cường thu hút các khách hàng mới. Đồng thời đây là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn có chi phí thấp, tạo điều kiện để doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng này.
Như vậy, chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ không những đem lại cơ hội cho các ngân hàng mà còn là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.
Lê Công Danh:
Các diễn giả nghĩ gì nếu sở hữu một thương hiệu danh tiếng nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh thời gian qua? Trên thế giới, một thực tế đã chứng minh trong khủng hoảng vừa qua là nhiều thương hiệu hàng đầu như Citigroup, Lehman Brothers… lại là điển hình thất bại?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Đây là một câu hỏi khá thú vị. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng ở đây bạn đặt ra mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với giá trị của thương hiệu.
Đây là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, chúng không đồng nghĩa với nhau. Bởi vì, để sở hữu được một thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, phải vượt qua nhiều thử thách mới có được. Còn hiệu quả hoạt động của đơn vị có thể tính được ngay trong một thời kỳ nào đó, mang tính ngắn hạn.
Như vậy, để có được một thương hiệu danh tiếng, là quá trình tích lũy từ hiệu quả kinh doanh và thương hiệu là nhân tố góp phần mang lại hiệu quả. Mặt khác, thương hiệu không đồng nghĩa với hiệu quả, dù nó là kết quả của việc làm ăn hiệu quả trong một thời gian dài.
Vẫn có những trường hợp thương hiệu lớn, có uy tín, vì những lý do nào đó hoạt động không hiệu quả. Khi họ tìm được giải pháp khắc phục, việc kinh doanh sẽ lại có hiệu quả. Đây là mối quan hệ giữa dài hạn và ngắn hạn, giữa cái mang tính chiến lược và cái mang tính chiến thuật.
Muốn làm ăn hiệu quả thì phải có ý thức xây dựng thương hiệu. Thương hiệu là cái bền vững để giúp doanh nghiệp vươn lên đạt hiệu quả cao hơn.
Ông Văn Đức Mười:
Cảm ơn bạn, tôi không có ý đặt thương hiệu Vissan ngang tầm với các thương hiệu lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, để Vissan mãi là thương hiệu mạnh và ngày càng mạnh hơn thì như tôi đã trả lời ở các câu hỏi trên, chúng tôi luôn coi trọng và dầu tư thỏa đáng cho việc giữ gìn và phát huy nó.
Nguyễn Hữu Trọng (trong1088@yahoo.com):
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như thế này, doanh nghiệp đã làm gì để giữ chân nhân viên của mình? Các diễn giả có thể chia sẻ với chúng tôi không?
Ông Trần Bảo Minh:
Thời buổi kinh tế khó khăn, việc giữ chân nhân viên dễ dàng hơn rất nhiều so với thời điểm kinh tế đang hưng thịnh như những năm trước 2008. Tuy nhiên, sai lầm của nhiều doanh nghiệp tại thời điểm này là họ cho rằng có thể dễ dàng tìm kiếm và thay thế nhân viên có năng lực, do vậy không quan tâm đến việc giữ chân các nhân viên này.
Việc cắt giảm nhân sự hoặc thay thế nhiều nhân viên có năng lực bằng các nhân sự mới sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển sản xuất kinh doanh khi kinh tế hồi phục sau khủng hoảng. Chẳng hạn những nhân sự gắn bó với doanh nghiệp trong thời gian dài đã có những trải nghiệm và bài học thực tế về nguyên nhân thành công và thất bại nên có thể phát huy hiệu quả công việc ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, việc liên tục thay thế các nhân sự mới sẽ khiến cho doanh nghiệp mất thời gian, công sức và chi phí trong việc đào tạo và không sử dụng được các kinh nghiệm, bài học quá khứ vào việc nâng hiệu quả kinh doanh.
Do đó, việc duy trì chính sách gắn bó các nhân tài, nguồn nhân lực nên được quan tâm đúng mức ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay.
Nguyễn Hữu Trọng:
Xin hỏi Vissan, doanh thu dự kiến trong năm 2009 như thế nào và công ty có những chiến lược phát triển kinh doanh như thế nào để chiếm lĩnh và giữ vững thị trường nội địa?
Ông Văn Đức Mười:
Dự kiến doanh thu 2009 của chúng tôi là 3050 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước.
Để giữ vững thị trường nội địa, trong thời điểm mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến, chúng tôi đã và đang triển khai một số việc sau đây:
Chiến lược dài hạn là đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 Vissan sẽ trở thành tập đoàn sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm lớn nhất Việt Nam và từng bước vươn ra xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong năm 2009, chúng tôi phải rà soát lại các chính sách đối với các kênh phân phối, tổ chức sản xuất nhiều sản phẩm mới phù hợp với từng phân khúc thị trường, ít nhất là 10 loại sản phẩm mới sẽ được tung ra thị trường. Giá cả phù hợp với từng phân khúc.
Mặt khác, định hình lại kênh phân phối hiện hữu của hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm, để phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, trở thành một đối trọng với các kênh phân phối khác trên thị trường.
Rà soát lại quản lý và tái cấu trúc lại bộ máy, đầu tư mạnh cho nguồn nhân lực là những việc là những việc cần thiết phải làm với công ty chúng tôi.
Ông Trần Bảo Minh:
Trong năm 2009, công ty sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực vào việc giành thêm thị phần trong các ngành hàng mà Vinamilk đang có lợi thế cạnh tranh cao như sữa nước, sữa chua ăn, và sữa đặc.
Bên cạnh đó, Vinamilk đã có chiến lược và kế hoạch cụ thể để cạnh tranh giành thêm thị phần trong ngành hàng sữa bột vốn đang bị khống chế bởi các nhãn sữa ngoại.
Năm 2009 sẽ là năm Vinamilk tập trung phát triển ngành hàng mới nước giải khát “tốt cho sức khỏe” thông qua thương hiệu chủ lực Vfesh. Mục tiêu của Vinamilk trong năm 2009 là giữ vững tốc độ tăng trưởng khoảng trên 30% của các nhóm hàng chủ lực.
Hiếu Trung (trungktqd@yahoo.com):
Tôi khá bất ngờ khi những ngày gần đây một số ngân hàng trong nước bắt đầu công bố lãi lớn trong hai tháng đầu năm 2009. Trên thế giới, một số định chế tài chính có hoạt động ngân hàng là trọng điểm như Citigroup, HSBC… cũng bất ngờ cho kết quả ấn tượng đầu năm 2009. Xin hỏi đại diện Vietabank, phải chăng hoạt động ngân hàng đang dần vượt qua khó khăn và có triển vọng tốt hơn trong năm 2009? Các ông nhận định thế nào về những mảng kinh doanh nào có thể tạo lợi nhuận tốt cho các ngân hàng trong năm này?
Ông Phạm Ngọc Đệ:
Hai tháng đầu năm 2009, VietABank cũng đạt được kế hoạch lợi nhuận đề ra. Việc các ngân hàng công bố có lãi trong hai tháng vừa qua là có cơ sở.
Tôi tin rằng, tình hình kinh doanh năm 2009 sẽ khả quan hơn so với năm 2008. Các lĩnh vực tín dụng truyền thống vẫn sẽ đạt mức lợi nhuận cao như tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân (cho vay tiêu dùng, cho vay du học...).
Ngoài ra việc kinh doanh vàng cũng là một kênh đầu tư có hiệu quả vì giá vàng năm 2009 sẽ biến động rất mạnh, nếu nắm được đúng xu hướng biến động của giá vàng thế giới.
Trần Hải Hà (tranhaiha198@yahoo.com.vn):
Đã sắp hết quý 1/2009, mọi người vẫn nói năm 2009 là năm thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp, xin các diễn giả cho ý kiến: Hiện tại khó khăn đối với các doanh nghiệp nói chung đang ở mức độ nào?và đối với các doanh nghiệp của quý diễn giả thì đã bị ảnh hưởng như thế nào từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Xin cảm ơn sự chia sẻ của quý diễn giả.
Ông Văn Đức Mười:
Ở những câu trả lời trên thì phần nào tôi đã giải đáp những quan tâm của bạn.
Như đã nói, 95% sản phẩm của Vissan tiêu thụ trong nước nên không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Cái khó của chúng tôi là hoàn cảnh mới đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Điều này cũng đã tạo động lực cho chúng tôi trong việc vươn lên chiếm lĩnh thị trường sâu rộng hơn.
Huy Hùng:
Trong khó khăn, một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự hỗ trợ của chính sách từ phía cơ quan quản lý và Chính phủ. Các diễn giả đánh giá thế nào về sự hỗ trợ này trong thời gian qua?
Ông Văn Đức Mười:
Chính sách luôn có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp. Từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, chúng tôi thấy những chính sách nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã kịp thời phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong muốn những tác động cụ thể hơn từ phía nhà nước để ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho nông dân.
Đỗ Khắc Sơn:
Từ cuối năm 2008, Chính phủ đã triển khai các giải pháp kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn… Các diễn giả đánh giá thế nào về hiệu quả của những giải pháp hỗ trợ đó và có những đề xuất gì không?
Ông Văn Đức Mười:
Tôi cho rằng chính sách kích cầu và hỗ trợ doanh nghiệp rất là kịp thời, mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và xã hội.
Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, không những giữ được thị phần mà chúng tôi còn mở rộng thị trường, đảm bảo việc làm cho người lao động và hướng tới những mục tiêu cao hơn.
Chúng tôi sẽ nỗ lực góp sức nhỏ bé của mình thực hiện hiệu quả chủ trương lớn này, cùng cộng đồng doanh nghiệp và cả nước vượt qua khó khăn.
Huỳnh Quang Biểu (huynhbieu@yahoo.com):
Xin chào lãnh đạo Ngân hàng Việt Á. Kinh nghiệm mà Việt Á rút ra trong khó khăn hiện nay, nhất là trong năm 2008, là gì? Là một ngân hàng mới thành lập, những khó khăn vừa qua có quá sức của mình không?
Ông Phạm Ngọc Đệ:
Năm 2008 VietABank phải đối mặt và vượt qua một số vấn đề:
Thứ nhất, việc đầu năm lạm phát cuối năm giảm phát đã gây ảnh hưởng đến dự báo lãi suất huy động. Từ đây, VietABank đã phải chú trọng hơn đến công tác dự báo, nhận định xu hướng thị trường và quản trị rủi ro trong công tác dự báo.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã vượt qua mọi dự đoán của các chuyên gia kinh tế. VietABank đã cố gắng hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc sử dụng và cho vay ngoại tệ phù hợp với xu hướng.
Thứ ba, giá bất động sản, giá chứng khoán biến động ảnh hưởng đến tài sản thế chấp, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định tài sản cho vay. Điều này gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng.
Nhìn chung, các vấn đề trên có gây khó khăn cho VietABank nhưng ngân hàng đã chủ động đẩy mạnh công tác dự báo và năng lực quản trị để bám sát diễn biến thị trường, phát huy kết nối văn hóa doanh nghiệp tới từng nhân viên để cùng vượt qua khó khăn trong cơn bão tài chính.
Nguyễn Hữu Trọng:
Xin được hỏi ông Phạm Ngọc Đệ, đầu tư vàng như hiện nay có phải là chiến lược lâu dài hay không? Vì giá vàng hiện nay đang rất cao còn giá chứng khoán thì ngày càng tuột dốc không biết trong bao lâu mới phục hồi lại như xưa.
Ông Phạm Ngọc Đệ:
SJC là một trong số các cổ đông sáng lập nên Ngân hàng Việt Á rất có thế mạnh về kinh doanh vàng. Đầu tư vàng vẫn là một chiến lược kinh doanh dài hạn.
Giá chứng khoán sẽ không sớm quay lại thời hoàng kim, bởi việc phục hồi của giá chứng khóan phụ thuộc vào tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên sàn và niềm tin của nhà đầu tư.
Thời gian giao lưu đã hết. Mặc dù còn nhiều câu hỏi của bạn đọc đã gửi về, trong đó có những ýkiến rất thiết thực và bổ ích , song do hạn chế về thời lượng của chương trình nên chúng tôi chưa thể đáp ứng trọn vẹn yêu cầu của cácbạn. VnEconomy và các diễn giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị độc giả.
Qua thực tế hoạt động và đối mặt với khó khăn, có những kinh nghiệm được đúc kết, những chiến lược kinh doanh được kiểm chứng, có thành công và cả những tổn thất. Hơn hết, những người trực tiếp tham gia vào sự vận hành của nền kinh tế đã và đang nắm bắt thực tế sống động đó để hướng tới quá trình vận động mới.
Năm 2009, dự báo nền kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi những quyết sách đúng đắn để ứng phó.
Theo một kết quả khảo sát trực tuyến mới đây của VnEconomy về triển vọng kinh doanh năm 2009, có tới 35% trong số gần 4.000 ý kiến tham gia cho biết nhiều khả năng doanh nghiệp mình có nguy cơ phá sản hoặc có thể phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh; tuy nhiên cũng có trên 60% vẫn tin tưởng sẽ vượt qua khó khăn.
Và để nhận diện những cơ hội và thách thức, trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp, chiều nay (12/3), từ 14h- 16h, VnEconomy sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Kinh nghiệm làm ăn thời khủng hoảng” tại Tp.HCM, giữa đại diện một số doanh nghiệp tiêu biểu với bạn đọc trong và ngoài nước.
Đây cũng là hoạt động thông tin trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu mạnh năm 2008, do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) tổ chức.
Diễn giả của buổi giao lưu là lãnh đạo và nhà quản lý của các doanh nghiệp:
- Ông Trần Bảo Minh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
- Ông Nguyễn Hữu Thuận, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)
- Ông Văn Đức Mười, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)
- Ông Phạm Ngọc Đệ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank)
Các khách mời đã có mặt tại tòa soạn. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu nội dung cuộc giao lưu trực tuyến này:
Quoc Toan:
2008 là năm rất gian khó với nhiều doanh nghiệp trong nước. Nhìn lại, theo các diễn giả, đâu là những vấn đề nổi bật nhất mà các doanh nghiệp cần rút kinh nghiệm?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Yếu tố nổi bật nhất, theo tôi, là yêu cầu dự báo và năng lực dự báo tình hình. Kế đó, là tính chủ động của doanh nghiệp và kinh nghiệm trong phân tích cơ hội và rủi ro. Đó là các yếu tố quyết định thành bại.
Vấn đề thứ hai, là khả năng điều hành linh hoạt của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Đây cũng là đòi hỏi chung cho các doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Vấn đề thứ ba, phải luôn nắm chắc và phát huy thế mạnh của các doanh nghiệp, tập trung cho hoạt động chính, vì đây là gốc rễ để phát triển doanh nghiệp. Vấn đề thứ tư, phải có khả năng huy động được các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, các mối quan hệ thị trường.
Đó là những yếu tố tôi cho là quyết định nhất để các doanh nghiệp vượt qua tình hình khủng hoảng hiện nay.
Ông Trần Bảo Minh:
Theo tôi, dưới đây là những điểm mà một doanh nghiệp nên làm để luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng vượt qua những khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra.
Thứ nhất, doanh nghiệp cần tập trung vào ngành kinh doanh chủ đạo thay vì tham gia vào nhiều ngành hàng mà công ty không có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Thứ hai, khả năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh có tính đến các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành và thị trường của mình; dự báo những khả năng tốt nhất và xấu nhất có thể xảy ra.
Thứ ba, việc xây dựng đội ngũ nhân lực giỏi là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cũng như khả năng vượt qua khủng hoảng của công ty.
Thứ tư, cần xây dựng chiến lược thương hiệu và hệ thống phân phối mạnh để khi thị trường đi xuống công ty vẫn có khả năng giành được thị phần.
Nguyễn Thế Trường (truongk3t@gmail.com):
Tôi hiện nay đang sống tại thành phố Thái Nguyên. Có dự định thành lập công ty nhưng lại đang có khủng hoảng kinh tế. Hiện nay đang vẫn loay hoay tìm hướng đi cho chính mình. Đó cũng là tâm sự của rất nhiều người trẻ muốn lập nghiệp. Các diễn giả có thể tư vấn nên kinh doanh loại hình gì trong thời gian này và khả năng phát triển được trong thời gian sau khủng hoảng?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Câu hỏi của bạn có thể nói là rất bao quát, chưa cụ thể, chưa nói rõ được dự định của bạn.
Tôi cho rằng, muốn khởi nghiệp ở một địa bàn cụ thể, một ngành cụ thể nào đó, thì yếu tố đầu tiên không phải là cái bạn muốn, mà ở địa bàn của bạn đang cần cái gì, và khả năng bạn đáp ứng yêu cầu đó đến đâu. Nói chung, chúng ta phải làm cái thị trường cần, chứ không làm cái mình có sẵn.
Phạm Hương Lan:
Người ta thường nói trong khủng hoảng có cơ hội. Theo các diễn giả, đâu là những cơ hội nói chung và cụ thể đối với doanh nghiệp mình?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Khủng hoảng và cơ hội thật ra là hai mặt của một vấn đề. Trong tình hình hiện nay, khi có khủng hoảng thì khó khăn là chính, nhưng cũng bao hàm yếu tố cơ hội.
Việc xác định yếu tố cơ hội phù hợp với mình là không đơn giản. Tùy ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, yếu tố cơ hội xuất hiện cũng khác nhau, thậm chí, cơ hội của ngành này, doanh nghiệp này có khi lại là rủi ro của ngành khác, doanh nghiệp khác.
Nhưng, nói một cách tổng quát, thì trong khủng hoảng cũng xuất hiện những yếu tố cơ hội mà ta có thể tận dụng như, từ khủng hoảng ta có thể thấy rõ hơn những điểm yếu của doanh nghiệp mình để có giải pháp xử lý thích hợp.
Một cơ hội nữa, đó là trong khó khăn, chúng ta lại có cơ hội tái cấu trúc bộ máy, thu hút thêm nhân tài, nguồn nhân lực có chất lượng cao. Xét về vĩ mô, nền kinh tế sẽ có điều kiện đón một lực lượng doanh nghiệp mới thành lập. Qua việc sáp nhập, cấu trúc lại các doanh nghiệp, nền kinh tế lại có cơ hội có những doanh nghiệp khỏe mạnh hơn.
Riêng với SJC, việc phân tích cơ hội và rủi ro trong kinh doanh là phương châm thường xuyên của chúng tôi. Trong điều kiện khủng hoảng vừa qua, chính nhờ SJC biết phân tích đúng cơ hội nên đã mang lại hiệu quả kinh doanh rất cao.
Ví dụ, tổng doanh thu đạt trên 64.000 tỷ, bằng 3,6 tỷ USD, tăng 2,6 lần so với năm trước, lợi nhuận cũng tăng gần gấp đôi so với năm trước, và các chỉ tiêu khác đều vượt mức kế hoạch. Như vậy, rõ ràng trong rủi ro, nếu biết tận dụng tốt cơ hội thì doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động đạt hiệu quả cao.
Nếu không nhìn thấy cơ hội mà chỉ thấy rủi ro, doanh nghiệp sẽ tự bó mình vào khó khăn.
Ông Trần Bảo Minh:
Tôi nghĩ, những cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỷ khủng hoảng là:
Khi khó khăn người tiêu dùng Việt Nam buộc phải xem lại chi tiêu của mình. Các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có uy tín và chất lượng, có giá bán hợp lý sẽ có cơ hội giành được thị phần.
Thứ hai, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoạt động, cắt giảm đầu tư cho thương hiệu và tiếp thị. Đó chính là cơ hội để doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế và tầm nhìn đầu tư để giành thị trường.
Thứ ba, khủng hoảng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thu hút nhân lực giỏi với chi phí thấp hơn.
Và cuối cùng, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, khủng hoảng là thời điểm để họ có cơ hội giành được các vị trí tốt với các chi phí thấp hơn nhiều so với lúc kinh tế đang phát triển.
Ông Văn Đức Mười:
Theo tôi, trong khủng hoảng thì trước hết doannh nghiệp phải lo đối phó với chính khó khăn nội tại trước, đó là cơ hội để nâng cao sức phát triển và sức chiến đấu của doanh nghiệp, đó là cơ hội tự thân. Đưa hết nội lực ra để phát triển đó cũng là cơ hội.
Các chính sách lớn thường ra đời trong khủng hoảng và nếu tận dụng tốt thì cũng là lợi thế.
Tùy thuộc quy mô doanh nghiệp có lợi thế riêng. Riêng với Vissan thì đã tìm đến phân khúc thị trường mới, như đưa sản phẩm mới về nông thôn. Những điều này thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ có ít cơ hội hơn vì tiềm lực nhỏ hơn.
Như vậy, cơ hội chính là việc phát huy sức mạnh nội tại chứ không đơn thuần là trông chờ từ bên ngoài.
Ông Phạm Ngọc Đệ:
Đúng là trong khủng hoảng thường có các cơ hội đi kèm đối với các doanh nghiệp có nền tảng tốt.
Ngành ngân hàng tài chính cũng thế, những cơ hội đến trong thời kỳ khủng hoảng không phải là ít, tuy nhiên chỉ có những doanh nghiệp biết nắm bắt đúng thời điểm và chuyển biến linh hoạt theo thị trường mới tận dụng được những cơ hội này.
Năm 2008, VietABank cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khủng hoảng làm cho giá dầu giảm, giá vàng tăng, tuy nhiên VietABank đã nắm bắt được cơ hội này để phát triển nhanh, mạnh lĩnh vực kinh doanh vàng, như thành lập trung tâm giao dịch vàng, mỗi chi nhánh ở các tỉnh, thành đã trở thành nơi giao dịch vàng sôi động tại địa phương.
Tính đến nay, chúng tôi đã phát triển thêm 4 đại lý nhận lệnh giao dịch vàng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi.
Đỗ Thu Thủy (dothuythuy@gmail.com):
Khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp vàng sẽ “lên ngôi”, ông Thuận có nhận định gì về quan điểm này?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Thật ra, câu hỏi của bạn mang yếu tố tâm lý nhiều hơn. Trên thực tế, khi khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra, các ngành, lĩnh vực khác gặp khó khăn nặng nề, như địa ốc, chứng khoán, ngân hàng... Từ đó, các nhà đầu tư tìm thấy nơi ẩn náu an toàn - đó là vàng. Do đó, họ đầu tư vào vàng để bảo toàn vốn. Đó là một trong những yếu tố đẩy giá vàng lên cao.
Song, trong kinh doanh, không phải khủng hoảng đều dẫn đến sự "lên ngôi" của vàng. Ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh vàng nếu không xác định một chiến lược đúng đắn, không tận dụng được thời cơ, không khai thác được các nguồn lực, nhất là không dự báo đúng tình hình, thì đều rơi vào rủi ro, thậm chí phá sản.
Như vậy, yếu tố quyết định của doanh nghiệp, suy cho cùng, vẫn xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp.
Võ Toán (votoan76@yahoo.com):
Xin hỏi lãnh đạo SJC. Hoạt động xuất vàng hưởng giá cao trong tháng 2 vừa qua có phải là cơ hội kinh doanh có trong kinh nghiệm của các doanh nghiệp kinh doanh vàng không, trong khi cung trong nước có dấu hiệu căng và đẩy giá chênh lệch không hợp lý?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Bạn có thể nói cụ thể hơn, xuất vàng hưởng giá cao là xuất khẩu vàng hay xuất vàng bán trong thị trường nội địa?
Vinamilk đã có kế hoạch niêm yết ở thị trường nước ngoài. Kế hoạch này sẽ triển khai như thế nào, bao giờ thì nối lại và mục đích của kế hoạch này là gì?
Ông Trần Bảo Minh:
Mọi công tác chuẩn bị đã xong, nhưng đây không phải là thời điểm tốt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Do vậy, việc niêm yết sẽ được chúng tôi tiến hành vào thời điểm thích hợp hơn.
Lý Hồng Minh (minhly218@gmail.com):
Xin hỏi đại diện Công ty Vinamilk, trong năm 2008, công ty đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất cà phê, với chiến lược quảng bá mạnh như mời CLB Arsenal làm đại diện thương hiệu… Xin hỏi, trong khó khăn, các doanh nghiệp cần tập trung vào các thế mạnh và hoạt động chính, nhưng Vinamilk là lại tham gia vào một mảng thị trường mới và đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Lãnh đạo công ty có thể cho biết những kết quả ở hướng đi này, những kinh nghiệm đã có được. Trân trọng cảm ơn.
Ông Trần Bảo Minh:
Đối với Vinamilk, bên cạnh sản phẩm chính là sữa và các mặt hàng từ sữa, thì những mặt hàng nông sản mà Việt Nam có lợi thế như cà phê và các loại trái cây nhiệt đới cũng nằm trong chiến lược khai thác và phát triển lâu dài của công ty.
Riêng đối với mặt hàng cà phê, là một công ty tham gia vào thị trường này muộn hơn so với các đối thủ. Tuy nhiên, với tiềm lực và sức mạnh thương hiệu của Vinamilk, chúng tôi đã có định hướng vững chắc và lâu dài để thành công trong ngành hàng này.
Nếu nói đến các sản phẩm về nông sản như cà phê và các loại trái cây nhiệt đới thì đây cũng đều là những sản phẩm tốt cho sức khỏe và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy hoàn toàn phù hợp với tiêu chí “hướng đến cuộc sống tươi đẹp” của Vinamilk.
Sau hơn năm xây dựng ngành hàng cà phê này, chúng tôi đã tăng trưởng doanh số gấp đôi so với 2007 và trong năm nay mục tiêu của chúng tôi sẽ tăng gấp đôi so với 2008.
Nguyễn Hạnh Dân (star_red@yahoo.com.vn):
Lãnh đạo SJC có thể cho biết dự báo của mình về giá vàng trong năm 2009 không? Xin cảm ơn.
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Theo các nhà đầu tư trên thế giới phân tích, dự báo giá vàng trong năm 2009 có thể tăng, do các yếu tố sau:
Thứ nhất, là yếu tố tâm lý trong khủng hoảng đầu tư vào vàng là tương đối an toàn.
Thứ hai, là tâm lý lo sợ những tác động kép từ chính sách hạ lãi suất, nới lỏng tiền tệ và việc chính phủ các nước bơm tiền vào lưu thông để cứu nguy suy thoái kinh tế, sẽ có khả năng dẫn đến lạm phát. Vì vậy, để bảo toàn vốn, các nhà đầu tư sẽ dự trữ vàng, từ đó đẩy giá vàng lên.
Tuy nhiên, đây chỉ là những dự báo, việc giá vàng tăng hay giảm, lúc nào, bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Bạn cần tham khảo thêm nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông để có quyết định chính xác nhất, phù hợp nhất.
Huy Hùng:
Trong khó khăn, một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự hỗ trợ của chính sách từ phía cơ quan quản lý và Chính phủ. Các diễn giả đánh giá thế nào về sự hỗ trợ này trong thời gian qua?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Tôi nghĩ, sự can thiệp của Chính phủ, hay nói cách khác gần gũi hơn, là Chính phủ đã đồng hành với doanh nghiệp trong thời gian vừa qua bằng những gói giải pháp hỗ trợ về vốn, bù lãi suất và giảm thuế...
Đó là những giải pháp cần thiết, kịp thời và hợp lòng dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một yếu tố quan trọng khác, là sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước về mặt chính sách, giúp cho doanh nghiệp giải quyết đầu ra như các biện pháp xúc tiến thương mại.
Đó chính là những giải pháp mang tính hiệu quả lâu dài mà nhiều doanh nghiệp đang rất cần. Bên cạnh đó, những thông tin dự báo của Nhà nước cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng, tạo thuận lợi nhiều hơn cho sự điều hành của doanh nghiệp.
Riêng với hoạt động kinh doanh vàng có những đặc thù riêng, sự linh hoạt trong chính sách là yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp phát triển trong tình hình hiện nay.
Thanh Tuy:
Là những người chèo lái doanh nghiệp mình vượt qua khó khăn, các diễn giả có thể chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong bối cảnh hiện nay, và đâu là những tố chất cần có?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Tôi cho rằng, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, bên cạnh những yếu tố quan trọng về vốn, cơ sở vật chất, thị trường... mà doanh nghiệp sẵn có, yếu tố mang tính quyết định là đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp.
Bởi chính họ chứ không phải ai khác là người đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với doanh nghiệp của mình, trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Có thể cho rằng, hoàn cảnh khó khăn cũng là phép thử năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp, nó thể hiện ở chỗ dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong những tình huống đầy bất trắc.
Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, người lãnh đạo không thể đơn độc chèo lái con thuyền mà còn phải biết phát huy sức mạnh tập thể. Điều đó sẽ giúp họ tránh được những quyết định sai lầm, dẫn đến các bi kịch. Và tất nhiên, cũng giúp họ tránh được bệnh độc đoán, quan liêu.
Một số bạn đọc:
Các diễn giả có thể dự báo những khó khăn của nền kinh tế hiện nay sẽ kéo dài bao lâu? Bao giờ thì nền kinh tế có thể hồi phục và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển mạnh trở lại?
Ông Văn Đức Mười:
Từ lĩnh vực kinh doanh của mình thì chúng tôi nhận thấy như sau:
Năm 2008 nguyên liệu chế biến thực phẩm đã được nhiều doanh nghiệp nhập về ồ ạt gây ra tình trạng ứ đọng. Điều này ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước, giảm đàn, dẫn đến mất cân đối cung cầu, tiếp tục bị thiếu nguồn, tăng giá. Thực trạng này có lý do từ điều tiết chưa tốt của Nhà nước.
Theo dự báo của chúng tôi thì hết năm 2009 thì ngành mới có khả năng phục hồi. Đấy là cái nhìn lạc quan. Bởi đã có sự điều tiết vĩ mô từ Nhà nước với ngành chăn nuôi về kỹ thuật và thuế quan.
Bên cạnh đó chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm để phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất.
Tạ Lê Minh (taleminh@hotmail.com):
Kinh tế khó khăn, liệu người tiêu dùng Việt Nam có hình thành xu hướng dần chuyển sử dụng nhiều mặt hàng nội thay thế hàng ngoại nhập? Nếu có, vậy các doanh nghiệp có chuẩn bị để đón cơ hội này?
Ông Văn Đức Mười:
Người tiêu dùng có quyền đòi hỏi chất lượng sản phẩm và những yêu cầu về các dịch vụ đi kèm ,nên dù hàng ngoại hay nội thì vẫn phải đảm bảo những yếu tố đó. Hơn nữa với ngành thực phẩm chế biến thì sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Đó cũng là lương tâm và trách nhiệm của người sản xuất.
Chúng tôi chia sẻ với độc giả là để người Việt dùng hàng VIệt thì hàng hóa phải luôn đảm bảo những yêu cầu trên. Trên cơ sở đó chúng tôi luôn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng bằng những sản phẩm tốt nhất và đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Và, quan trọng là chúng tôi luôn giữ gìn thương hiệu của mình bằng chính các giá trị thực của chúng tôi.
Hoàng Hồng Hạnh (hanhnguyen0812@yahoo.com):
Xin hỏi Vissan có những giải pháp gì khi xuất khẩu gặp khó khăn? Các cơ quan quản lý và các chuyên gia cho kêu gọi hay khuyến nghị chuyển hướng thị trường, nhưng để làm được điều đó đâu có dễ. Ý kiến của Vissan thế nào?
Ông Văn Đức Mười:
Với 95% tiêu thụ tại thị trường nội địa, sản phẩm của chúng tôi chủ yếu là cung cấp cho các kênh phân phối ở trong nước.
Tuy nhiên, khi xuất khẩu gặp khó khăn thì chúng tôi đã sẵn sàng tham gia vào việc phân phối các sản phẩm của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu để san sẻ bớt khó khăn cho các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, phần xuất khẩu của chúng tôi (chiếm tỷ trọng rất nhỏ) vẫn được coi trọng để thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.
Luôn luôn đi bằng hai chân là kinh nghiệm xương máu của Vissan. Bởi khi gặp khó khăn về xuất khẩu - thời kỳ mất thị trường Nga về xuất khẩu thịt đông lạnh (1990-1995), chúng tôi đã phải đầu tư rất nhiều để xây dựng thị trường nội địa. Bởi vậy, chiếm lĩnh thị trường nội địa nhưng vẫn coi trọng xuất khẩu là điều cần thiết với bất cứ doanh nghiệp nào.
Bùi Xuân Thưởng (thuongtax@gmail.com):
Lãnh đạo VietAbank có thể cho biết kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm 2008? Được biết doanh thu của ngân hàng có tới 50% là từ kinh doanh vàng. Tại sao lại có một tỷ lệ lớn như vậy, trong khi nguồn thu chính của ngân hàng thường là từ cho vay? Có phải do trong năm 2008 hoạt động ngân hàng khó khăn, trong khi kinh doanh vàng lại được mùa? Trân trọng cảm ơn.
Ông Phạm Ngọc Đệ:
Cảm ơn bạn. Qua câu hỏi của bạn, chứng tỏ bạn đã theo sát VietABank trong thời gian qua. Kết quả kinh doanh năm 2008 của VietABank đạt lợi nhuận 90 tỷ đồng. Trong đó lợi nhuận từ kinh doanh vàng chiếm 50%.
Từ tháng 2 năm 2008, việc huy động vốn đầu vào với lãi suất từ 12,8%/năm đến 18,8%/năm nhưng việc cho vay rất chậm nên đã ảnh hưởng tới các hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và VietABank nói riêng.
Tuy nhiên, như tôi đã trả lời ở câu hỏi trên, VietABank đã tận dụng được cơ hội giá vàng thế giới tăng cao trong thời gian vừa qua để đẩy mạnh công tác dự báo, tổ chức đào tạo nhân sự, phát triển mạng lưới trung tâm giao dịch vàng, lĩnh vực mà VietABank coi là thế mạnh và đã đạt được những thành tích nhất định.
Sắp tới, Trung tâm Giao dịch vàng VietABank sẽ cho ra đời thêm phương thức giao dịch mới, kinh doanh vàng tương ứng với giá vàng thế giới (khi giá vàng thế giới biến động thì giá vàng trong nước ngay lập tức sẽ biến động theo).
Nguyễn Tuấn Dũng (dungnt@thanglongsc.com.vn):
Kính gửi ông Nguyễn Đức Thuận - Phó tổng hiám đốc SJC. Trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng và suy thoái thì vàng là một kênh đầu tư hiệu quả. Trong thời gian gần đây giá vàng đã biến động không ngừng. Các sàn vàng nhờ vậy cũng mọc lên như nấm sau mưa. Là một đơn vị đầu đàn trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý, Ông có thể cho biết tình hình kinh doanh của SJC trong năm 2008. Định hướng 2009 và nhận định của cá nhân ông về đầu tư vàng trong giai đoạn hiện tại?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Trước hết, về kết quả kinh doanh của năm 2008, tôi xin tóm tắt như sau:
Doanh thu của SJC đạt mức kỷ lục gần 64.000 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ và tăng 44% kế hoạch (dù đã được điều chỉnh tăng vào giữa năm).
Lợi nhuận năm 2008 tăng 94% so với năm trước và tăng 12% so với kế hoạch (so với 19 năm trước (1989 - 2007), doanh thu năm 2008 đạt bằng 93% và lợi nhuận đạt bằng 48%). Kim ngạch xuất khẩu hai tháng cuối năm đạt 120 triệu USD.
Năm 2008, SJC đã đưa ra thị trường gần 3 triệu lượng vàng miếng, và nộp ngân sách tăng 69% so với năm 2007. Những kết quả đó là nỗ lực của việc thực hiện phương châm phân tích đúng rủi ro và cơ hội kinh doanh.
Về định hướng cho năm 2009, chúng tôi sẽ tập trung vào một số chương trình chủ yếu sau: thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng cường vị thế cạnh tranh và nâng cao uy tín thương hiệu.
Ví dụ, sắp tới chúng tôi sẽ tung ra sản phẩm vàng miếng mới, loại sản phẩm tạo nhiều thuận lợi hơn cho người tiêu dùng và nhà đầu tư trong các giao dịch thanh toán. Đẩy mạnh kinh doanh nữ trang, mở rộng mạng lưới, đặc biệt tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để giữ vững thị trường và nâng cao uy tín thương hiệu.
Thứ hai, tăng cường đầu tư để tạo tiềm lực về tài chính, cơ sở vật chất và phát triển nguồn nhân lực. Chúng tôi đang triển khai nhiều dự án cho chương trình này. Thứ ba, chương trình cải tổ bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển kỹ thuật công nghệ mới. Cuối cùng, là chương trình về công tác từ thiện xã hội và chăm lo đời sống cho người lao động.
Về ý cuối trong câu hỏi của bạn, tôi chưa rõ bạn hỏi đầu tư vàng dưới hình thức nào. Ví dụ, đầu tư vàng vật chất hay vàng trên sàn, vàng trên tài khoản. Vì mỗi loại hình đầu tư này đều có những đặc điểm và phương thức khác nhau, nên tôi chưa thể trả lời cụ thể được.
Blue-chip (nhadautu@yahoo.com):
Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk năm 2008 đạt 1.230 tỷ đồng - vượt 7,9% so với kế hoạch năm, vậy sắp tới Vinamilk sẽ đệ trình cổ đông thông qua trả cổ tức với tỷ lệ bao nhiêu %?
Ông Trần Bảo Minh:
Chào bạn. Thông tin này sẽ được chúng tôi công bố trong đại hội cổ đông thường niên của Công ty vào cuối tháng 3 này.
Vừa qua, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Công ty Vissan sớm thực hiện việc di dời nhà máy để nâng cao năng lực sản xuất, có kế hoạch đầu tư hệ thống quản lý chất lượng HACCP nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng càng cao của người dân và hướng đến mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc này có gây khó khăn cho doanh nghiệp không?
Ông Văn Đức Mười:
Theo quy hoạch của Nhà nước thì Vissan sẽ phải dời vào khu công nghiệp. Chúng tôi coi đây là cơ hội để kết hợp với việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cả trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên cũng có khó khăn về thời gian, ảnh hưởng đến sản xuất của công ty. Nhưng chúng tôi coi đây nhiệm vụ và sẽ cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể.
Mai Hoa (casper@yahoo.com):
Được biết năm 2009 Vissan sẽ tung ra nhiều loại thực phẩm chế biến từ thịt dành cho thị trường nông thôn, thay vì chỉ tập trung cho khu vực các đô thị lớn như lâu nay. Nhưng đây là thị trường tiêu thụ ít sản phẩm chế biến. Vậy cách làm của công ty là gì?
Ông Văn Đức Mười:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm đến Vissan.
Với thị trường nông thôn chúng tôi nghĩ có rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được coi trọng đúng mức. Vấn đề là làm thế nào để thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng khu vực đó, tức là yêu cầu của phân khúc thị trường đó. Không phải người nông dân không thích sản phẩm chế biến mà quan trọng là chưa có sản phẩm giá cả phù hợp.
Thu nhập của nông dân cũng ngày càng cao, họ cũng luôn háo hức đón nhận sản phẩm mới, vấn đề là sản phẩm đó phải phù hợp với nhu cầu và điều kiện của họ.
Chẳng hạn, từ ngày 5/3 vừa qua, Vissan đã đưa loại xúc xích tiệt trùng bắp với giá cả thấp hơn dòng sản phẩm hiện tại từ 15-20%. Và sản phẩm này đã được thử nghiệm tại phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại huyện Châu Thành (Vĩnh Bình - An Giang) với sự đón nhận của nhiều người tiêu dùng. Từ ngày 20/3 chúng tôi sẽ chính thức giới thiệu sản phẩm này trên thị trường nông thôn toàn quốc với ưu đãi giảm giá 20% trong thời gian 2 tháng.
Đó là bước đi đầu tiên trong chiến lược đưa sản phẩm về nông thôn của chúng tôi, và Vissan tin tưởng vào thành công của nó.
Phan The Hung:
Qua những khó khăn trong năm 2008, nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp cần xem lại yêu cầu tập trung cho các lĩnh vực kinh doanh thế mạnh, thay vì xu hướng mang tính phong trào về mở rộng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Quan điểm của các diễn giả về yêu cầu này như thế nào?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Trước hết, tôi đồng tình với quan điểm này của bạn.
Thực tế trong thời gian vừa qua, hoạt động của nhiều doanh nghiệp cũng đã chứng minh quan điểm này. Theo tôi, nếu chúng ta tập trung hoạt động của mình cho những lĩnh vực, những ngành nghề mình có thế mạnh, thì sẽ tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Cái nền tảng tôi muốn nói đến thể hiện ở kinh nghiệm, thị phần, khả năng cạnh tranh và đặc biệt là doanh nghiệp sẽ gặp ít rủi ro.
Mặt khác, tôi hiểu ý bạn, nói tính phong trào ở đây có nghĩa là những ngành, những lĩnh vực khác mà chúng ta đầu tư, nhưng chưa có sự chuẩn bị kỹ, thiếu kinh nghiệm và mang tính nhất thời. Điều đó sẽ dễ đưa chúng ta đi đến rủi ro.
Tuy nhiên, ở đây, cần phân biệt mối quan hệ giữa chuyên môn hóa với kinh doanh tổng hợp. Kinh doanh tổng hợp mà bổ sung và hỗ trợ cho ngành kinh doanh chính khi nó gặp khó khăn, đó là điều cần làm. Ngược lại, để cho ngành kinh doanh chính phải bù cho các hoạt động của ngành kinh doanh phụ, thì đó là một bi kịch.
Như vậy, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực không hoàn toàn có ý nghĩa tiêu cực nếu chúng ta có chuẩn bị kỹ về kinh nghiệm, thị trường và nhất là xác định rõ mối quan hệ giữa kinh doanh phụ với ngành kinh doanh chính.
N.Quỳnh:
Trong ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm tối đa các chi phí liên quan đến đầu tư nhân lực, xây dựng thương hiệu. Theo kinh nghiệm của các diễn giả, đó có phải là giải pháp cần thiết và hợp lý không?
Ông Phạm Ngọc Đệ:
VietABank thành lập được 6 năm, đây được coi là thời điểm đang phát triển và trưởng thành của một ngân hàng.
Chúng tôi đang trong quá trình mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng chi phí quảng bá, xây dựng thương hiệu chứ không cắt giảm. Cũng có những doanh nghiệp cắt giảm chi phí này, điều đó tùy thuộc vào mục tiêu, kế hoạch của mỗi doanh nghiệp.
Việc cắt giảm chi phí marketing, theo tôi không hẳn là giải pháp cần thiết duy nhất trong thời kỳ suy thoái mà nên đầu tư có định hướng để tăng hiệu quả hoạt động, tăng năng suất lao động và tìm ra những phương thức marketing phù hợp.
Ông Văn Đức Mười:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn.
Tôi không nghĩ như vậy, chúng tôi chỉ cố gắng tiết giảm những chi phí không cần thiết, vận động mọi thành viên trong công ty hiểu rằng ý thức việc tiết kiệm của mỗi người chính là sự đầu tư trở lại cho chính mình.
Chúng tôi luôn nghĩ rằng công việc đầu tư cho phát triển là việc không ngừng nghỉ mà trong lúc khó khăn thì càng cần quan tâm nhiều hơn.
Để góp phần đảm bảo an sinh xã hội chúng tôi cố gắng tạo việc làm, đảm bảo thu nhập cho công nhân. Trong số hơn 3.000 công nhân của chúng tôi, chưa có ai bị sa thải vì lý do khủng hoảng kinh tế.
Còn việc xây dựng thương hiệu chúng tôi cũng cho rằng không thể để gián đoạn. Bởi vì, xây dựng thương hiệu có nghĩa là không ngừng giữ gìn và phát huy, việc đó còn cần thiết hơn việc xây dựng nên nó.
Ông Trần Bảo Minh:
Cắt giảm tối đa cho chi phí đầu tư nhân lực, xây dựng thương hiệu thì hậu quả của nó sẽ rất lớn khi kinh tế phục hồi vì lúc đó vị thế cạnh tranh của công ty sẽ yếu đi đáng kể do không giữ được nguồn nhân lực giỏi và thương hiệu thì lại bị yếu đi trong thời gian chi phí bị cắt giảm.
Do vậy, doanh nghiệp cần phải làm trong thời kỳ khủng hoảng là phải biết tiết kiệm những chi phí không hiệu quả để tập trung được nguồn lực duy trì các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như các chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp.
Hà Thị Nhung (nhung2009@yahoo.com):
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, ngân hàng và doanh nghiệp khó gặp nhau do rào cản lãi suất và hoạt động cho vay có nhiều rủi ro. Vậy xin hỏi lãnh đạo Ngân hàng Việt Á là có phải chủ trương hỗ trợ lãi suất của Chính phủ có phải là cơ hội cho các ngân hàng đẩy mạnh cho vay tìm lợi nhuận, chứ không chỉ là cơ hội cho doanh nghiệp?
Ông Phạm Ngọc Đệ:
Việc thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là cơ hội để các ngân hàng đẩy mạnh việc gắn kết với các khách hàng hiện tại và tăng cường thu hút các khách hàng mới. Đồng thời đây là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn có chi phí thấp, tạo điều kiện để doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng này.
Như vậy, chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ không những đem lại cơ hội cho các ngân hàng mà còn là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.
Lê Công Danh:
Các diễn giả nghĩ gì nếu sở hữu một thương hiệu danh tiếng nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh thời gian qua? Trên thế giới, một thực tế đã chứng minh trong khủng hoảng vừa qua là nhiều thương hiệu hàng đầu như Citigroup, Lehman Brothers… lại là điển hình thất bại?
Ông Nguyễn Hữu Thuận:
Đây là một câu hỏi khá thú vị. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng ở đây bạn đặt ra mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với giá trị của thương hiệu.
Đây là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, chúng không đồng nghĩa với nhau. Bởi vì, để sở hữu được một thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, phải vượt qua nhiều thử thách mới có được. Còn hiệu quả hoạt động của đơn vị có thể tính được ngay trong một thời kỳ nào đó, mang tính ngắn hạn.
Như vậy, để có được một thương hiệu danh tiếng, là quá trình tích lũy từ hiệu quả kinh doanh và thương hiệu là nhân tố góp phần mang lại hiệu quả. Mặt khác, thương hiệu không đồng nghĩa với hiệu quả, dù nó là kết quả của việc làm ăn hiệu quả trong một thời gian dài.
Vẫn có những trường hợp thương hiệu lớn, có uy tín, vì những lý do nào đó hoạt động không hiệu quả. Khi họ tìm được giải pháp khắc phục, việc kinh doanh sẽ lại có hiệu quả. Đây là mối quan hệ giữa dài hạn và ngắn hạn, giữa cái mang tính chiến lược và cái mang tính chiến thuật.
Muốn làm ăn hiệu quả thì phải có ý thức xây dựng thương hiệu. Thương hiệu là cái bền vững để giúp doanh nghiệp vươn lên đạt hiệu quả cao hơn.
Ông Văn Đức Mười:
Cảm ơn bạn, tôi không có ý đặt thương hiệu Vissan ngang tầm với các thương hiệu lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, để Vissan mãi là thương hiệu mạnh và ngày càng mạnh hơn thì như tôi đã trả lời ở các câu hỏi trên, chúng tôi luôn coi trọng và dầu tư thỏa đáng cho việc giữ gìn và phát huy nó.
Nguyễn Hữu Trọng (trong1088@yahoo.com):
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như thế này, doanh nghiệp đã làm gì để giữ chân nhân viên của mình? Các diễn giả có thể chia sẻ với chúng tôi không?
Ông Trần Bảo Minh:
Thời buổi kinh tế khó khăn, việc giữ chân nhân viên dễ dàng hơn rất nhiều so với thời điểm kinh tế đang hưng thịnh như những năm trước 2008. Tuy nhiên, sai lầm của nhiều doanh nghiệp tại thời điểm này là họ cho rằng có thể dễ dàng tìm kiếm và thay thế nhân viên có năng lực, do vậy không quan tâm đến việc giữ chân các nhân viên này.
Việc cắt giảm nhân sự hoặc thay thế nhiều nhân viên có năng lực bằng các nhân sự mới sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển sản xuất kinh doanh khi kinh tế hồi phục sau khủng hoảng. Chẳng hạn những nhân sự gắn bó với doanh nghiệp trong thời gian dài đã có những trải nghiệm và bài học thực tế về nguyên nhân thành công và thất bại nên có thể phát huy hiệu quả công việc ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên, việc liên tục thay thế các nhân sự mới sẽ khiến cho doanh nghiệp mất thời gian, công sức và chi phí trong việc đào tạo và không sử dụng được các kinh nghiệm, bài học quá khứ vào việc nâng hiệu quả kinh doanh.
Do đó, việc duy trì chính sách gắn bó các nhân tài, nguồn nhân lực nên được quan tâm đúng mức ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay.
Nguyễn Hữu Trọng:
Xin hỏi Vissan, doanh thu dự kiến trong năm 2009 như thế nào và công ty có những chiến lược phát triển kinh doanh như thế nào để chiếm lĩnh và giữ vững thị trường nội địa?
Ông Văn Đức Mười:
Dự kiến doanh thu 2009 của chúng tôi là 3050 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước.
Để giữ vững thị trường nội địa, trong thời điểm mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến, chúng tôi đã và đang triển khai một số việc sau đây:
Chiến lược dài hạn là đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 Vissan sẽ trở thành tập đoàn sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm lớn nhất Việt Nam và từng bước vươn ra xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong năm 2009, chúng tôi phải rà soát lại các chính sách đối với các kênh phân phối, tổ chức sản xuất nhiều sản phẩm mới phù hợp với từng phân khúc thị trường, ít nhất là 10 loại sản phẩm mới sẽ được tung ra thị trường. Giá cả phù hợp với từng phân khúc.
Mặt khác, định hình lại kênh phân phối hiện hữu của hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm, để phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, trở thành một đối trọng với các kênh phân phối khác trên thị trường.
Rà soát lại quản lý và tái cấu trúc lại bộ máy, đầu tư mạnh cho nguồn nhân lực là những việc là những việc cần thiết phải làm với công ty chúng tôi.
Ông Trần Bảo Minh:
Trong năm 2009, công ty sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực vào việc giành thêm thị phần trong các ngành hàng mà Vinamilk đang có lợi thế cạnh tranh cao như sữa nước, sữa chua ăn, và sữa đặc.
Bên cạnh đó, Vinamilk đã có chiến lược và kế hoạch cụ thể để cạnh tranh giành thêm thị phần trong ngành hàng sữa bột vốn đang bị khống chế bởi các nhãn sữa ngoại.
Năm 2009 sẽ là năm Vinamilk tập trung phát triển ngành hàng mới nước giải khát “tốt cho sức khỏe” thông qua thương hiệu chủ lực Vfesh. Mục tiêu của Vinamilk trong năm 2009 là giữ vững tốc độ tăng trưởng khoảng trên 30% của các nhóm hàng chủ lực.
Hiếu Trung (trungktqd@yahoo.com):
Tôi khá bất ngờ khi những ngày gần đây một số ngân hàng trong nước bắt đầu công bố lãi lớn trong hai tháng đầu năm 2009. Trên thế giới, một số định chế tài chính có hoạt động ngân hàng là trọng điểm như Citigroup, HSBC… cũng bất ngờ cho kết quả ấn tượng đầu năm 2009. Xin hỏi đại diện Vietabank, phải chăng hoạt động ngân hàng đang dần vượt qua khó khăn và có triển vọng tốt hơn trong năm 2009? Các ông nhận định thế nào về những mảng kinh doanh nào có thể tạo lợi nhuận tốt cho các ngân hàng trong năm này?
Ông Phạm Ngọc Đệ:
Hai tháng đầu năm 2009, VietABank cũng đạt được kế hoạch lợi nhuận đề ra. Việc các ngân hàng công bố có lãi trong hai tháng vừa qua là có cơ sở.
Tôi tin rằng, tình hình kinh doanh năm 2009 sẽ khả quan hơn so với năm 2008. Các lĩnh vực tín dụng truyền thống vẫn sẽ đạt mức lợi nhuận cao như tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân (cho vay tiêu dùng, cho vay du học...).
Ngoài ra việc kinh doanh vàng cũng là một kênh đầu tư có hiệu quả vì giá vàng năm 2009 sẽ biến động rất mạnh, nếu nắm được đúng xu hướng biến động của giá vàng thế giới.
Trần Hải Hà (tranhaiha198@yahoo.com.vn):
Đã sắp hết quý 1/2009, mọi người vẫn nói năm 2009 là năm thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp, xin các diễn giả cho ý kiến: Hiện tại khó khăn đối với các doanh nghiệp nói chung đang ở mức độ nào?và đối với các doanh nghiệp của quý diễn giả thì đã bị ảnh hưởng như thế nào từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Xin cảm ơn sự chia sẻ của quý diễn giả.
Ông Văn Đức Mười:
Ở những câu trả lời trên thì phần nào tôi đã giải đáp những quan tâm của bạn.
Như đã nói, 95% sản phẩm của Vissan tiêu thụ trong nước nên không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Cái khó của chúng tôi là hoàn cảnh mới đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Điều này cũng đã tạo động lực cho chúng tôi trong việc vươn lên chiếm lĩnh thị trường sâu rộng hơn.
Huy Hùng:
Trong khó khăn, một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự hỗ trợ của chính sách từ phía cơ quan quản lý và Chính phủ. Các diễn giả đánh giá thế nào về sự hỗ trợ này trong thời gian qua?
Ông Văn Đức Mười:
Chính sách luôn có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp. Từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, chúng tôi thấy những chính sách nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã kịp thời phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong muốn những tác động cụ thể hơn từ phía nhà nước để ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho nông dân.
Đỗ Khắc Sơn:
Từ cuối năm 2008, Chính phủ đã triển khai các giải pháp kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn… Các diễn giả đánh giá thế nào về hiệu quả của những giải pháp hỗ trợ đó và có những đề xuất gì không?
Ông Văn Đức Mười:
Tôi cho rằng chính sách kích cầu và hỗ trợ doanh nghiệp rất là kịp thời, mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và xã hội.
Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, không những giữ được thị phần mà chúng tôi còn mở rộng thị trường, đảm bảo việc làm cho người lao động và hướng tới những mục tiêu cao hơn.
Chúng tôi sẽ nỗ lực góp sức nhỏ bé của mình thực hiện hiệu quả chủ trương lớn này, cùng cộng đồng doanh nghiệp và cả nước vượt qua khó khăn.
Huỳnh Quang Biểu (huynhbieu@yahoo.com):
Xin chào lãnh đạo Ngân hàng Việt Á. Kinh nghiệm mà Việt Á rút ra trong khó khăn hiện nay, nhất là trong năm 2008, là gì? Là một ngân hàng mới thành lập, những khó khăn vừa qua có quá sức của mình không?
Ông Phạm Ngọc Đệ:
Năm 2008 VietABank phải đối mặt và vượt qua một số vấn đề:
Thứ nhất, việc đầu năm lạm phát cuối năm giảm phát đã gây ảnh hưởng đến dự báo lãi suất huy động. Từ đây, VietABank đã phải chú trọng hơn đến công tác dự báo, nhận định xu hướng thị trường và quản trị rủi ro trong công tác dự báo.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã vượt qua mọi dự đoán của các chuyên gia kinh tế. VietABank đã cố gắng hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc sử dụng và cho vay ngoại tệ phù hợp với xu hướng.
Thứ ba, giá bất động sản, giá chứng khoán biến động ảnh hưởng đến tài sản thế chấp, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định tài sản cho vay. Điều này gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng.
Nhìn chung, các vấn đề trên có gây khó khăn cho VietABank nhưng ngân hàng đã chủ động đẩy mạnh công tác dự báo và năng lực quản trị để bám sát diễn biến thị trường, phát huy kết nối văn hóa doanh nghiệp tới từng nhân viên để cùng vượt qua khó khăn trong cơn bão tài chính.
Nguyễn Hữu Trọng:
Xin được hỏi ông Phạm Ngọc Đệ, đầu tư vàng như hiện nay có phải là chiến lược lâu dài hay không? Vì giá vàng hiện nay đang rất cao còn giá chứng khoán thì ngày càng tuột dốc không biết trong bao lâu mới phục hồi lại như xưa.
Ông Phạm Ngọc Đệ:
SJC là một trong số các cổ đông sáng lập nên Ngân hàng Việt Á rất có thế mạnh về kinh doanh vàng. Đầu tư vàng vẫn là một chiến lược kinh doanh dài hạn.
Giá chứng khoán sẽ không sớm quay lại thời hoàng kim, bởi việc phục hồi của giá chứng khóan phụ thuộc vào tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên sàn và niềm tin của nhà đầu tư.
Thời gian giao lưu đã hết. Mặc dù còn nhiều câu hỏi của bạn đọc đã gửi về, trong đó có những ýkiến rất thiết thực và bổ ích , song do hạn chế về thời lượng của chương trình nên chúng tôi chưa thể đáp ứng trọn vẹn yêu cầu của cácbạn. VnEconomy và các diễn giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị độc giả.