Giới đầu tư quốc tế đánh giá cao trái phiếu USD của Việt Nam
Trái phiếu USD của Việt Nam đang có sức hút đối với giới đầu tư quốc tế nhờ những nỗ lực bình ổn nền kinh tế
Trái phiếu phát hành bằng USD của Việt Nam đang có sức hút đối với các nhà đầu tư quốc tế nhờ những nỗ lực bình ổn nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam từ năm 2011 cho thấy tiến triển tích cực, hãng tin tài chính Bloomberg cho biết.
Số liệu từ chỉ số trái phiếu EMBI Global của ngân hàng JPMorgan Chase mà Bloomberg đưa ra cho thấy, lợi suất trung bình của trái phiếu Việt Nam đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 4,09% vào hôm 9/10. Trước đó, vào hôm 28/9, Moody’s nhận định rằng, rủi ro về việc Chính phủ Việt Nam có thể phải chịu chi phí tái cấp vốn các ngân hàng đang tăng lên.
Nhiều quỹ ngoại đang có kế hoạch tăng hoặc duy trì nắm giữ trái phiếu Việt Nam. Như quỹ Pictet Asset Management muốn tăng nắm giữ trái phiếu Việt Nam, còn quỹ Aberdeen Asset Management thì tuyên bố sẽ duy trì mức đầu tư hiện tại vào tài sản này.
“So với cách đây một năm, các diễn biến ở Việt Nam hiện khá tốt, nhất là trên phương diện vĩ mô. Chúng tôi vẫn đang theo dõi xem điều gì đang diễn ra ở lĩnh vực ngân hàng”, ông Wee-Ming Ting, người đứng đầu mảng đầu tư trái phiếu châu Á của quỹ Pictet tại Singapore, nhận định. Quỹ này hiện đang quản lý số trái phiếu thị trường mới nổi trị giá 23 tỷ USD.
Theo số liệu của HSBC, trái phiếu USD của Việt Nam đem đến cho các nhà đầu tư mức lợi nhuận 26% trong vòng 1 năm qua, mức lợi nhuận cao nhất trong số 11 chỉ số về trái do HSBC Holdings Plc thực hiện.
Trong bản tin đăng tải vào ngày hôm nay (11/10), Bloomberg đã điểm lại những chuyển biến vĩ mô tích cực của Việt Nam. “Tiền đồng đã tăng giá 1% từ đầu năm, sau khi mất giá 26% trong 4 năm trước. Lạm phát đã hạ nhiệt về mức 6,48% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 9, từ mức 23% vào tháng 8 năm ngoái. Dự trữ ngoại hối cũng đã tăng lên, đủ cho khoảng 2,4 tháng nhập khẩu - theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố hôm 3/10. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam còn đạt mức thặng dư cán cân vãng lai tương đương 0,2% GDP trong năm 2011, từ mức thâm hụt tương đương 12% GPD trong năm 2008”, Bloomberg viết.
Theo hãng tin tài chính này, sức hút từ trái phiếu USD của Việt Nam thậm chí còn tăng bất chấp việc hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s mới đây cắt giảm 1 bậc điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam về mức B2, thấp hơn 5 bậc so với hạng khuyến nghị đầu tư.
Hồi tháng 6, hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s nâng triển vọng tín nhiệm dành cho Việt Nam lên mức ‘ổn định’ từ mức ‘tiêu cực’ trước đó, đồng thời duy trì mức đánh giá tín nhiệm ‘BB-‘. Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch thì duy trì hạng điểm ‘B+’ cho Việt Nam suốt từ tháng 7/2010 đến nay chưa có thay đổi.
Trao đổi với Bloomberg, ông Edwin Gutierrez, nhà quản lý danh mục của quỹ Aberdeen tại London, cho biết, ông không hoàn toàn nhất trí với động thái hạ điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam mà Moody’s đưa ra mới đây. Theo ông Gutierrez, động thái này “phù hợp vào thời điểm năm 2010 chứ không phải năm 2012 sau khi Việt Nam đã tăng gần gấp đôi được dự trữ ngoại hối từ mức thấp và đã trải qua 1 năm rưỡi của quá trình giảm nợ cần thiết”.
“Trái phiếu Việt Nam đang tương đối rẻ so với các loại trái phiếu đắt đỏ khác trong khu vực”, ông Gutierrez nhận xét.
Theo dự báo của IMF công bố hôm 9/10, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1999, và tăng 5,9% trong năm tới. IMF dành cho toàn khu vực châu Á mức dự báo tăng trưởng 5,4% trong năm nay và 5,8% trong năm tới.
Tuy nhiên, không phải mọi quỹ đầu tư đều đánh giá tích cực về trái phiếu Việt Nam. “Chúng tôi không chuộng trái phiếu Việt Nam và đến nay vẫn chưa thay đổi lập trường này. Áp lực đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tăng và Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng song song với những nỗ lực kiểm soát tăng trưởng tín dụng và lạm phát”, ông Yerlan Syzdykov, nhà quản lý quỹ thuộc Pioneer Investments với khối tài sản 198 tỷ USD, phát biểu.
Theo ông Art Woo, Giám đốc phụ tránh đánh giá trái phiếu châu Á của Fitch tại Hồng Kông, đánh giá tín nhiệm của hãng này dành cho Việt Nam có thể sẽ không thay đổi trong thời gian từ 12-24 tháng tới đây, sau khi hãng này khẳng định lại mức triển vọng ‘ổn định’ dành cho Việt Nam hồi tháng 5.
Số liệu từ chỉ số trái phiếu EMBI Global của ngân hàng JPMorgan Chase mà Bloomberg đưa ra cho thấy, lợi suất trung bình của trái phiếu Việt Nam đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 4,09% vào hôm 9/10. Trước đó, vào hôm 28/9, Moody’s nhận định rằng, rủi ro về việc Chính phủ Việt Nam có thể phải chịu chi phí tái cấp vốn các ngân hàng đang tăng lên.
Nhiều quỹ ngoại đang có kế hoạch tăng hoặc duy trì nắm giữ trái phiếu Việt Nam. Như quỹ Pictet Asset Management muốn tăng nắm giữ trái phiếu Việt Nam, còn quỹ Aberdeen Asset Management thì tuyên bố sẽ duy trì mức đầu tư hiện tại vào tài sản này.
“So với cách đây một năm, các diễn biến ở Việt Nam hiện khá tốt, nhất là trên phương diện vĩ mô. Chúng tôi vẫn đang theo dõi xem điều gì đang diễn ra ở lĩnh vực ngân hàng”, ông Wee-Ming Ting, người đứng đầu mảng đầu tư trái phiếu châu Á của quỹ Pictet tại Singapore, nhận định. Quỹ này hiện đang quản lý số trái phiếu thị trường mới nổi trị giá 23 tỷ USD.
Theo số liệu của HSBC, trái phiếu USD của Việt Nam đem đến cho các nhà đầu tư mức lợi nhuận 26% trong vòng 1 năm qua, mức lợi nhuận cao nhất trong số 11 chỉ số về trái do HSBC Holdings Plc thực hiện.
Trong bản tin đăng tải vào ngày hôm nay (11/10), Bloomberg đã điểm lại những chuyển biến vĩ mô tích cực của Việt Nam. “Tiền đồng đã tăng giá 1% từ đầu năm, sau khi mất giá 26% trong 4 năm trước. Lạm phát đã hạ nhiệt về mức 6,48% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 9, từ mức 23% vào tháng 8 năm ngoái. Dự trữ ngoại hối cũng đã tăng lên, đủ cho khoảng 2,4 tháng nhập khẩu - theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố hôm 3/10. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam còn đạt mức thặng dư cán cân vãng lai tương đương 0,2% GDP trong năm 2011, từ mức thâm hụt tương đương 12% GPD trong năm 2008”, Bloomberg viết.
Theo hãng tin tài chính này, sức hút từ trái phiếu USD của Việt Nam thậm chí còn tăng bất chấp việc hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s mới đây cắt giảm 1 bậc điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam về mức B2, thấp hơn 5 bậc so với hạng khuyến nghị đầu tư.
Hồi tháng 6, hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s nâng triển vọng tín nhiệm dành cho Việt Nam lên mức ‘ổn định’ từ mức ‘tiêu cực’ trước đó, đồng thời duy trì mức đánh giá tín nhiệm ‘BB-‘. Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch thì duy trì hạng điểm ‘B+’ cho Việt Nam suốt từ tháng 7/2010 đến nay chưa có thay đổi.
Trao đổi với Bloomberg, ông Edwin Gutierrez, nhà quản lý danh mục của quỹ Aberdeen tại London, cho biết, ông không hoàn toàn nhất trí với động thái hạ điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam mà Moody’s đưa ra mới đây. Theo ông Gutierrez, động thái này “phù hợp vào thời điểm năm 2010 chứ không phải năm 2012 sau khi Việt Nam đã tăng gần gấp đôi được dự trữ ngoại hối từ mức thấp và đã trải qua 1 năm rưỡi của quá trình giảm nợ cần thiết”.
“Trái phiếu Việt Nam đang tương đối rẻ so với các loại trái phiếu đắt đỏ khác trong khu vực”, ông Gutierrez nhận xét.
Theo dự báo của IMF công bố hôm 9/10, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1999, và tăng 5,9% trong năm tới. IMF dành cho toàn khu vực châu Á mức dự báo tăng trưởng 5,4% trong năm nay và 5,8% trong năm tới.
Tuy nhiên, không phải mọi quỹ đầu tư đều đánh giá tích cực về trái phiếu Việt Nam. “Chúng tôi không chuộng trái phiếu Việt Nam và đến nay vẫn chưa thay đổi lập trường này. Áp lực đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tăng và Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng song song với những nỗ lực kiểm soát tăng trưởng tín dụng và lạm phát”, ông Yerlan Syzdykov, nhà quản lý quỹ thuộc Pioneer Investments với khối tài sản 198 tỷ USD, phát biểu.
Theo ông Art Woo, Giám đốc phụ tránh đánh giá trái phiếu châu Á của Fitch tại Hồng Kông, đánh giá tín nhiệm của hãng này dành cho Việt Nam có thể sẽ không thay đổi trong thời gian từ 12-24 tháng tới đây, sau khi hãng này khẳng định lại mức triển vọng ‘ổn định’ dành cho Việt Nam hồi tháng 5.