Gửi và vay tiền đều đang thiệt
Thủ tướng chỉ đạo bỏ lãi suất huy động trần, nhưng lúc này Ngân hàng Nhà nước vẫn im lặng
Tại văn bản số 91/TB-VPCP ngày 7/4/2008, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước: "Trước mắt, không duy trì việc quy định lãi suất huy động trần", nhưng một tuần trôi qua, cơ quan này vẫn im lặng. Bao giờ chấm dứt tình trạng gửi tiền và vay tiền đều bị thiệt?
Trong khoảng trung tuần tháng 2/2008, thị trường tiền tệ xuất hiện hiện tượng hiếm thấy: từng dòng người rồng rắn nối đuôi xếp hàng từ ngân hàng này rút tiền và lại rồng rắn đến ngân hàng kia để gửi tiền.
Sự ra đời của Công điện 02 của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động vốn không quá 12%/năm đã góp phần chặn đứng tình trạng này.
Cùng với Công điện 02, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã họp các thành viên đồng thuận giảm lãi suất huy động xuống 11% và hầu hết các ngân hàng đều hưởng ứng lời kêu gọi này, duy chỉ có 3 ngân hàng thương mại vẫn duy trì lãi suất huy động cao hơn mức đồng thuận mà Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đưa ra.
Những tưởng thế là "ổn" nhưng từ việc khống chế trần lãi suất huy động đã đẻ ra vô số những khó khăn khác cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả chính các ngân hàng thương mại.
Thứ nhất, theo phản ánh của một số ngân hàng thương mại, do duy trì lãi suất huy động thấp nên dòng vốn chảy vào các ngân hàng này dần bị thu hẹp. Mặt khác, cùng một lợi ích thu được như nhau, người gửi tiền không dại gì không mang tiền đến gửi ở các ngân hàng lớn như BIDV, VietinBank hay ACB..., do thấy yên tâm hơn so với gửi các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ, nhất là những ngân hàng vừa chuyển đổi từ nông thôn lên thành thị, khiến cho các ngân hàng nhỏ bị đẩy vào tình trạng thanh khoản kém.
Thứ hai, việc khống chế lãi suất đầu vào nhưng thả nổi lãi suất cho vay đã làm cho câu chuyện chi phí vốn của doanh nghiệp thêm nặng nề khi có những thời điểm, lãi vay ngân hàng (tùy kỳ hạn) lên tới 20 - 25%/năm hoặc hơn. Mặc dù gần đây, BIDV tiên phong giảm từ 2 - 2,5%/năm lãi vay cho từng kỳ hạn nhưng đó vẫn chỉ là "đá ném ao bèo" vì mặt bằng chung hiện nay tại các ngân hàng thương mại cổ phần với ngắn hạn vẫn là 18,42%/năm và dài hạn là 21,85%/năm.
Thứ ba, cũng do vấn đề khống chế trần lãi suất huy động, nên mong mỏi lãi suất thực dương đối với người gửi tiền trở nên xa vời. Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký VNBA phân tích: "Giả định lạm phát 2008 là 12,63% (như 2007) thì muốn thực dương, lãi suất tiền gửi phải là 17%/năm. Với mức này, đầu ra cho người vay phải lên 20%, có doanh nghiệp nào dám vay?".
Trước tình hình phức tạp về lãi suất như hiện nay, ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) nêu quan điểm: "Nếu Ngân hàng Nhà nước đã khống chế trần lãi suất huy động thì nên khống chế cả trần lãi suất cho vay".
Theo ông Hà, để khống chế việc tăng chi phí vốn cho doanh nghiệp, nên áp dụng trần lãi suất cho vay theo nguyên tắc tính đủ chi phí huy động, dự trữ, đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt mức 12-15%/năm cho các ngân hàng.
Dự kiến, mức trần lãi suất 15%/năm và mức chênh lệch lãi suất tối thiểu 3,8%/năm.
Tuy nhiên, bà Dương Thu Hương lại cho rằng, việc khống chế trần lãi suất đầu ra là không thể vì sẽ tái diễn tình trạng vốn chạy lòng vòng như trên trong khi tổng lượng tiền gửi không tăng đáng kể. Chưa kể, quy mô vốn, năng lực thanh khoản các ngân hàng không giống nhau.
Bên cạnh đó, có không ít ngân hàng chỉ tăng trưởng doanh thu nhờ vào tín dụng, nếu chặn trần đầu ra sẽ xuất hiện rủi ro thanh khoản.
Như vậy, có thể thấy Ngân hàng Nhà nước hiện đang rất lúng túng trong việc giải bài toán lãi suất với hàng loạt vấn đề: bỏ hoặc không bỏ trần lãi suất huy động; duy trì trần lãi suất huy động cũng như trần lãi suất cho vay.
Một số chuyên gia nêu quan điểm: nên bỏ khống chế trần lãi suất huy động vì đó là một nỗ lực trong nhiều năm liền của ngành ngân hàng nhằm điều hành thị trường tiền tệ theo hướng thị trường. Mặt khác, việc bỏ khống chế trần còn hút bớt tiền ngoài lưu thông, góp phần giảm lạm phát.
Trong lúc Ngân hàng Nhà nước đang ngổn ngang với lãi suất "vào" và "ra" thì lại xuất hiện một vấn đề khác không kém phức tạp: tất cả các ngân hàng thương mại có thể bị kiện ra tòa vì tội danh cho vay "nặng lãi"!
Tại một hội nghị gần đây, bà Dương Thu Hương nói: "Hiện nay, xuất hiện một vướng mắc rất lớn giữa Điều 476 của Bộ Luật dân sự 2005 về lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Nếu có một sự cố phải giải quyết ở tòa án thì toàn bộ hệ thống ngân hàng phải đi tù"?
Điều bà Hương nói không phải không có cơ sở, bởi: theo Quyết định 479 QĐ/NHNN ngày 29/2/2008 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam thì chỉ có 8,75%/năm.
Nếu lấy mức này nhân với tỷ lệ 150% thì mức lãi suất cho vay chỉ tương đương 13,125%/năm, trong khi đó các ngân hàng đang cho vay gấp đôi mức này. Cũng theo bà Hương, khi xây dựng bộ luật này, ngành ngân hàng đã có ý kiến thay đổi nhưng không được chấp nhận.
Trong khoảng trung tuần tháng 2/2008, thị trường tiền tệ xuất hiện hiện tượng hiếm thấy: từng dòng người rồng rắn nối đuôi xếp hàng từ ngân hàng này rút tiền và lại rồng rắn đến ngân hàng kia để gửi tiền.
Sự ra đời của Công điện 02 của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động vốn không quá 12%/năm đã góp phần chặn đứng tình trạng này.
Cùng với Công điện 02, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã họp các thành viên đồng thuận giảm lãi suất huy động xuống 11% và hầu hết các ngân hàng đều hưởng ứng lời kêu gọi này, duy chỉ có 3 ngân hàng thương mại vẫn duy trì lãi suất huy động cao hơn mức đồng thuận mà Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đưa ra.
Những tưởng thế là "ổn" nhưng từ việc khống chế trần lãi suất huy động đã đẻ ra vô số những khó khăn khác cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả chính các ngân hàng thương mại.
Thứ nhất, theo phản ánh của một số ngân hàng thương mại, do duy trì lãi suất huy động thấp nên dòng vốn chảy vào các ngân hàng này dần bị thu hẹp. Mặt khác, cùng một lợi ích thu được như nhau, người gửi tiền không dại gì không mang tiền đến gửi ở các ngân hàng lớn như BIDV, VietinBank hay ACB..., do thấy yên tâm hơn so với gửi các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ, nhất là những ngân hàng vừa chuyển đổi từ nông thôn lên thành thị, khiến cho các ngân hàng nhỏ bị đẩy vào tình trạng thanh khoản kém.
Thứ hai, việc khống chế lãi suất đầu vào nhưng thả nổi lãi suất cho vay đã làm cho câu chuyện chi phí vốn của doanh nghiệp thêm nặng nề khi có những thời điểm, lãi vay ngân hàng (tùy kỳ hạn) lên tới 20 - 25%/năm hoặc hơn. Mặc dù gần đây, BIDV tiên phong giảm từ 2 - 2,5%/năm lãi vay cho từng kỳ hạn nhưng đó vẫn chỉ là "đá ném ao bèo" vì mặt bằng chung hiện nay tại các ngân hàng thương mại cổ phần với ngắn hạn vẫn là 18,42%/năm và dài hạn là 21,85%/năm.
Thứ ba, cũng do vấn đề khống chế trần lãi suất huy động, nên mong mỏi lãi suất thực dương đối với người gửi tiền trở nên xa vời. Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký VNBA phân tích: "Giả định lạm phát 2008 là 12,63% (như 2007) thì muốn thực dương, lãi suất tiền gửi phải là 17%/năm. Với mức này, đầu ra cho người vay phải lên 20%, có doanh nghiệp nào dám vay?".
Trước tình hình phức tạp về lãi suất như hiện nay, ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) nêu quan điểm: "Nếu Ngân hàng Nhà nước đã khống chế trần lãi suất huy động thì nên khống chế cả trần lãi suất cho vay".
Theo ông Hà, để khống chế việc tăng chi phí vốn cho doanh nghiệp, nên áp dụng trần lãi suất cho vay theo nguyên tắc tính đủ chi phí huy động, dự trữ, đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt mức 12-15%/năm cho các ngân hàng.
Dự kiến, mức trần lãi suất 15%/năm và mức chênh lệch lãi suất tối thiểu 3,8%/năm.
Tuy nhiên, bà Dương Thu Hương lại cho rằng, việc khống chế trần lãi suất đầu ra là không thể vì sẽ tái diễn tình trạng vốn chạy lòng vòng như trên trong khi tổng lượng tiền gửi không tăng đáng kể. Chưa kể, quy mô vốn, năng lực thanh khoản các ngân hàng không giống nhau.
Bên cạnh đó, có không ít ngân hàng chỉ tăng trưởng doanh thu nhờ vào tín dụng, nếu chặn trần đầu ra sẽ xuất hiện rủi ro thanh khoản.
Như vậy, có thể thấy Ngân hàng Nhà nước hiện đang rất lúng túng trong việc giải bài toán lãi suất với hàng loạt vấn đề: bỏ hoặc không bỏ trần lãi suất huy động; duy trì trần lãi suất huy động cũng như trần lãi suất cho vay.
Một số chuyên gia nêu quan điểm: nên bỏ khống chế trần lãi suất huy động vì đó là một nỗ lực trong nhiều năm liền của ngành ngân hàng nhằm điều hành thị trường tiền tệ theo hướng thị trường. Mặt khác, việc bỏ khống chế trần còn hút bớt tiền ngoài lưu thông, góp phần giảm lạm phát.
Trong lúc Ngân hàng Nhà nước đang ngổn ngang với lãi suất "vào" và "ra" thì lại xuất hiện một vấn đề khác không kém phức tạp: tất cả các ngân hàng thương mại có thể bị kiện ra tòa vì tội danh cho vay "nặng lãi"!
Tại một hội nghị gần đây, bà Dương Thu Hương nói: "Hiện nay, xuất hiện một vướng mắc rất lớn giữa Điều 476 của Bộ Luật dân sự 2005 về lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Nếu có một sự cố phải giải quyết ở tòa án thì toàn bộ hệ thống ngân hàng phải đi tù"?
Điều bà Hương nói không phải không có cơ sở, bởi: theo Quyết định 479 QĐ/NHNN ngày 29/2/2008 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam thì chỉ có 8,75%/năm.
Nếu lấy mức này nhân với tỷ lệ 150% thì mức lãi suất cho vay chỉ tương đương 13,125%/năm, trong khi đó các ngân hàng đang cho vay gấp đôi mức này. Cũng theo bà Hương, khi xây dựng bộ luật này, ngành ngân hàng đã có ý kiến thay đổi nhưng không được chấp nhận.