“HAGL sẽ mời tổ chức khác đánh giá môi trường”
Lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) một lần nữa phủ nhận các cáo buộc của Global Witness
Tại cuộc gặp mặt nhà đầu tư và báo giới chiều 17/5 tại Tp.HCM, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết “sẽ mời những tổ chức chuyên về môi trường còn lớn hơn và chuyên nghiệp hơn Global Witness để đánh giá tác động môi trường của tất cả những nơi HAG đầu tư”.
Tại đây, lãnh đạo HAGL một lần nữa phủ nhận các cáo buộc của Tổ chức Nhân chứng Toàn cầu (Global Witness) về việc HAGL “chiếm đoạt đất đai, khai thác gỗ bất hợp pháp và các hành vi tham nhũng khác tại Lào và Campuchia”.
“Chúng tôi đã tuân thủ theo luật pháp tại Lào và Campuchia, bao gồm cả việc bảo vệ rừng. HAGL không tham gia vào việc khai thác gỗ, kể cả gỗ có giá trị kinh tế trong khu vực nhượng quyền của HAGL”, ông Đức khẳng định.
Liên quan đến việc Global Witness cho rằng đã gửi thông tin và liên lạc với ban lãnh đạo của HAGL từ tháng 8/2012 về những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tại Lào và Campuchia, ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định, toàn bộ nhân viên và lãnh đạo HAGL chưa gặp và nhận các thông tin liên quan đến ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, cáo buộc phá hoại rừng và cuộc sống của người dân tại Lào và Campuchia.
“Thời gian gần đây, ngay khi sự việc này được công khai trên dư luận, Global Witness đã liên lạc với chúng tôi với một loạt các câu hỏi về hoạt động của HAGL, tuy nhiên, họ không cung cấp và chia sẻ các bằng chứng và cũng không đưa ra dẫn chứng liên quan đến vấn đề họ đề cập”, ông Đức nói.
Trao đổi với nhà đầu tư và báo giới, ông Đức nói, mỗi nước đều có những quy trình cấp đất chặt chẽ, nghiêm ngặt. Riêng HAGL làm dự án cao su, không lấy đất của dân.
“Đất này nằm trên tổng thể quy hoạch quốc gia trồng cao su và chấp nhận cho trồng cao su. Sau đó, người dân nhận tiền mua đất và ký kết bán cho chủ đầu tư. Thời gian tổng hợp tất cả các ý kiến và ra quyết định cho thuê đất tại Lào cũng gần một năm. Việc giám sát, đo đạt được thực hiện bởi đoàn lâm nghiệp tỉnh mà HAGL có đầu tư trồng cây cao su hay mía đường. Đây là một quy trình rất chặt chẽ, giám sát của các bộ, địa phương, và sử dụng 90% lao động địa phương theo đúng luật pháp”, ông Đức nói.
Riêng dự án làng SEAGames tại Lào, HAGL đã cho Lào vay 19 triệu USD. Tuy nhiên, ông Đức khẳng định đã ký văn bản từ chối khoản trả nợ bằng gỗ, chỉ nhận tiền còn lại là 15 triệu USD sau khi đã tài trợ 4 triệu USD cho Chính phủ Lào.
“HAGL đã gửi lời mời chính thức tới Global Witness đến thăm bất kỳ dự án nào mà tập đoàn đang thực hiện. Họ trả lời rằng, sẽ dự định đến thăm Việt Nam vào tháng 5/2013. Cho đến nay, họ vẫn chưa liên lạc để sắp xếp lịch trình cụ thể”, ông Đức thông tin thêm.
Lãnh đạo HGL cũng thừa nhận, thời gian qua, tâm lý của nhà đầu tư có bị xáo trộn vì ảnh hưởng từ sự kiện này.
Trước mắt, HAGL sẽ mời tổ chức Bureau Veritas Certification rà soát lại toàn bộ hệ thống của HAGL trong nước và nước ngoài để đánh giá ảnh hưởng môi trường tại các dự án trồng cao su, mía đường của HAGL tại Lào, Campuchia và Việt Nam để có cái nhìn khách quan.
“Dù đánh giá của Global Witness chưa đúng, nhưng nó giúp chúng tôi ngày càng ý thức hơn về vấn đề môi trường. Chúng tôi sẽ mời những tổ chức chuyên về môi trường còn lớn hơn và chuyên nghiệp hơn Global Witness để đánh giá”, ông Đức nói.
Liên quan đến cáo buộc của Global Witness về Deutsche Bank, ông Đức cho biết, ngân hàng này đứng tên là đại lý sở hữu cổ phần của HAG, không phải là người sở hữu trực tiếp.
“Nên, chắc họ phải hỏi ý kiến của những cổ đông trực tiếp rồi mới thông báo với chúng tôi. Tuy nhiên, tôi xin đính chính thông tin cho rằng Deutsche Bank là cổ đông lớn nhất của HAG là không đúng”, ông Đức khẳng định.
Tại đây, lãnh đạo HAGL một lần nữa phủ nhận các cáo buộc của Tổ chức Nhân chứng Toàn cầu (Global Witness) về việc HAGL “chiếm đoạt đất đai, khai thác gỗ bất hợp pháp và các hành vi tham nhũng khác tại Lào và Campuchia”.
“Chúng tôi đã tuân thủ theo luật pháp tại Lào và Campuchia, bao gồm cả việc bảo vệ rừng. HAGL không tham gia vào việc khai thác gỗ, kể cả gỗ có giá trị kinh tế trong khu vực nhượng quyền của HAGL”, ông Đức khẳng định.
Liên quan đến việc Global Witness cho rằng đã gửi thông tin và liên lạc với ban lãnh đạo của HAGL từ tháng 8/2012 về những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tại Lào và Campuchia, ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định, toàn bộ nhân viên và lãnh đạo HAGL chưa gặp và nhận các thông tin liên quan đến ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, cáo buộc phá hoại rừng và cuộc sống của người dân tại Lào và Campuchia.
“Thời gian gần đây, ngay khi sự việc này được công khai trên dư luận, Global Witness đã liên lạc với chúng tôi với một loạt các câu hỏi về hoạt động của HAGL, tuy nhiên, họ không cung cấp và chia sẻ các bằng chứng và cũng không đưa ra dẫn chứng liên quan đến vấn đề họ đề cập”, ông Đức nói.
Trao đổi với nhà đầu tư và báo giới, ông Đức nói, mỗi nước đều có những quy trình cấp đất chặt chẽ, nghiêm ngặt. Riêng HAGL làm dự án cao su, không lấy đất của dân.
“Đất này nằm trên tổng thể quy hoạch quốc gia trồng cao su và chấp nhận cho trồng cao su. Sau đó, người dân nhận tiền mua đất và ký kết bán cho chủ đầu tư. Thời gian tổng hợp tất cả các ý kiến và ra quyết định cho thuê đất tại Lào cũng gần một năm. Việc giám sát, đo đạt được thực hiện bởi đoàn lâm nghiệp tỉnh mà HAGL có đầu tư trồng cây cao su hay mía đường. Đây là một quy trình rất chặt chẽ, giám sát của các bộ, địa phương, và sử dụng 90% lao động địa phương theo đúng luật pháp”, ông Đức nói.
Riêng dự án làng SEAGames tại Lào, HAGL đã cho Lào vay 19 triệu USD. Tuy nhiên, ông Đức khẳng định đã ký văn bản từ chối khoản trả nợ bằng gỗ, chỉ nhận tiền còn lại là 15 triệu USD sau khi đã tài trợ 4 triệu USD cho Chính phủ Lào.
“HAGL đã gửi lời mời chính thức tới Global Witness đến thăm bất kỳ dự án nào mà tập đoàn đang thực hiện. Họ trả lời rằng, sẽ dự định đến thăm Việt Nam vào tháng 5/2013. Cho đến nay, họ vẫn chưa liên lạc để sắp xếp lịch trình cụ thể”, ông Đức thông tin thêm.
Lãnh đạo HGL cũng thừa nhận, thời gian qua, tâm lý của nhà đầu tư có bị xáo trộn vì ảnh hưởng từ sự kiện này.
Trước mắt, HAGL sẽ mời tổ chức Bureau Veritas Certification rà soát lại toàn bộ hệ thống của HAGL trong nước và nước ngoài để đánh giá ảnh hưởng môi trường tại các dự án trồng cao su, mía đường của HAGL tại Lào, Campuchia và Việt Nam để có cái nhìn khách quan.
“Dù đánh giá của Global Witness chưa đúng, nhưng nó giúp chúng tôi ngày càng ý thức hơn về vấn đề môi trường. Chúng tôi sẽ mời những tổ chức chuyên về môi trường còn lớn hơn và chuyên nghiệp hơn Global Witness để đánh giá”, ông Đức nói.
Liên quan đến cáo buộc của Global Witness về Deutsche Bank, ông Đức cho biết, ngân hàng này đứng tên là đại lý sở hữu cổ phần của HAG, không phải là người sở hữu trực tiếp.
“Nên, chắc họ phải hỏi ý kiến của những cổ đông trực tiếp rồi mới thông báo với chúng tôi. Tuy nhiên, tôi xin đính chính thông tin cho rằng Deutsche Bank là cổ đông lớn nhất của HAG là không đúng”, ông Đức khẳng định.