Hàng trăm nghìn người đòi Apple bảo vệ công nhân
Apple có nguy cơ phải đối mặt với một làn sóng biểu tình trên toàn cầu đòi hãng thay đổi chính sách đối xử với người lao động
Apple có nguy cơ phải đối mặt với một làn sóng biểu tình trên toàn thế giới nhằm yêu cầu hãng này thay đổi chính sách đối xử với người lao động tại các nhà máy sản xuất iPad và iPhone tại Trung Quốc.
Theo tin từ Bloomberg, những người phản đối đã chuẩn bị một số kiến nghị với tổng số 250.000 chữ ký đòi Apple đưa ra một chiến lược bảo về người lao động, chống sự lạm dụng trong các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Đợt biểu tình được thực hiện với sự hỗ trợ của hai trang web mang tên Change.org và Sumofus.org.
Theo dự kiến, song song với việc gửi bản kiến nghị tới Apple, các cuộc biểu tình sẽ được tổ chức bên ngoài gian hàng của hãng này tại New York, London, San Francisco, London, Sydney và Bangalore. Tại Georgetown, Washington, hàng chục người cũng đã lên kế hoạch biểu tình bên ngoài một cửa hàng của Apple vào lúc khoảng 10h sáng ngày 9/2.
Các lá đơn kiến nghị muốn Apple cam kết sản xuất chiếc điện thoại iPhone 5 “một cách có đạo đức” ở những cơ sở có điều kiện tốt hơn ở hãng Foxconn của Đài Loan - nhà cung cấp lớn nhất hiện nay của “quả táo”.
Câu chuyện về điều kiện lao động ở nhà máy sản xuất hàng Apple đã trở thành một đề tài nóng trong thời gian gần đây, sau khi nhiều tờ báo lớn, trong đó có tờ New York Times, phản ánh điều kiện làm việc khắc nghiệt tại các nhà máy đối tác của Apple, như thời gian làm việc quá nhiều, các vụ tự tử của công nhân, cháy nổ ở nhà máy, nơi ở tồi tệ của công nhân…
Nhiều hãng công nghệ lớn của thế giới như Dell, HP hay Microsoft cũng sử dụng cùng nhà cung cấp của Apple. Tuy nhiên, các nhà hoạt động đặc biệt chú ý tới Apple, một phần vì độ “nổi” của iPhone và iPad, những thiết bị đã góp phần đưa Apple thành hãng công nghệ có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.
Giám đốc điều hành Tim Cook của Apple đã lên tiếng bảo vệ chính sách lao động của hãng. Trong một bức email gửi nhân viên tháng trước, Cook cho biết, công ty đang “giải quyết vấn đề” về điều kiện làm việc tại các nhà máy sản xuất sản phẩm và cam kết sẽ đào tạo để người lao động nhận thức rõ về quyền lợi của họ.
“Chúng tôi quan tâm tới mọi người lao động trong chuỗi cung cấp toàn cầu của mình. Ở những nơi sản phẩm của Apple được sản xuất, chúng tôi luôn đòi hỏi các nhà cung cấp phải tạo điều kiện làm việc an toàn, tôn trọng người lao động và sử dụng những quy trình sản xuất bảo vệ môi trường”, một phát ngôn viên của Apple nói ngày 8/2.
Cũng theo phát ngôn viên này, đối tác phải “tuân thủ các yêu cầu này nếu muốn làm việc với Apple”.
Theo tin từ Bloomberg, những người phản đối đã chuẩn bị một số kiến nghị với tổng số 250.000 chữ ký đòi Apple đưa ra một chiến lược bảo về người lao động, chống sự lạm dụng trong các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Đợt biểu tình được thực hiện với sự hỗ trợ của hai trang web mang tên Change.org và Sumofus.org.
Theo dự kiến, song song với việc gửi bản kiến nghị tới Apple, các cuộc biểu tình sẽ được tổ chức bên ngoài gian hàng của hãng này tại New York, London, San Francisco, London, Sydney và Bangalore. Tại Georgetown, Washington, hàng chục người cũng đã lên kế hoạch biểu tình bên ngoài một cửa hàng của Apple vào lúc khoảng 10h sáng ngày 9/2.
Các lá đơn kiến nghị muốn Apple cam kết sản xuất chiếc điện thoại iPhone 5 “một cách có đạo đức” ở những cơ sở có điều kiện tốt hơn ở hãng Foxconn của Đài Loan - nhà cung cấp lớn nhất hiện nay của “quả táo”.
Câu chuyện về điều kiện lao động ở nhà máy sản xuất hàng Apple đã trở thành một đề tài nóng trong thời gian gần đây, sau khi nhiều tờ báo lớn, trong đó có tờ New York Times, phản ánh điều kiện làm việc khắc nghiệt tại các nhà máy đối tác của Apple, như thời gian làm việc quá nhiều, các vụ tự tử của công nhân, cháy nổ ở nhà máy, nơi ở tồi tệ của công nhân…
Nhiều hãng công nghệ lớn của thế giới như Dell, HP hay Microsoft cũng sử dụng cùng nhà cung cấp của Apple. Tuy nhiên, các nhà hoạt động đặc biệt chú ý tới Apple, một phần vì độ “nổi” của iPhone và iPad, những thiết bị đã góp phần đưa Apple thành hãng công nghệ có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.
Giám đốc điều hành Tim Cook của Apple đã lên tiếng bảo vệ chính sách lao động của hãng. Trong một bức email gửi nhân viên tháng trước, Cook cho biết, công ty đang “giải quyết vấn đề” về điều kiện làm việc tại các nhà máy sản xuất sản phẩm và cam kết sẽ đào tạo để người lao động nhận thức rõ về quyền lợi của họ.
“Chúng tôi quan tâm tới mọi người lao động trong chuỗi cung cấp toàn cầu của mình. Ở những nơi sản phẩm của Apple được sản xuất, chúng tôi luôn đòi hỏi các nhà cung cấp phải tạo điều kiện làm việc an toàn, tôn trọng người lao động và sử dụng những quy trình sản xuất bảo vệ môi trường”, một phát ngôn viên của Apple nói ngày 8/2.
Cũng theo phát ngôn viên này, đối tác phải “tuân thủ các yêu cầu này nếu muốn làm việc với Apple”.