Hàng Trung Quốc không len nổi top 100 thương hiệu châu Á
Không một công ty nào của Trung Quốc lọt vào top 100 công ty trong khảo sát về các thương hiệu có giá trị nhất ở châu Á
Mặc dù bị tin tặc tấn công làm lộ thông tin của 100 triệu người dùng PlayStation, nhưng hãng điện tử Sony của Nhật Bản vẫn đứng đầu trong khảo sát về các thương hiệu có giá trị nhất ở châu Á do tạp chí tiếp thị Campaign thực hiện.
Theo kết quả khảo sát, các công ty điện tử tiêu dùng của Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm trọn top 5 của danh sách. Sau thương hiệu Sony là Panasonic (Nhật Bản), LG (Hàn Quốc), Samsung (Hàn Quốc) và Canon (Nhật Bản).
Năm vị trí hàng đầu vẫn không đổi so với xếp hạng của năm ngoái. Điều này cho thấy sức hút của các công ty trong top 5 đối với người tiêu dùng châu Á.
Công ty Ấn Độ đứng ở vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng là Amul, đứng thứ 89, vốn có các sản phẩm sữa và kem. Trong khi, không một công ty nào của Trung Quốc lọt vào top 100 công ty hàng đầu. Công ty Trung Quốc đứng ở vị trí cao nhất là hãng điện tử Haier, ở vị trí 102.
Báo cáo của Campaign viết, "khảo sát năm nay tái khẳng định những thách thức mà các thương hiệu của Trung Quốc và Ấn Độ gặp phải trong việc giành được sự công nhận của người tiêu dùng bên ngoài thị trường nội địa”.
Cho dù châu Á gần đây chuộng mạnh các mặt hàng xa xỉ, song không có công ty sản xuất đồ xa xỉ nào lọt vào top 25. Chanel đứng bậc 30, Rolex 42 và BMW 49. Bất kể Prada được niêm yết ở sàn chứng khoán Hồng Kông năm nay, nhưng xếp hạng của Prada tụt gần 100 bậc so với năm ngoái, xuống vị trí 348.
Tại Trung Quốc, nhãn hiệu mỳ ăn liền của Đài Loan, Master Kong, là nhãn hiệu phổ biến nhất sau Sony.
Theo kết quả khảo sát, các công ty điện tử tiêu dùng của Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm trọn top 5 của danh sách. Sau thương hiệu Sony là Panasonic (Nhật Bản), LG (Hàn Quốc), Samsung (Hàn Quốc) và Canon (Nhật Bản).
Năm vị trí hàng đầu vẫn không đổi so với xếp hạng của năm ngoái. Điều này cho thấy sức hút của các công ty trong top 5 đối với người tiêu dùng châu Á.
Công ty Ấn Độ đứng ở vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng là Amul, đứng thứ 89, vốn có các sản phẩm sữa và kem. Trong khi, không một công ty nào của Trung Quốc lọt vào top 100 công ty hàng đầu. Công ty Trung Quốc đứng ở vị trí cao nhất là hãng điện tử Haier, ở vị trí 102.
Báo cáo của Campaign viết, "khảo sát năm nay tái khẳng định những thách thức mà các thương hiệu của Trung Quốc và Ấn Độ gặp phải trong việc giành được sự công nhận của người tiêu dùng bên ngoài thị trường nội địa”.
Cho dù châu Á gần đây chuộng mạnh các mặt hàng xa xỉ, song không có công ty sản xuất đồ xa xỉ nào lọt vào top 25. Chanel đứng bậc 30, Rolex 42 và BMW 49. Bất kể Prada được niêm yết ở sàn chứng khoán Hồng Kông năm nay, nhưng xếp hạng của Prada tụt gần 100 bậc so với năm ngoái, xuống vị trí 348.
Tại Trung Quốc, nhãn hiệu mỳ ăn liền của Đài Loan, Master Kong, là nhãn hiệu phổ biến nhất sau Sony.