Hoàn thành công tác di dân dự án Thủy điện Sơn La
Đến nay, việc di dân khỏi lòng hồ thủy điện Sơn La đã hoàn thành, sẵn sàng cho việc nút cống dẫn dòng tích nước hồ chứa
Đến nay, việc di dân khỏi lòng hồ Thủy điện Sơn La đã hoàn thành, sẵn sàng cho việc nút cống dẫn dòng tích nước hồ chứa.
Ngày 4/5, tại thị trấn Phiêng Lanh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã tổ chức tổng kết chiến dịch vận động, chuyển dân nước rút ra khỏi vùng ngập lòng hồ Dự án Thuỷ điện Sơn La gồm 1.378 hộ.
Đây là đợt di dân cuối cùng (triển khai thực hiện từ 10/12/2009 đến 15/4/2010) nhằm đảm bảo tiến độ nút cống dẫn dòng, tích nước hồ chứa Thuỷ điện Sơn La vào tháng 5/2010, phục vụ phát điện tổ máy số 1 vào cuối năm 2010.
Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La phải di chuyển gần 18.000 hộ dân của 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Sơn La ra khỏi vùng ngập. Trong đó, tỉnh Lai Châu có 4.436 hộ, tỉnh Điện Biên có 3.324 hộ phải di chuyển. Cả 2 tỉnh này đã hoàn thành việc di chuyển các hộ dân ra khỏi lòng hồ trước 30/3/2010.
Riêng tỉnh Sơn La, nơi đặt nhà máy thủy điện lớn nhất nước, có ba huyện Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai nằm trong vùng ngập, với diện tích vùng ngập 16.000 ha, phải di chuyển khoảng 12.500 hộ dân.
Ông Hoàng Chí Thức, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội quán triệt, tuyên truyền vận động sâu rộng về ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án Thủy điện Sơn La, về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác di dân tái định cư.
Ông Thức cho biết thêm, điểm tái định cư cơ bản hoàn thành, phục vụ kịp thời công tác di dân theo đúng kế hoạch. Tỉnh đã triển khai xây dựng và đón dân tại 54 khu, 208 điểm tái định cư tập trung nông thôn; 2 khu, 13 điểm tái định cư đô thị; 14 xã, 36 bản tái định cư xen ghép.
Song song với việc tổ chức di chuyển dân ra khỏi vùng ngập, công tác ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ dân tại nơi ở mới cũng được tỉnh quan tâm chỉ đạo kịp thời. Bên cạnh đó, tỉnh vận động, hướng dẫn nhân dân sử dụng có hiệu quả vốn hỗ trợ sản xuất, xây dựng phương án tổ chức sản xuất cho các hộ, vận động được nhiều hộ dân gửi tiết kiệm số tiền được nhà nước bồi thường, hỗ trợ khi chưa sử dụng đầu tư vào phát triển sản xuất.
Để nhân dân tái định cư sớm bắt tay vào sản xuất tại nơi ở mới, công tác thu hồi đất và giao đất sản xuất được tỉnh và các huyện, thành phố có di dân tái định cư quan tâm chỉ đạo tích cực. Đến nay đã tiến hành triển khai thu hồi và giao đất sản xuất cho các hộ dân với diện tích khoảng 9.600 ha.
Ông Thức cho biết, chưa có công trình nào của quốc gia phải di chuyển các hộ dân nhiều như công trình thủy điện Sơn La. Đây là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi lãnh đạo của 3 địa phương phải xắn tay vào cuộc để lo xây dựng các khu tái định cư cho bà con không chỉ tốt hơn nơi ở cũ mà đảm bảo được nếp sống văn hóa vốn có của đồng bào các dân tộc Lai Châu, Sơn La, Điện Biên.
Minh Huệ (Chinhphu.vn)
Ngày 4/5, tại thị trấn Phiêng Lanh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã tổ chức tổng kết chiến dịch vận động, chuyển dân nước rút ra khỏi vùng ngập lòng hồ Dự án Thuỷ điện Sơn La gồm 1.378 hộ.
Đây là đợt di dân cuối cùng (triển khai thực hiện từ 10/12/2009 đến 15/4/2010) nhằm đảm bảo tiến độ nút cống dẫn dòng, tích nước hồ chứa Thuỷ điện Sơn La vào tháng 5/2010, phục vụ phát điện tổ máy số 1 vào cuối năm 2010.
Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La phải di chuyển gần 18.000 hộ dân của 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Sơn La ra khỏi vùng ngập. Trong đó, tỉnh Lai Châu có 4.436 hộ, tỉnh Điện Biên có 3.324 hộ phải di chuyển. Cả 2 tỉnh này đã hoàn thành việc di chuyển các hộ dân ra khỏi lòng hồ trước 30/3/2010.
Riêng tỉnh Sơn La, nơi đặt nhà máy thủy điện lớn nhất nước, có ba huyện Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai nằm trong vùng ngập, với diện tích vùng ngập 16.000 ha, phải di chuyển khoảng 12.500 hộ dân.
Ông Hoàng Chí Thức, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội quán triệt, tuyên truyền vận động sâu rộng về ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án Thủy điện Sơn La, về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác di dân tái định cư.
Ông Thức cho biết thêm, điểm tái định cư cơ bản hoàn thành, phục vụ kịp thời công tác di dân theo đúng kế hoạch. Tỉnh đã triển khai xây dựng và đón dân tại 54 khu, 208 điểm tái định cư tập trung nông thôn; 2 khu, 13 điểm tái định cư đô thị; 14 xã, 36 bản tái định cư xen ghép.
Song song với việc tổ chức di chuyển dân ra khỏi vùng ngập, công tác ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ dân tại nơi ở mới cũng được tỉnh quan tâm chỉ đạo kịp thời. Bên cạnh đó, tỉnh vận động, hướng dẫn nhân dân sử dụng có hiệu quả vốn hỗ trợ sản xuất, xây dựng phương án tổ chức sản xuất cho các hộ, vận động được nhiều hộ dân gửi tiết kiệm số tiền được nhà nước bồi thường, hỗ trợ khi chưa sử dụng đầu tư vào phát triển sản xuất.
Để nhân dân tái định cư sớm bắt tay vào sản xuất tại nơi ở mới, công tác thu hồi đất và giao đất sản xuất được tỉnh và các huyện, thành phố có di dân tái định cư quan tâm chỉ đạo tích cực. Đến nay đã tiến hành triển khai thu hồi và giao đất sản xuất cho các hộ dân với diện tích khoảng 9.600 ha.
Ông Thức cho biết, chưa có công trình nào của quốc gia phải di chuyển các hộ dân nhiều như công trình thủy điện Sơn La. Đây là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi lãnh đạo của 3 địa phương phải xắn tay vào cuộc để lo xây dựng các khu tái định cư cho bà con không chỉ tốt hơn nơi ở cũ mà đảm bảo được nếp sống văn hóa vốn có của đồng bào các dân tộc Lai Châu, Sơn La, Điện Biên.
Minh Huệ (Chinhphu.vn)