Hợp tác xã vận tải "thắng" doanh nghiệp nhà nước
Vận tải theo mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đang có xu hướng tăng lên về số lượng và kết quả kinh doanh
Ngày 30/8, tại cuộc họp tổng kết 5 năm đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ngành giao thông vận tải, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết, vận tải theo mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đang có xu hướng tăng lên về số lượng và kết quả kinh doanh.
Đây là một điều trái ngược với tình hình các công ty vận tải Nhà nước hiện nay.
Theo báo cáo, hiện nay kinh tế tập thể ngành giao thông vận tải không còn tồn tại các "tổ hợp tác" phổ biến trước kia, mà chỉ còn các hợp tác xã và liên hợp hợp tác xã với cơ cấu: 70% kinh doanh vận tải, 15% giao thông và 15% kinh doanh đa lĩnh vực...
Hiện tại, số phương tiện của hợp tác xã tham gia giao thông chiếm tỷ trọng cao với gần 60.000 phương tiện vận tải hành khách và 10.000 phương tiện vận tải hàng hóa. Về mô hình hoạt động có 866 hợp tác xã vận tải theo mô hình dịch vụ hỗ trợ, 187 hợp tác xã theo mô hình quản lý tập trung.
Mô hình hợp tác xã vận tải phổ biến ở tất cả các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Tp.HCM, các hợp tác xã chiếm hầu hết sản lượng vận tải trong địa bàn. Nhiều hợp tác xã đã phát triển với quy mô tương đối lớn, có số lượng phương tiện hàng ngàn chiếc như Hợp tác xã Vận tải số 9 (Quận 5) có 2.368 đầu xe, Hợp tác xã liên tỉnh Du lịch - Dịch vụ Thống Nhất có 1.174 đầu xe. Tại Nam Định, thời gian qua có tới 23 hợp tác xã thành lập mới, kinh doanh hiệu quả trên lĩnh vực vận tải đường sông.
Nhìn chung, quy mô các hợp tác xã lĩnh vực này có xu hướng lớn mạnh về số lượng xã viên tham gia, số lượng phương tiện cũng như tiềm lực tài chính. Cho đến nay, khảo sát từ 821 hợp tác xã tại 50 tỉnh, thành có tới 57.957 xe khách trên tổng số gần 80.000 xe của cả nước đang lưu hành.
Giá trị tài sản gần 100 hợp tác xã có báo cáo cho thấy giá trị tài sản bình quân lên tới 8,5 tỷ đồng, vốn điều lệ tại số hợp tác xã này có cơ cấu bình quân 53,73 triệu đồng/xã viên. Tương tự, kết quả hoạt động của các hợp tác xã vận tải thời gian qua cũng khá khả quan. Khảo sát cho thấy doanh thu đạt mức bình quân 16 tỷ đồng/năm, hầu hết đều có lãi với lợi nhuận ròng là 390 triệu đồng/năm, nộp thuế 352 triệu đồng/năm.
Lý giải cho sự phát triển này, các nhà hoạch định đều cho rằng trong lĩnh vực vận tải thì mô hình hợp tác xã tỏ ra phù hợp hơn cả so với các doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân.
Cả 3 phương thức hoạt động chủ yếu của các hợp tác xã hiện nay đều có những lợi thế nhất định. Chẳng hạn, phương thức điều hành sản xuất, kinh doanh tập trung, phương tiện được hình thành từ nguồn vốn góp của xã viên mang tên sở hữu của tập thể, sau đó bàn giao cho xã viên quản lý, hoạt động để điều hành tập trung, coi mỗi phương tiện là 1 xí nghiệp thành viên.
Phương thức này tuy còn ít nhưng đã khắc phục thực trạng lỏng lẻo về tổ chức, yếu kém về năng lực tài chính, nâng cao được trình độ quản lý của các hợp tác xã. Hoặc phương thức hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ hiện chiếm chủ yếu hiện nay, xã viên là chủ sở hữu, tự quản lý và khai thác kinh doanh phương tiện vận tải của mình. hợp tác xã không điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất, kinh doanh của xã viên, không hạch toán tập trung, hợp tác xã và xã viên cùng có đăng ký kinh doanh và nộp thuế môn bài riêng. hợp tác xã chỉ cung cấp cho xã viên 1 số dịch vụ nhất định.
Tuy nhiên, trước vai trò ngày càng lớn của các hợp tác xã trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần sớm có hướng giải quyết một số tồn tại, hạn chế của mô hình này hiện nay. Đó là trình độ quản lý kinh tế của ban quản trị, kế toán còn yếu, quan hệ giữa ban lãnh đạo và xã viên không chặt chẽ, không quản lý được việc kinh doanh, khai thác phương tiện của lái xe. hợp tác xã không chủ động về hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh.
Đó là chưa kể, trong quản lý hợp tác xã chưa có điều lệ phù hợp với từng loại hình hoạt động mà chỉ là sự ràng buộc về cơ chế quản lý hành chính.
Theo quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải, mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác xã trong ngành sẽ lấy mô hình hợp tác xã điều hành tập trung làm trung tâm hỗ trợ và là mô hình chỉ đạo phát triển. Đồng thời, thúc đẩy khuyến khích việc liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã và giữa các hợp tác xã với các tổ chức, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, mở rộng ngành nghề và quy mô sản xuất kinh doanh.
Với định hướng đó, dự kiến đến năm 2010 phấn đấu tăng tổng số xã viên lên từ 1,5 đến 2 lần, năng lực vận tải đáp ứng 50-55% nhu cầu vận tải đường bộ và đường sông, giá trị sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chiếm 10-15% tổng giá trị sản phẩm toàn ngành.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đề ra nhiều giải pháp chủ yếu cho việc phát triển hợp tác xã ngành. Đó là đổi mới các hình thức và phương thức tuyên truyền cho chủ trương phát triển kinh tế tập thể; đề xuất cơ chế chính sách giải quyết thỏa đáng các lợi ích của xã viên và tập thể; ban hành cơ chế riêng cho hợp tác xã trong lĩnh vực giao thông vận tải, theo hướng tạo điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh; xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển hợp tác xã giao thông vận tải trong toàn ngành; có chương trình thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể giao thông vận tải.
Đây là một điều trái ngược với tình hình các công ty vận tải Nhà nước hiện nay.
Theo báo cáo, hiện nay kinh tế tập thể ngành giao thông vận tải không còn tồn tại các "tổ hợp tác" phổ biến trước kia, mà chỉ còn các hợp tác xã và liên hợp hợp tác xã với cơ cấu: 70% kinh doanh vận tải, 15% giao thông và 15% kinh doanh đa lĩnh vực...
Hiện tại, số phương tiện của hợp tác xã tham gia giao thông chiếm tỷ trọng cao với gần 60.000 phương tiện vận tải hành khách và 10.000 phương tiện vận tải hàng hóa. Về mô hình hoạt động có 866 hợp tác xã vận tải theo mô hình dịch vụ hỗ trợ, 187 hợp tác xã theo mô hình quản lý tập trung.
Mô hình hợp tác xã vận tải phổ biến ở tất cả các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Tp.HCM, các hợp tác xã chiếm hầu hết sản lượng vận tải trong địa bàn. Nhiều hợp tác xã đã phát triển với quy mô tương đối lớn, có số lượng phương tiện hàng ngàn chiếc như Hợp tác xã Vận tải số 9 (Quận 5) có 2.368 đầu xe, Hợp tác xã liên tỉnh Du lịch - Dịch vụ Thống Nhất có 1.174 đầu xe. Tại Nam Định, thời gian qua có tới 23 hợp tác xã thành lập mới, kinh doanh hiệu quả trên lĩnh vực vận tải đường sông.
Nhìn chung, quy mô các hợp tác xã lĩnh vực này có xu hướng lớn mạnh về số lượng xã viên tham gia, số lượng phương tiện cũng như tiềm lực tài chính. Cho đến nay, khảo sát từ 821 hợp tác xã tại 50 tỉnh, thành có tới 57.957 xe khách trên tổng số gần 80.000 xe của cả nước đang lưu hành.
Giá trị tài sản gần 100 hợp tác xã có báo cáo cho thấy giá trị tài sản bình quân lên tới 8,5 tỷ đồng, vốn điều lệ tại số hợp tác xã này có cơ cấu bình quân 53,73 triệu đồng/xã viên. Tương tự, kết quả hoạt động của các hợp tác xã vận tải thời gian qua cũng khá khả quan. Khảo sát cho thấy doanh thu đạt mức bình quân 16 tỷ đồng/năm, hầu hết đều có lãi với lợi nhuận ròng là 390 triệu đồng/năm, nộp thuế 352 triệu đồng/năm.
Lý giải cho sự phát triển này, các nhà hoạch định đều cho rằng trong lĩnh vực vận tải thì mô hình hợp tác xã tỏ ra phù hợp hơn cả so với các doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân.
Cả 3 phương thức hoạt động chủ yếu của các hợp tác xã hiện nay đều có những lợi thế nhất định. Chẳng hạn, phương thức điều hành sản xuất, kinh doanh tập trung, phương tiện được hình thành từ nguồn vốn góp của xã viên mang tên sở hữu của tập thể, sau đó bàn giao cho xã viên quản lý, hoạt động để điều hành tập trung, coi mỗi phương tiện là 1 xí nghiệp thành viên.
Phương thức này tuy còn ít nhưng đã khắc phục thực trạng lỏng lẻo về tổ chức, yếu kém về năng lực tài chính, nâng cao được trình độ quản lý của các hợp tác xã. Hoặc phương thức hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ hiện chiếm chủ yếu hiện nay, xã viên là chủ sở hữu, tự quản lý và khai thác kinh doanh phương tiện vận tải của mình. hợp tác xã không điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất, kinh doanh của xã viên, không hạch toán tập trung, hợp tác xã và xã viên cùng có đăng ký kinh doanh và nộp thuế môn bài riêng. hợp tác xã chỉ cung cấp cho xã viên 1 số dịch vụ nhất định.
Tuy nhiên, trước vai trò ngày càng lớn của các hợp tác xã trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần sớm có hướng giải quyết một số tồn tại, hạn chế của mô hình này hiện nay. Đó là trình độ quản lý kinh tế của ban quản trị, kế toán còn yếu, quan hệ giữa ban lãnh đạo và xã viên không chặt chẽ, không quản lý được việc kinh doanh, khai thác phương tiện của lái xe. hợp tác xã không chủ động về hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh.
Đó là chưa kể, trong quản lý hợp tác xã chưa có điều lệ phù hợp với từng loại hình hoạt động mà chỉ là sự ràng buộc về cơ chế quản lý hành chính.
Theo quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải, mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác xã trong ngành sẽ lấy mô hình hợp tác xã điều hành tập trung làm trung tâm hỗ trợ và là mô hình chỉ đạo phát triển. Đồng thời, thúc đẩy khuyến khích việc liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã và giữa các hợp tác xã với các tổ chức, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, mở rộng ngành nghề và quy mô sản xuất kinh doanh.
Với định hướng đó, dự kiến đến năm 2010 phấn đấu tăng tổng số xã viên lên từ 1,5 đến 2 lần, năng lực vận tải đáp ứng 50-55% nhu cầu vận tải đường bộ và đường sông, giá trị sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chiếm 10-15% tổng giá trị sản phẩm toàn ngành.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đề ra nhiều giải pháp chủ yếu cho việc phát triển hợp tác xã ngành. Đó là đổi mới các hình thức và phương thức tuyên truyền cho chủ trương phát triển kinh tế tập thể; đề xuất cơ chế chính sách giải quyết thỏa đáng các lợi ích của xã viên và tập thể; ban hành cơ chế riêng cho hợp tác xã trong lĩnh vực giao thông vận tải, theo hướng tạo điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh; xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển hợp tác xã giao thông vận tải trong toàn ngành; có chương trình thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể giao thông vận tải.