“HSBC có phần bi quan về kinh tế Việt Nam”
Có một số yếu tố làm tăng lạm phát trong năm 2010, nhưng sẽ không tăng quá cao như dự báo của HSBC
Ngày 12/1/2010, trong báo cáo quý 1/2010 về triển vọng tăng trưởng kinh tế châu Á, Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) đã đưa ra hai nhận định chính về kinh tế Việt Nam.
Đó là đến quý 2/2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể lên mức 12%, và lãi suất cơ bản đồng Việt Nam có thể lên mức 12% ở thời điểm quý 4/2010.
Luận điểm cơ bản của HSBC là: “Khi thâm hụt thương mại và lạm phát đều tăng nhanh, tiền đồng chịu áp lực, chính phủ cần đưa ra chính sách phù hợp. Xét đến chính sách lãi suất, chúng tôi cho rằng Việt Nam, Ấn Độ, và Indonesia sẽ nâng lãi suất cơ bản mạnh tay trong năm nay”.
Xét một số khía cạnh về kinh tế vĩ mô và xã hội của Việt Nam, chúng tôi cho rằng những dự báo của HSBC là có phần bi quan.
Những mục tiêu chính của Chính phủ năm nay là đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,5%, lạm phát dưới 7%, tăng trưởng tín dụng khoảng 25%. Như vậy, trong năm 2010, một trong những ưu tiên của Việt Nam là kiềm chế lạm phát.
Xét về các sự kiện quan trọng trong năm 2010 như: Đại hội Đảng các cấp để chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11; 2010 là năm cuối cùng trong kế hoạch 5 năm (2005-2010); đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..., chúng tôi nhận thấy Chính phủ không chỉ có nhiều động lực để đạt được những mục tiêu trên, mà còn phải bình ổn xã hội tránh những biến động lớn.
Những động thái gần đây cũng cho thấy Chính phủ đang quyết tâm thực hiện những mục tiêu của mình:
- Đóng cửa sàn vàng nhằm giảm bớt những rủi ro cho nhà đầu tư, nhà quản lý cũng như tránh thất thoát nguồn ngoại tệ.
- Một số sàn vàng có động thái chuyển sang kinh doanh các sản phẩm liên quan đến VN-Index cũng bị đóng ngay lập tức và bắt buộc các đơn vị thực hiện phải giải trình.
- Ngày 30/12/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 26/2009/TT-NHNN quy định việc mua - bán ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước, theo đó 7 tập đoàn, tổng công ty phải bán lại ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng. Ngày 11/1, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đề nghị chưa bán ngay ngoại tệ cho ngân hàng, nhưng ngay lập tức được yêu cầu thực hiện đúng chỉ đạo bán ngoại tệ. Điều này cho thấy Chính phủ khá kiên quyết trong vấn đề bình ổn ngoại tệ
- Ngân hàng Nhà nước “bơm” 15.000 tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản cho một số thành viên (trước đó cơ quan này cũng thường xuyên có hỗ trợ từ khoảng 6.000 – 7.000 tỷ đồng hàng ngày thông qua thị trường mở). Ngày 8/1, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 206/NHNN-CSTT đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội và Tp.HCM thực hiện kiểm tra, giám sát và thanh tra, xử lý đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện không đúng quy định về thu phí liên quan đến hoạt động cho vay. Như vậy, tính thanh khoản của ngân hàng được Nhà nước hỗ trợ và chi phí lãi vay của doanh nghiệp cũng sẽ được giảm xuống để thuận lợi cho tăng trưởng.
Về yếu tố lạm phát, chúng tôi cũng cho rằng sẽ có một số yếu tố làm tăng lạm phát trong năm 2010, nhưng sẽ không tăng quá cao như dự báo của HSBC.
- Đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá bán điện sẽ khó được thực hiện vì điều này tác động lớn đến nền kinh tế. EVN đề xuất tăng giá bán điện do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đề xuất tăng giá bán than cho EVN. Khả năng tăng giá than là khá cao, vì theo chỉ đạo của Chính phủ, giá than sẽ theo cơ chế thị trường trong năm 2010. Nhưng bù lại, EVN sẽ được một số hỗ trợ nhất định nào đó và nếu có thể thì phải đến năm 2011 giá bán điện mới có thể tăng.
- Giá một số mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng, trong đó quan trọng nhất là giá xăng dầu. Tuy nhiên giá dầu thô hiện tại ở mức 80 USD/thùng sẽ khó tăng lên đến mức 140 USD/thùng như năm 2008, bên cạnh đó Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có khả năng sẽ đáp ứng được 30% nhu cầu xăng dầu trong nước. Vì vậy, việc tăng giá xăng sẽ có nhưng sẽ không nhiều, và không tác động lớn đến lạm phát.
Kết luận: Chúng tôi cho rằng lãi suất cơ bản khó có khả năng tăng mạnh như phân tích của HSBC. Chúng tôi cho rằng các diễn biến kinh tế đang ở mức hợp lý cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong sự cân bằng với mục tiêu chống lạm phát.
* Nhóm tác giả bài viết thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt (AVSC).
Đó là đến quý 2/2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể lên mức 12%, và lãi suất cơ bản đồng Việt Nam có thể lên mức 12% ở thời điểm quý 4/2010.
Luận điểm cơ bản của HSBC là: “Khi thâm hụt thương mại và lạm phát đều tăng nhanh, tiền đồng chịu áp lực, chính phủ cần đưa ra chính sách phù hợp. Xét đến chính sách lãi suất, chúng tôi cho rằng Việt Nam, Ấn Độ, và Indonesia sẽ nâng lãi suất cơ bản mạnh tay trong năm nay”.
Xét một số khía cạnh về kinh tế vĩ mô và xã hội của Việt Nam, chúng tôi cho rằng những dự báo của HSBC là có phần bi quan.
Những mục tiêu chính của Chính phủ năm nay là đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,5%, lạm phát dưới 7%, tăng trưởng tín dụng khoảng 25%. Như vậy, trong năm 2010, một trong những ưu tiên của Việt Nam là kiềm chế lạm phát.
Xét về các sự kiện quan trọng trong năm 2010 như: Đại hội Đảng các cấp để chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11; 2010 là năm cuối cùng trong kế hoạch 5 năm (2005-2010); đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..., chúng tôi nhận thấy Chính phủ không chỉ có nhiều động lực để đạt được những mục tiêu trên, mà còn phải bình ổn xã hội tránh những biến động lớn.
Những động thái gần đây cũng cho thấy Chính phủ đang quyết tâm thực hiện những mục tiêu của mình:
- Đóng cửa sàn vàng nhằm giảm bớt những rủi ro cho nhà đầu tư, nhà quản lý cũng như tránh thất thoát nguồn ngoại tệ.
- Một số sàn vàng có động thái chuyển sang kinh doanh các sản phẩm liên quan đến VN-Index cũng bị đóng ngay lập tức và bắt buộc các đơn vị thực hiện phải giải trình.
- Ngày 30/12/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 26/2009/TT-NHNN quy định việc mua - bán ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước, theo đó 7 tập đoàn, tổng công ty phải bán lại ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng. Ngày 11/1, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đề nghị chưa bán ngay ngoại tệ cho ngân hàng, nhưng ngay lập tức được yêu cầu thực hiện đúng chỉ đạo bán ngoại tệ. Điều này cho thấy Chính phủ khá kiên quyết trong vấn đề bình ổn ngoại tệ
- Ngân hàng Nhà nước “bơm” 15.000 tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản cho một số thành viên (trước đó cơ quan này cũng thường xuyên có hỗ trợ từ khoảng 6.000 – 7.000 tỷ đồng hàng ngày thông qua thị trường mở). Ngày 8/1, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 206/NHNN-CSTT đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội và Tp.HCM thực hiện kiểm tra, giám sát và thanh tra, xử lý đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện không đúng quy định về thu phí liên quan đến hoạt động cho vay. Như vậy, tính thanh khoản của ngân hàng được Nhà nước hỗ trợ và chi phí lãi vay của doanh nghiệp cũng sẽ được giảm xuống để thuận lợi cho tăng trưởng.
Về yếu tố lạm phát, chúng tôi cũng cho rằng sẽ có một số yếu tố làm tăng lạm phát trong năm 2010, nhưng sẽ không tăng quá cao như dự báo của HSBC.
- Đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá bán điện sẽ khó được thực hiện vì điều này tác động lớn đến nền kinh tế. EVN đề xuất tăng giá bán điện do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đề xuất tăng giá bán than cho EVN. Khả năng tăng giá than là khá cao, vì theo chỉ đạo của Chính phủ, giá than sẽ theo cơ chế thị trường trong năm 2010. Nhưng bù lại, EVN sẽ được một số hỗ trợ nhất định nào đó và nếu có thể thì phải đến năm 2011 giá bán điện mới có thể tăng.
- Giá một số mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng, trong đó quan trọng nhất là giá xăng dầu. Tuy nhiên giá dầu thô hiện tại ở mức 80 USD/thùng sẽ khó tăng lên đến mức 140 USD/thùng như năm 2008, bên cạnh đó Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có khả năng sẽ đáp ứng được 30% nhu cầu xăng dầu trong nước. Vì vậy, việc tăng giá xăng sẽ có nhưng sẽ không nhiều, và không tác động lớn đến lạm phát.
Kết luận: Chúng tôi cho rằng lãi suất cơ bản khó có khả năng tăng mạnh như phân tích của HSBC. Chúng tôi cho rằng các diễn biến kinh tế đang ở mức hợp lý cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong sự cân bằng với mục tiêu chống lạm phát.
* Nhóm tác giả bài viết thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt (AVSC).