HSBC cảnh báo rủi ro lạm phát ở châu Á và Việt Nam
Báo cáo mới nhất của HSBC cho rằng, lạm phát là một rủi ro lớn mà kinh tế châu Á và Việt Nam phải đối mặt trong năm nay
Trong báo cáo quý 1/2010 về triển vọng tăng trưởng kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam, Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) cho rằng, lạm phát là một rủi ro lớn mà khu vực phải đối mặt trong năm nay. Việt Nam nằm trong nhóm nước được HSBC dành cho mức dự báo tăng trưởng kinh tế cao nhất tại châu Á trong năm 2010.
Mang tựa đề: “They say it may get bumpy” (tạm dịch: “Người ta dự báo, phía trước có thể là một chặng đường gập ghềnh”), báo cáo của HSBC mở đầu bằng nhận định cho rằng, sau thời gian suy giảm chóng mặt và phục hồi với tốc độ nhanh chóng trong năm 2009, kinh tế châu Á “đã bước vào một chu kỳ tăng trưởng bền vững”.
Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng tốt
Các chuyên gia của HSBC nhấn mạnh, cách phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của chính phủ các nước châu Á trước khủng hoảng và suy thoái đã tạo ra sự đảo chiều ngoạn mục của kinh tế khu vực trong năm qua.
Theo báo cáo, chính sách kích cầu của các nước châu Á đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế khu vực. Với hàng loạt dự án công với quy mô lớn được tung ra, nhu cầu đang ở trong trạng thái suy giảm bắt đầu phục hồi, các doanh nghiệp ngừng sa thải và thuê thêm nhân công, thu nhập của các hộ gia đình nhờ đó tăng lên. Tiếp đó, người tiêu dùng đã chịu mở ví để chi tiêu nhiều hơn, giúp tiêu dùng nội địa khởi sắc, kéo hoạt động thương mại trong khu vực gia tăng trở lại.
Thêm vào đó, báo cáo cho rằng, khu vực kinh tế tư nhân của châu Á cũng có sự hưởng ứng tích cực với chính sách của chính phủ. Ngoài ra, do hệ thống ngân hàng của khu vực ít chịu tác động từ cơn chấn động trong ngành ngân hàng phương Tây, nên lần suy thoái này chỉ là một lần suy thoái mang tính chu kỳ, thay vì suy thoái cơ cấu, của châu Á.
HSBC khẳng định, sự tăng trưởng kinh tế hiện nay của châu Á là một chu kỳ tăng trưởng do chính châu Á tạo ra và sẽ được duy trì qua năm 2010 này. Theo báo cáo, với động lực hiện nay, kinh tế châu Á sẽ vượt qua được những thách thức trong năm 2010, bao gồm việc chính phủ các nước co hẹp chính sách kích cầu, suy thoái kép ở phương Tây, và tốc độ sản xuất của các doanh nghiệp giảm xuống khi các kho hàng đã được làm đầy trở lại.
“Nói ngắn gọn, châu Á bước vào năm 2010 với trạng thái tăng trưởng chắc chắn và sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt trong năm nay”, báo cáo nhận xét.
HSBC dự báo, tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á trừ Nhật Bản sẽ đạt mức 7,8% trong năm nay, trong đó dẫn đầu là hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ, với tốc độ tăng trưởng dự báo lần lượt là 9,5% và 8,5%.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế được báo cáo của HSBC dành cho dự báo tăng trưởng cao nhất khu vực năm nay. Theo HSBC, GDP của Việt Nam sẽ tăng 6,8% trong năm 2010, đạt mức 104,5 tỷ USD.
Mức dự báo tăng trưởng mà HSBC dành cho Việt Nam bằng với mức dự báo dành cho kinh tế Malaysia và chỉ sau các mức dự báo dành cho Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka. Báo cáo của HSBC đưa ra dự báo tăng trưởng cho 16 nền kinh tế trong khu vực.
Cảnh báo lạm phát cao trở lại
Tuy nhiên, HSBC cũng cảnh báo, một rủi ro lớn mà kinh tế châu Á đang phải đối mặt là khả năng trở lại của tốc độ lạm phát cao trong năm 2010. Cơ sở cho dự báo này mà HSBC đưa ra là sự leo thang đang diễn ra của giá cả các mặt hàng là đầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Các nhà phân tích của HSBC chỉ ra rằng, do lo ngại những rủi ro tăng trưởng ở phương Tây, các chính phủ châu Á có thể dè dặt trong việc phản ứng trước những rủi ro lạm phát trong nước. Sự thận trọng này sẽ dẫn tới những phản ứng chính sách chậm, chẳng hạn chậm trễ trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ, dẫn tới việc phải có những biện pháp mạnh tay hơn để chặn lạm phát về sau.
“Rủi ro đối với châu Á không phải là vấn đề tăng trưởng yếu, mà là việc các nhà hoạch định chính sách không đủ khả năng tiên đoán được những tác động từ sức mạnh tăng trưởng của nước mình”, báo cáo của HSBC có đoạn viết.
Trong phần dự báo về Việt Nam, HSBC đã cảnh báo về các vấn đề thâm hụt thương mại và lạm phát, đồng thời cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa.
Báo cáo nhận định, thâm hụt thương mại gia tăng của Việt Nam trong bối cảnh tăng trưởng GDP không mạnh như trước đây đã và đang gây áp lực lên tỷ giá đồng VND. Các nhà phân tích của HSBC dự báo, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong quý 1/2010 sẽ lên tới 30,3% GDP trong quý 1 năm nay, từ mức 18,6% GDP trong quý 4/2009, trước khi giảm dần về mức 14,8% vào quý 4/2010.
Với sự gia tăng của giá nguyên liệu đầu vào và giá năng lượng, thực phẩm, báo cáo cho rằng, tốc độ lạm phát của Việt Nam sẽ trở lại mức hai con số vào quý 2 năm nay, thậm chí là sớm hơn. Một nguồn rủi ro lạm phát nữa, theo HSBC, là tốc độ tăng trưởng tín dụng lên tới gần 40% của năm 2009.
Báo cáo khuyến nghị, đã đến lúc Việt Nam cần nhanh chóng rút lui khỏi các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ. Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, theo HSBC, là đúng hướng và sẽ có tác dụng hạn chế thâm hụt thương mại, nhưng các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có khả năng sẽ còn hành động nhiều hơn nhằm thắt chặt cung tiền. HSBC cho rằng, từ nay tới cuối năm, lãi suất cơ bản VND sẽ được tăng thêm 4%.
Theo bản báo cáo, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam trong các quý 1, 2, 3 và 4 của năm tới sẽ tương ứng lần lượt là 11%, 13%, 9% và 8%.
Tuy cho rằng đồng VND vẫn đang chịu áp lực mất giá, HSBC dự báo tỷ giá USD/VND ngân hàng cả năm nay sẽ ổn định ở mức 18.400 VND/USD so với mức 18.479 VND/USD trong quý 4/2009.
Mang tựa đề: “They say it may get bumpy” (tạm dịch: “Người ta dự báo, phía trước có thể là một chặng đường gập ghềnh”), báo cáo của HSBC mở đầu bằng nhận định cho rằng, sau thời gian suy giảm chóng mặt và phục hồi với tốc độ nhanh chóng trong năm 2009, kinh tế châu Á “đã bước vào một chu kỳ tăng trưởng bền vững”.
Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng tốt
Các chuyên gia của HSBC nhấn mạnh, cách phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của chính phủ các nước châu Á trước khủng hoảng và suy thoái đã tạo ra sự đảo chiều ngoạn mục của kinh tế khu vực trong năm qua.
Theo báo cáo, chính sách kích cầu của các nước châu Á đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế khu vực. Với hàng loạt dự án công với quy mô lớn được tung ra, nhu cầu đang ở trong trạng thái suy giảm bắt đầu phục hồi, các doanh nghiệp ngừng sa thải và thuê thêm nhân công, thu nhập của các hộ gia đình nhờ đó tăng lên. Tiếp đó, người tiêu dùng đã chịu mở ví để chi tiêu nhiều hơn, giúp tiêu dùng nội địa khởi sắc, kéo hoạt động thương mại trong khu vực gia tăng trở lại.
Thêm vào đó, báo cáo cho rằng, khu vực kinh tế tư nhân của châu Á cũng có sự hưởng ứng tích cực với chính sách của chính phủ. Ngoài ra, do hệ thống ngân hàng của khu vực ít chịu tác động từ cơn chấn động trong ngành ngân hàng phương Tây, nên lần suy thoái này chỉ là một lần suy thoái mang tính chu kỳ, thay vì suy thoái cơ cấu, của châu Á.
HSBC khẳng định, sự tăng trưởng kinh tế hiện nay của châu Á là một chu kỳ tăng trưởng do chính châu Á tạo ra và sẽ được duy trì qua năm 2010 này. Theo báo cáo, với động lực hiện nay, kinh tế châu Á sẽ vượt qua được những thách thức trong năm 2010, bao gồm việc chính phủ các nước co hẹp chính sách kích cầu, suy thoái kép ở phương Tây, và tốc độ sản xuất của các doanh nghiệp giảm xuống khi các kho hàng đã được làm đầy trở lại.
“Nói ngắn gọn, châu Á bước vào năm 2010 với trạng thái tăng trưởng chắc chắn và sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt trong năm nay”, báo cáo nhận xét.
HSBC dự báo, tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á trừ Nhật Bản sẽ đạt mức 7,8% trong năm nay, trong đó dẫn đầu là hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ, với tốc độ tăng trưởng dự báo lần lượt là 9,5% và 8,5%.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế được báo cáo của HSBC dành cho dự báo tăng trưởng cao nhất khu vực năm nay. Theo HSBC, GDP của Việt Nam sẽ tăng 6,8% trong năm 2010, đạt mức 104,5 tỷ USD.
Mức dự báo tăng trưởng mà HSBC dành cho Việt Nam bằng với mức dự báo dành cho kinh tế Malaysia và chỉ sau các mức dự báo dành cho Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka. Báo cáo của HSBC đưa ra dự báo tăng trưởng cho 16 nền kinh tế trong khu vực.
Cảnh báo lạm phát cao trở lại
Tuy nhiên, HSBC cũng cảnh báo, một rủi ro lớn mà kinh tế châu Á đang phải đối mặt là khả năng trở lại của tốc độ lạm phát cao trong năm 2010. Cơ sở cho dự báo này mà HSBC đưa ra là sự leo thang đang diễn ra của giá cả các mặt hàng là đầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Các nhà phân tích của HSBC chỉ ra rằng, do lo ngại những rủi ro tăng trưởng ở phương Tây, các chính phủ châu Á có thể dè dặt trong việc phản ứng trước những rủi ro lạm phát trong nước. Sự thận trọng này sẽ dẫn tới những phản ứng chính sách chậm, chẳng hạn chậm trễ trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ, dẫn tới việc phải có những biện pháp mạnh tay hơn để chặn lạm phát về sau.
“Rủi ro đối với châu Á không phải là vấn đề tăng trưởng yếu, mà là việc các nhà hoạch định chính sách không đủ khả năng tiên đoán được những tác động từ sức mạnh tăng trưởng của nước mình”, báo cáo của HSBC có đoạn viết.
Trong phần dự báo về Việt Nam, HSBC đã cảnh báo về các vấn đề thâm hụt thương mại và lạm phát, đồng thời cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa.
Báo cáo nhận định, thâm hụt thương mại gia tăng của Việt Nam trong bối cảnh tăng trưởng GDP không mạnh như trước đây đã và đang gây áp lực lên tỷ giá đồng VND. Các nhà phân tích của HSBC dự báo, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong quý 1/2010 sẽ lên tới 30,3% GDP trong quý 1 năm nay, từ mức 18,6% GDP trong quý 4/2009, trước khi giảm dần về mức 14,8% vào quý 4/2010.
Với sự gia tăng của giá nguyên liệu đầu vào và giá năng lượng, thực phẩm, báo cáo cho rằng, tốc độ lạm phát của Việt Nam sẽ trở lại mức hai con số vào quý 2 năm nay, thậm chí là sớm hơn. Một nguồn rủi ro lạm phát nữa, theo HSBC, là tốc độ tăng trưởng tín dụng lên tới gần 40% của năm 2009.
Báo cáo khuyến nghị, đã đến lúc Việt Nam cần nhanh chóng rút lui khỏi các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ. Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, theo HSBC, là đúng hướng và sẽ có tác dụng hạn chế thâm hụt thương mại, nhưng các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có khả năng sẽ còn hành động nhiều hơn nhằm thắt chặt cung tiền. HSBC cho rằng, từ nay tới cuối năm, lãi suất cơ bản VND sẽ được tăng thêm 4%.
Theo bản báo cáo, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam trong các quý 1, 2, 3 và 4 của năm tới sẽ tương ứng lần lượt là 11%, 13%, 9% và 8%.
Tuy cho rằng đồng VND vẫn đang chịu áp lực mất giá, HSBC dự báo tỷ giá USD/VND ngân hàng cả năm nay sẽ ổn định ở mức 18.400 VND/USD so với mức 18.479 VND/USD trong quý 4/2009.