HSBC lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam
Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP 4,7% trong năm nay và lên 6,8% trong năm 2010
“Việt Nam đã quay lại quỹ đạo tăng trưởng”. “Tăng trưởng GDP bật lên theo hình chữ V, vượt ngoài mong đợi trước đó".
Đó là những nhận định mà HSBC đã đưa ra tại hội thảo về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010, diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 15/9.
Dấu hiệu phục hồi khá rõ
Theo HSBC, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam bắt đầu từ cuối năm 2008 và kéo dài đến hết quý 1/2009. Tuy nhiên, sau đó nền kinh tế đã lấy được đà để đạt được mức tăng trưởng cao hơn, tăng 4,4% trong quý 2/2009 (GDP quý 1/2009 tăng 3,1%).
“Dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam có thể thấy rất rõ ràng trong thời gian gần đây”, chuyên gia kinh tế cấp cao khu vực châu Á của HSBC, ông Robert Prior-Wandesforde nói.
Đại diện của HSBC cũng cho biết, có hai nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam phục hồi trở lại, đó là sự tăng trưởng của ngành xây dựng hạ tầng và tiêu dùng.
“Chính sách kích cầu đã tác động mạnh đến ngành xây dựng và giao thông. Ở nhiều nơi, hệ thống đường bộ phát triển rất nhanh, đẩy ngành xây dựng tăng trưởng tới 10% trong nửa đầu năm 2009. Trong khi đó, tiêu dùng vẫn giữ được tốc độ tăng khá cao, trên 20% trong hai quý đầu năm nay, mặc dù có giảm so với tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước, nhưng vẫn là con số khá ấn tượng”, ông Robert Prior-Wandesforde phân tích.
Trái với những con số tích cực kể trên, nhiều diễn biến kinh tế khác vẫn còn đang trông đợi những cải thiện.
“Giao dịch thương mại quốc tế đang rơi vào khu vực “báo động đỏ”, và Việt Nam đã thâm hụt khoảng 1,5 tỷ USD giá trị hợp đồng xuất khẩu trong mấy tháng qua”, chuyên gia của HSBC nhấn mạnh. Ông cũng lưu ý rằng, diễn biến này sẽ tác động không tốt đến tình hình tài chính của Việt Nam.
Thêm vào đó, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng sụt giảm. “Thâm hụt ngân sách lớn trong năm nay sẽ tác động không tốt đến tình hình kinh tế”, ông Robert cảnh báo.
GDP năm 2010 có thể tăng 6,8%
Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2009 và 2010, HSBC cho rằng, năm nay kinh tế Việt Nam vẫn có thể đạt mức tăng trưởng 4,7% và tốc độ tăng GDP sẽ có sức bật mạnh mẽ hơn khi có thể đạt khoảng 6,8% trong năm 2010.
Tuy nhiên, để đạt được mức tăng trưởng chấp nhận được trong năm 2009, chi tiêu Chính phủ sẽ tăng từ 5,8% trong năm ngoái lên 6,5% trong năm nay và ước tính khoảng 6% trong năm 2010.
Một phần nguồn tài chính tài trợ cho mức chi tiêu cao của năm nay được đánh đổi bằng giảm tiết kiệm quốc dân. Tỷ lệ 31-32% GDP của nguồn tiền này trong hai năm gần đây sẽ giảm còn 25,1% GDP trong năm 2009 và sẽ tăng trở lại mức 30% trong năm 2010.
Tiêu dùng khu vực tư nhân sẽ tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng, từ 7,3% năm 2008 xuống còn 3,4% trong năm nay và tăng lên mức 6,2% trong năm 2010.
Trong khi đó, đầu tư có thể sẽ giảm mạnh, từ mức 23% của năm 2007; 13,2% trong năm 2008 xuống 3,2% trong năm nay và đạt 6,7% vào năm 2010.
Ở các chỉ số quan trọng khác, dự báo trong năm 2009 và 2010, cung tiền M2 sẽ tăng lần lượt là 25% và 30% so với năm trước đó; lạm phát là 7,5% và 10,1%; thất nghiệp 5,4% và 5,3% (năm 2008 là 4,7%). HSBC dự báo lãi suất cơ bản có thể sẽ tăng từ 7% trong năm 2009 lên 9% trong năm tiếp theo.
Cán cân vãng lai âm 7% GDP trong năm 2009 và âm 6,9% năm 2010 nhưng có thể được bù đắp bằng giải ngân vốn FDI khoảng 8,5% và 9,1% GDP trong hai năm tương ứng. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách vẫn phải chịu áp lực khi có thể chiếm tới 8% và 7% GDP trong hai năm này.
Nhìn về dài hạn, HSBC cho rằng Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao và bền vững.
Theo phân tích của nhóm chuyên gia HSBC, do mức đầu tư tiến gần tới 40% GDP, năng suất được cải thiện, cùng với lực lượng dân số trẻ đang đạt đến độ tuổi vàng (25-35 tuổi), đang di cư mạnh mẽ về các đô thị - nơi có trình độ sản xuất cao hơn, sẽ hỗ trợ GDP tiếp tục đà tăng trưởng cao trong nhiều năm tới.
Đó là những nhận định mà HSBC đã đưa ra tại hội thảo về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010, diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 15/9.
Dấu hiệu phục hồi khá rõ
Theo HSBC, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam bắt đầu từ cuối năm 2008 và kéo dài đến hết quý 1/2009. Tuy nhiên, sau đó nền kinh tế đã lấy được đà để đạt được mức tăng trưởng cao hơn, tăng 4,4% trong quý 2/2009 (GDP quý 1/2009 tăng 3,1%).
“Dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam có thể thấy rất rõ ràng trong thời gian gần đây”, chuyên gia kinh tế cấp cao khu vực châu Á của HSBC, ông Robert Prior-Wandesforde nói.
Đại diện của HSBC cũng cho biết, có hai nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam phục hồi trở lại, đó là sự tăng trưởng của ngành xây dựng hạ tầng và tiêu dùng.
“Chính sách kích cầu đã tác động mạnh đến ngành xây dựng và giao thông. Ở nhiều nơi, hệ thống đường bộ phát triển rất nhanh, đẩy ngành xây dựng tăng trưởng tới 10% trong nửa đầu năm 2009. Trong khi đó, tiêu dùng vẫn giữ được tốc độ tăng khá cao, trên 20% trong hai quý đầu năm nay, mặc dù có giảm so với tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước, nhưng vẫn là con số khá ấn tượng”, ông Robert Prior-Wandesforde phân tích.
Trái với những con số tích cực kể trên, nhiều diễn biến kinh tế khác vẫn còn đang trông đợi những cải thiện.
“Giao dịch thương mại quốc tế đang rơi vào khu vực “báo động đỏ”, và Việt Nam đã thâm hụt khoảng 1,5 tỷ USD giá trị hợp đồng xuất khẩu trong mấy tháng qua”, chuyên gia của HSBC nhấn mạnh. Ông cũng lưu ý rằng, diễn biến này sẽ tác động không tốt đến tình hình tài chính của Việt Nam.
Thêm vào đó, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng sụt giảm. “Thâm hụt ngân sách lớn trong năm nay sẽ tác động không tốt đến tình hình kinh tế”, ông Robert cảnh báo.
GDP năm 2010 có thể tăng 6,8%
Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2009 và 2010, HSBC cho rằng, năm nay kinh tế Việt Nam vẫn có thể đạt mức tăng trưởng 4,7% và tốc độ tăng GDP sẽ có sức bật mạnh mẽ hơn khi có thể đạt khoảng 6,8% trong năm 2010.
Tuy nhiên, để đạt được mức tăng trưởng chấp nhận được trong năm 2009, chi tiêu Chính phủ sẽ tăng từ 5,8% trong năm ngoái lên 6,5% trong năm nay và ước tính khoảng 6% trong năm 2010.
Một phần nguồn tài chính tài trợ cho mức chi tiêu cao của năm nay được đánh đổi bằng giảm tiết kiệm quốc dân. Tỷ lệ 31-32% GDP của nguồn tiền này trong hai năm gần đây sẽ giảm còn 25,1% GDP trong năm 2009 và sẽ tăng trở lại mức 30% trong năm 2010.
Tiêu dùng khu vực tư nhân sẽ tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng, từ 7,3% năm 2008 xuống còn 3,4% trong năm nay và tăng lên mức 6,2% trong năm 2010.
Trong khi đó, đầu tư có thể sẽ giảm mạnh, từ mức 23% của năm 2007; 13,2% trong năm 2008 xuống 3,2% trong năm nay và đạt 6,7% vào năm 2010.
Ở các chỉ số quan trọng khác, dự báo trong năm 2009 và 2010, cung tiền M2 sẽ tăng lần lượt là 25% và 30% so với năm trước đó; lạm phát là 7,5% và 10,1%; thất nghiệp 5,4% và 5,3% (năm 2008 là 4,7%). HSBC dự báo lãi suất cơ bản có thể sẽ tăng từ 7% trong năm 2009 lên 9% trong năm tiếp theo.
Cán cân vãng lai âm 7% GDP trong năm 2009 và âm 6,9% năm 2010 nhưng có thể được bù đắp bằng giải ngân vốn FDI khoảng 8,5% và 9,1% GDP trong hai năm tương ứng. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách vẫn phải chịu áp lực khi có thể chiếm tới 8% và 7% GDP trong hai năm này.
Nhìn về dài hạn, HSBC cho rằng Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao và bền vững.
Theo phân tích của nhóm chuyên gia HSBC, do mức đầu tư tiến gần tới 40% GDP, năng suất được cải thiện, cùng với lực lượng dân số trẻ đang đạt đến độ tuổi vàng (25-35 tuổi), đang di cư mạnh mẽ về các đô thị - nơi có trình độ sản xuất cao hơn, sẽ hỗ trợ GDP tiếp tục đà tăng trưởng cao trong nhiều năm tới.