Khi các đầu tàu Bắc, Trung, Nam đều ảm đạm
Thông điệp về mức độ khó khăn của nền kinh tế năm nay và cả năm sau đang được tô đậm thêm ở cả ba miền đất nước
Thông điệp về mức độ khó khăn của nền kinh tế năm nay và cả năm sau đang được tô đậm thêm ở cả ba miền đất nước.
Vào tuần đầu tiên của tháng 12/2012, chỉ sau khi kỳ họp thứ tư của Quốc hội kết thúc ít ngày, hội đồng nhân dân thành phố của cả ba thành phố lớn nhất ba miền Bắc - Trung - Nam đều tiến hành kỳ họp cuối năm.
Rất đậm nét ở bức tranh chung là nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của cả Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng đều không thể chạm đích.
Kinh tế Thủ đô chỉ tăng 8,1% (kế hoạch là 10 - 10,5%) trong khi mức cùng kỳ các năm 2010, 2011 tương ứng là 11,07% và 10,14%.
Cũng không đạt mục tiêu 10% trở lên, GDP của Tp.HCM chỉ đạt mức tăng 9,2%.
Còn ở Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh, năm 2012 tình hình kinh tế, xã hội thành phố phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có.
Khoảng cách giữa con số có thể thực hiện với chỉ tiêu GDP ở thành phố miền Trung này cũng xa nhất: 9,1% so với 13-13,5%.
Trong bức tranh suy giảm chung, quan ngại đặc biệt được dành cho các con số thể hiện sự hụt hơi rõ rệt về thu ngân sách.
Lần đầu tiên sau ngày giải phóng, thu ngân sách của Tp.HCM không đạt (chỉ đạt 92,29% với 209.674 tỷ đồng - PV), và đó thực sự là nguy cơ cho các chính sách vĩ mô, đại biểu Hội đồng Nhân dân Tp.HCM, Tổng giám đốc Vissan Văn Đức Mười nói với VnEconomy.
Ước thực hiện 10.910,99 tỷ đồng, chỉ đạt 81,1% dự toán, 2012 cũng là năm đầu tiên sau 15 năm luôn hoàn thành Đà Nẵng đã “rớt” chỉ tiêu quan trọng này.
Báo cáo của UBND thành phố phân tích, hầu hết các lĩnh vực thu đều không đạt dự toán như: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (82,2%), thuế ngoài quốc doanh (61,6%), thuế thu nhập cá nhân (70,1%). Đặc biệt, sự giảm sút khá mạnh của hoạt động bất động sản ảnh hưởng đến thu lệ phí trước bạ (54,6%) và số thu tiền sử dụng đất đạt rất thấp (37,1%).
Ngân sách Thủ đô cũng chung hoàn cảnh khi lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua không đạt dự toán với con số ước tính 138.893 tỷ đồng, bằng 95% dự toán Hội đồng Nhân dân thành phố giao và bằng 95,8% dự toán Chính phủ giao.
Nguyên nhân dẫn đến hụt thu được phân tích ở báo cáo của chính quyền các thành phố đều nhấn mạnh đến khó khăn trầm trọng của các doanh nghiệp, tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản…
Dự báo mong manh vào sự hồi phục của nền kinh tế trong năm 2013 cũng không đủ để tăng thêm niềm tin vào chỉ tiêu thu ngân sách được giao cao hơn cho năm sau.
Đặt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2013 dự kiến 11.944,26 tỷ đồng, bằng 109,5% so với ước thực hiện năm 2012, song Đà Nẵng lại đặc biệt quan ngại khi nguồn thu từ khai thác quỹ đất đã giảm sút mạnh trong năm 2012 và dự kiến sẽ còn tiếp tục khó khăn trong một vài năm tới.
Một số vị đại biểu Hội đồng Nhân dân Tp.HCM cũng băn khoăn rằng vì sao dự báo tình hình khó khăn hơn nhưng các chỉ tiêu về kinh tế, trong đó có thu ngân sách lại được đặt ra cao hơn?
Kinh tế khó khăn, con số được giao lại cao hơn so với khả năng, song thành phố hoàn toàn không chủ động được chỉ tiêu thu ngân sách, Giám đốc sở Tài chính Đào Thị Hương Lan giãi bày trước phiên thảo luận tại hội trường, sáng 5/12.
Bà Lan còn “than” rằng, về dự toán năm 2103, giữa địa phương và Bộ Tài chính vẫn chưa gặp nhau về một số khoản thu khi Bộ đưa ra con số cao hơn địa phương đề nghị, tuy nhiên con số mà Bộ trình Quốc hội quyết lại còn cao hơn cả số thành phố chưa chấp nhận.
Thành phố không chủ động được, khi Quốc hội đã thông qua thì thành phố cứ phải chấp hành và cố gắng hết sức trong chỉ tiêu đó, và thu ngân sách năm 2013 sẽ tiếp tục hết sức khó khăn, nữ Giám đốc sở nhấn mạnh.
Tiếp lời ngay sau đó, lãnh đạo Cục Thuế thành phố không né tránh thực tế là nguồn thu năm 2013 sẽ giảm. Song vị này quả quyết vẫn phải thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dù các biện pháp này có thể ảnh hưởng đến dự toán thu nhưng doanh nghiệp có hoạt động được thì mới có nguồn thu.
“Như vậy, năm sau phải cố gắng gấp ba lần năm nay mới có thể hoàn thành dự toán thu ngân sách”, một vị đại biểu khác bình luận.
Quyết tâm cao hơn, nỗ lực nhiều hơn, có thể không khó khẳng định, song kết quả đạt đến mức nào thì vẫn còn là điều chưa mấy ai dám chắc, không chỉ với chi tiêu thu ngân sách. Bởi, “nối mạch” từ kỳ họp Quốc hội vừa qua với diễn đàn hội đồng nhân dân ba thành phố lớn đều cho thấy các chỉ tiêu không hoàn thành đều là các chỉ tiêu rất cơ bản, quan trọng. Song vẫn còn không ít tranh cãi từ quy trình xây dựng đến cơ sở để quyết định và các giải pháp khả thi để các chỉ tiêu bớt mang tính hình thức.
Và cũng thật khó để rạch ròi trách nhiệm khi mà nói như Giám đốc Sở Tài chính Tp.HCM là “địa phương hoàn toàn không thể chủ động”.
Kinh tế năm 2013 sẽ chưa hết ảm đạm, nhiều vị đại biểu của dân không chút e dè khi đưa ra nhận định này.
Vào tuần đầu tiên của tháng 12/2012, chỉ sau khi kỳ họp thứ tư của Quốc hội kết thúc ít ngày, hội đồng nhân dân thành phố của cả ba thành phố lớn nhất ba miền Bắc - Trung - Nam đều tiến hành kỳ họp cuối năm.
Rất đậm nét ở bức tranh chung là nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của cả Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng đều không thể chạm đích.
Kinh tế Thủ đô chỉ tăng 8,1% (kế hoạch là 10 - 10,5%) trong khi mức cùng kỳ các năm 2010, 2011 tương ứng là 11,07% và 10,14%.
Cũng không đạt mục tiêu 10% trở lên, GDP của Tp.HCM chỉ đạt mức tăng 9,2%.
Còn ở Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh, năm 2012 tình hình kinh tế, xã hội thành phố phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có.
Khoảng cách giữa con số có thể thực hiện với chỉ tiêu GDP ở thành phố miền Trung này cũng xa nhất: 9,1% so với 13-13,5%.
Trong bức tranh suy giảm chung, quan ngại đặc biệt được dành cho các con số thể hiện sự hụt hơi rõ rệt về thu ngân sách.
Lần đầu tiên sau ngày giải phóng, thu ngân sách của Tp.HCM không đạt (chỉ đạt 92,29% với 209.674 tỷ đồng - PV), và đó thực sự là nguy cơ cho các chính sách vĩ mô, đại biểu Hội đồng Nhân dân Tp.HCM, Tổng giám đốc Vissan Văn Đức Mười nói với VnEconomy.
Ước thực hiện 10.910,99 tỷ đồng, chỉ đạt 81,1% dự toán, 2012 cũng là năm đầu tiên sau 15 năm luôn hoàn thành Đà Nẵng đã “rớt” chỉ tiêu quan trọng này.
Báo cáo của UBND thành phố phân tích, hầu hết các lĩnh vực thu đều không đạt dự toán như: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (82,2%), thuế ngoài quốc doanh (61,6%), thuế thu nhập cá nhân (70,1%). Đặc biệt, sự giảm sút khá mạnh của hoạt động bất động sản ảnh hưởng đến thu lệ phí trước bạ (54,6%) và số thu tiền sử dụng đất đạt rất thấp (37,1%).
Ngân sách Thủ đô cũng chung hoàn cảnh khi lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua không đạt dự toán với con số ước tính 138.893 tỷ đồng, bằng 95% dự toán Hội đồng Nhân dân thành phố giao và bằng 95,8% dự toán Chính phủ giao.
Nguyên nhân dẫn đến hụt thu được phân tích ở báo cáo của chính quyền các thành phố đều nhấn mạnh đến khó khăn trầm trọng của các doanh nghiệp, tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản…
Dự báo mong manh vào sự hồi phục của nền kinh tế trong năm 2013 cũng không đủ để tăng thêm niềm tin vào chỉ tiêu thu ngân sách được giao cao hơn cho năm sau.
Đặt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2013 dự kiến 11.944,26 tỷ đồng, bằng 109,5% so với ước thực hiện năm 2012, song Đà Nẵng lại đặc biệt quan ngại khi nguồn thu từ khai thác quỹ đất đã giảm sút mạnh trong năm 2012 và dự kiến sẽ còn tiếp tục khó khăn trong một vài năm tới.
Một số vị đại biểu Hội đồng Nhân dân Tp.HCM cũng băn khoăn rằng vì sao dự báo tình hình khó khăn hơn nhưng các chỉ tiêu về kinh tế, trong đó có thu ngân sách lại được đặt ra cao hơn?
Kinh tế khó khăn, con số được giao lại cao hơn so với khả năng, song thành phố hoàn toàn không chủ động được chỉ tiêu thu ngân sách, Giám đốc sở Tài chính Đào Thị Hương Lan giãi bày trước phiên thảo luận tại hội trường, sáng 5/12.
Bà Lan còn “than” rằng, về dự toán năm 2103, giữa địa phương và Bộ Tài chính vẫn chưa gặp nhau về một số khoản thu khi Bộ đưa ra con số cao hơn địa phương đề nghị, tuy nhiên con số mà Bộ trình Quốc hội quyết lại còn cao hơn cả số thành phố chưa chấp nhận.
Thành phố không chủ động được, khi Quốc hội đã thông qua thì thành phố cứ phải chấp hành và cố gắng hết sức trong chỉ tiêu đó, và thu ngân sách năm 2013 sẽ tiếp tục hết sức khó khăn, nữ Giám đốc sở nhấn mạnh.
Tiếp lời ngay sau đó, lãnh đạo Cục Thuế thành phố không né tránh thực tế là nguồn thu năm 2013 sẽ giảm. Song vị này quả quyết vẫn phải thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dù các biện pháp này có thể ảnh hưởng đến dự toán thu nhưng doanh nghiệp có hoạt động được thì mới có nguồn thu.
“Như vậy, năm sau phải cố gắng gấp ba lần năm nay mới có thể hoàn thành dự toán thu ngân sách”, một vị đại biểu khác bình luận.
Quyết tâm cao hơn, nỗ lực nhiều hơn, có thể không khó khẳng định, song kết quả đạt đến mức nào thì vẫn còn là điều chưa mấy ai dám chắc, không chỉ với chi tiêu thu ngân sách. Bởi, “nối mạch” từ kỳ họp Quốc hội vừa qua với diễn đàn hội đồng nhân dân ba thành phố lớn đều cho thấy các chỉ tiêu không hoàn thành đều là các chỉ tiêu rất cơ bản, quan trọng. Song vẫn còn không ít tranh cãi từ quy trình xây dựng đến cơ sở để quyết định và các giải pháp khả thi để các chỉ tiêu bớt mang tính hình thức.
Và cũng thật khó để rạch ròi trách nhiệm khi mà nói như Giám đốc Sở Tài chính Tp.HCM là “địa phương hoàn toàn không thể chủ động”.
Kinh tế năm 2013 sẽ chưa hết ảm đạm, nhiều vị đại biểu của dân không chút e dè khi đưa ra nhận định này.