“Khó có chuyện Chính phủ Mỹ vỡ nợ”
“Sẽ vô cùng khó có chuyện Bộ Tài chính Mỹ mất khả năng thanh toán nợ”
Giám đốc điều hành (CEO) của hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s đã bác bỏ khả năng Chính phủ Mỹ lâm vào cảnh vỡ nợ ngay cả khi Washington không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ quốc gia trong thời gian từ nay tới trung tuần tháng 10.
Ngày 7/10, Chính phủ Mỹ sẽ bước sang ngày đóng cửa thứ 6. Giữa lúc những lo ngại về tình trạng ngưng hoạt động một phần của Chính phủ Mỹ vẫn còn đó, thì nguy cơ trần nợ công của nước này không thể được nâng lên trước hạn chót 17/10 cũng gia tăng nhanh chóng. Trần nợ công của Mỹ hiện ở mức 16,7 nghìn tỷ USD.
Nếu Chính phủ Mỹ vỡ nợ, những ảnh hưởng đối với thị trường tài chính toàn cầu được dự báo sẽ là không hề nhỏ. Tuy nhiên, ông Ramond McDaniel, CEO của Moody’s đã loại bỏ nguy cơ xảy ra vỡ nợ đối với Chính phủ Mỹ.
“Sẽ vô cùng khó có chuyện Bộ Tài chính Mỹ mất khả năng thanh toán nợ”, ôn g McDaniel phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên kênh CNBC.
“Rất hy vọng là không có chuyện qua ngày 17/10 mà trần nợ vẫn chưa được nâng, nhưng cho dù điều đó có xảy ra, chúng tôi cho rằng Bộ Tài chính vẫn sẽ tiếp tục thanh toán được nợ trái phiếu Chính phủ Mỹ”, ông McDaniel nói thêm.
Đến hiện tại, thị trường tài chính có phản ứng khá “êm” trước tình trạng đóng cửa của Chính phủ Mỹ. Bắt đầu từ thứ Ba tuần trước, Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động một phần vì các nghị sỹ thuộc hai phe Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội nước này không thể đạt được sự đồng thuận về ngân sách cho năm tài khóa mới. Từ khi Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa cho tới hết phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, chỉ số S&P 500 của thị trường Phố Wall tăng khoảng 0,5%.
Theo quan điểm của ông McDaniel, thị trường tỏ ra bình thản trước những diễn biến hiện nay ở Washington là do các nhà đầu tư còn nhớ những gì xảy ra vào năm 2011. Khi đó, cuộc tranh cãi về trần nợ của nước Mỹ đã lâm vào bế tắc tưởng như không thể có lối thoát, nhưng rốt cục đã được hóa giải vào phút chót.
“Mọi chuyện giống như chúng ta đang xem lại một bộ phim đã từng xem. Vấn đề nằm ở chỗ, trải nghiệm tương tự mới diễn ra gần đây nên mọi người cảm thấy bình tĩnh hơn”, ông McDaniel nói. “Việc thị trường phản ứng bình thản là tốt. Tuy nhiên, với một thực tế là các nhà hoạch định chính sách chỉ hành động khi áp lực đạt tới một mức độ nhất định, thị trường có thể đóng một vai trò trong việc thể hiện áp lực đó”.
Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jack Lew không được bình tĩnh như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn của kênh NBC. Nhắc lại tuyên bố trước đó rằng, đến ngày 17/10, Bộ Tài chính sẽ chỉ còn 30 tỷ USD trong quốc khố, ông Lew cảnh báo, các chính trị gia của Mỹ đang “đùa với lửa”.
“30 tỷ USD là một mức tiền mặt thấp tới độ nguy hiểm. Và chúng ta đang rơi vào một tình thế chưa từng có là không có tiền để chi trả”, ông Lew nói.
Ông Lew cũng nhấn mạnh, thực ra, Chính phủ Mỹ đã kịch trần vay nợ vào tháng 5, buộc Bộ Tài chính phải sử dụng các biện pháp đặc biệt để được vay nợ thêm. Đến nay, các biện pháp đặc biệt này đã hết hạn sử dụng và Bộ Tài chính “không còn gì trong ngăn kéo”, ông Lew nói.
“Bởi vậy, thực tế là nếu chúng ta hết tiền để chi trả, sẽ không còn lựa chọn nào cho phép chúng ta chi trả đúng hạn được nữa”, người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo.
Với quan điểm tương tự, Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã lên tiếng cảnh báo trên kênh ABC rằng, nước Mỹ đang trên đường tiến tới vỡ nợ. “Mục tiêu của tôi ở đây là có những cuộc thảo luận nghiêm túc về những thứ đẩy thâm hụt và trần nợ gia tăng. Việc Tông thống từ chốt ngồi xuống và nói chuyện về những vấn đề này đang đặt nước Mỹ vào nguy cơ vỡ nợ… đó là thứ mà chúng ta đang tiến tới”, ông Boehner nói.
Đến nay, Tổng thống Barack Obama vẫn từ chối đàm phán nâng trần nợ vì cho rằng, nếu làm như vậy sẽ tạo “thói quen” cho phe Cộng hòa sử dụng chiến thuật đe dọa vỡ nợ mỗi khi những yêu cầu của họ không được phe Dân chủ đáp ứng.
Hiện Moody’s đang dành cho Chính phủ Mỹ định hạng tín nhiệm AAA với triển vọng ổn định. Trong khi đó, hãng S&P đã tước định hạng tín nhiệm AAA của Mỹ vào tháng 8/2011 và hiện dành cho nước này định hạng AA+ với triển vọng ổn định. Hãng Fitch đánh giá nợ Mỹ ở mức điểm AAA, với triển vọng là tiêu cực.
Ngày 7/10, Chính phủ Mỹ sẽ bước sang ngày đóng cửa thứ 6. Giữa lúc những lo ngại về tình trạng ngưng hoạt động một phần của Chính phủ Mỹ vẫn còn đó, thì nguy cơ trần nợ công của nước này không thể được nâng lên trước hạn chót 17/10 cũng gia tăng nhanh chóng. Trần nợ công của Mỹ hiện ở mức 16,7 nghìn tỷ USD.
Nếu Chính phủ Mỹ vỡ nợ, những ảnh hưởng đối với thị trường tài chính toàn cầu được dự báo sẽ là không hề nhỏ. Tuy nhiên, ông Ramond McDaniel, CEO của Moody’s đã loại bỏ nguy cơ xảy ra vỡ nợ đối với Chính phủ Mỹ.
“Sẽ vô cùng khó có chuyện Bộ Tài chính Mỹ mất khả năng thanh toán nợ”, ôn g McDaniel phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên kênh CNBC.
“Rất hy vọng là không có chuyện qua ngày 17/10 mà trần nợ vẫn chưa được nâng, nhưng cho dù điều đó có xảy ra, chúng tôi cho rằng Bộ Tài chính vẫn sẽ tiếp tục thanh toán được nợ trái phiếu Chính phủ Mỹ”, ông McDaniel nói thêm.
Đến hiện tại, thị trường tài chính có phản ứng khá “êm” trước tình trạng đóng cửa của Chính phủ Mỹ. Bắt đầu từ thứ Ba tuần trước, Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động một phần vì các nghị sỹ thuộc hai phe Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội nước này không thể đạt được sự đồng thuận về ngân sách cho năm tài khóa mới. Từ khi Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa cho tới hết phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, chỉ số S&P 500 của thị trường Phố Wall tăng khoảng 0,5%.
Theo quan điểm của ông McDaniel, thị trường tỏ ra bình thản trước những diễn biến hiện nay ở Washington là do các nhà đầu tư còn nhớ những gì xảy ra vào năm 2011. Khi đó, cuộc tranh cãi về trần nợ của nước Mỹ đã lâm vào bế tắc tưởng như không thể có lối thoát, nhưng rốt cục đã được hóa giải vào phút chót.
“Mọi chuyện giống như chúng ta đang xem lại một bộ phim đã từng xem. Vấn đề nằm ở chỗ, trải nghiệm tương tự mới diễn ra gần đây nên mọi người cảm thấy bình tĩnh hơn”, ông McDaniel nói. “Việc thị trường phản ứng bình thản là tốt. Tuy nhiên, với một thực tế là các nhà hoạch định chính sách chỉ hành động khi áp lực đạt tới một mức độ nhất định, thị trường có thể đóng một vai trò trong việc thể hiện áp lực đó”.
Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jack Lew không được bình tĩnh như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn của kênh NBC. Nhắc lại tuyên bố trước đó rằng, đến ngày 17/10, Bộ Tài chính sẽ chỉ còn 30 tỷ USD trong quốc khố, ông Lew cảnh báo, các chính trị gia của Mỹ đang “đùa với lửa”.
“30 tỷ USD là một mức tiền mặt thấp tới độ nguy hiểm. Và chúng ta đang rơi vào một tình thế chưa từng có là không có tiền để chi trả”, ông Lew nói.
Ông Lew cũng nhấn mạnh, thực ra, Chính phủ Mỹ đã kịch trần vay nợ vào tháng 5, buộc Bộ Tài chính phải sử dụng các biện pháp đặc biệt để được vay nợ thêm. Đến nay, các biện pháp đặc biệt này đã hết hạn sử dụng và Bộ Tài chính “không còn gì trong ngăn kéo”, ông Lew nói.
“Bởi vậy, thực tế là nếu chúng ta hết tiền để chi trả, sẽ không còn lựa chọn nào cho phép chúng ta chi trả đúng hạn được nữa”, người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo.
Với quan điểm tương tự, Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã lên tiếng cảnh báo trên kênh ABC rằng, nước Mỹ đang trên đường tiến tới vỡ nợ. “Mục tiêu của tôi ở đây là có những cuộc thảo luận nghiêm túc về những thứ đẩy thâm hụt và trần nợ gia tăng. Việc Tông thống từ chốt ngồi xuống và nói chuyện về những vấn đề này đang đặt nước Mỹ vào nguy cơ vỡ nợ… đó là thứ mà chúng ta đang tiến tới”, ông Boehner nói.
Đến nay, Tổng thống Barack Obama vẫn từ chối đàm phán nâng trần nợ vì cho rằng, nếu làm như vậy sẽ tạo “thói quen” cho phe Cộng hòa sử dụng chiến thuật đe dọa vỡ nợ mỗi khi những yêu cầu của họ không được phe Dân chủ đáp ứng.
Hiện Moody’s đang dành cho Chính phủ Mỹ định hạng tín nhiệm AAA với triển vọng ổn định. Trong khi đó, hãng S&P đã tước định hạng tín nhiệm AAA của Mỹ vào tháng 8/2011 và hiện dành cho nước này định hạng AA+ với triển vọng ổn định. Hãng Fitch đánh giá nợ Mỹ ở mức điểm AAA, với triển vọng là tiêu cực.