“Khó khăn, nhưng không giảm mục tiêu lợi nhuận”
Trao đổi với ông Lê Văn Bé, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB)
Trao đổi với ông Lê Văn Bé, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB).
Đại hội cổ đông MB vừa thông qua một số kế hoạch định hướng trong năm 2008. Năm nay, những khó khăn của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng có thể dẫn tới những thay đổi…
Được biết MB sẽ tăng tối đa 3.400 tỷ đồng vốn điều lệ trong năm nay. Kế hoạch này liệu có khả thi không khi thị trường chứng khoán khó khăn, giá cổ phiếu ngân hàng liên tục xuống, thưa ông?
Dự kiến năm nay MB sẽ có 4 đợt tăng vốn điều lệ. Sau đợt phát hành 36.376.000 cổ phần, tương đương 363,76 tỷ đồng, trả cổ tức theo tỷ lệ 30% ngày 30/5 vừa qua, đầu quý 4 tới chúng tôi dự kiến sẽ phát hành 31.624.000 cổ phần, tương đương 316,24 tỷ đồng để chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông và cán bộ nhân viên.
Tiếp theo MB sẽ phát hành 22.000.000 cổ phần, tương đương 220 tỷ đồng để chuyển đổi trái phiếu năm 2006 sang cổ phiếu.
Đặc biệt, đợt cuối cùng, MB dự kiến sẽ phát hành 50.000.000 cổ phần, tương đương 500 tỷ đồng bán cho các cổ đông chiến lược, cổ đông tiềm năng trong và ngoài nước với giá thỏa thuận.
Chúng tôi tin tưởng rằng với uy tín của MB, thương hiệu đã được khẳng định trong nhiều năm qua, với nhiều giải pháp thực hiện định hướng chiến lược đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, kế hoạch tăng vốn sẽ đạt đúng kế hoạch.
Hoạt động ngân hàng khó khăn, một số ngân hàng đã cắt giảm mục tiêu lợi nhuận. Còn MB thì sao?
Tuy gặp phải không ít khó khăn do điều kiện khách quan của nền kinh tế, nhưng do có sự chuẩn bị trước đó, MB vẫn giữ nguyên các mục tiêu hoạt động chủ yếu của năm 2008, được Hội đồng quản trị xác định từ cuối năm 2007.
Chúng tôi chỉ tập trung mọi cố gắng để đảm bảo tốt thanh khoản, tăng cường kiểm soát rủi ro; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng kinh doanh, quản trị hệ thống, củng cố các nguồn lực, công nghệ...
Kết thúc 4 tháng đầu năm, MB vẫn đạt những kết quả rất khả quan. Tất cả các chỉ tiêu tài chính đều đạt tốt. Lợi nhuận trong 4 tháng bằng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2007.
Cả năm, chúng tôi đặt các chỉ tiêu sẽ đạt từ 120% đến 170% so với kết quả 2007. Năm 2008 dự kiến vốn điều lệ của MB sẽ đạt tối đa 3.400 tỷ đồng, tổng vốn huy động tối thiểu là 31.000 tỷ đồng nâng tổng tài sản hợp nhất lên 45.000 tỷ đồng.
Ông có nói về sự chuẩn bị trước đó?
Kế hoạch năm 2008 đã được Hội đồng Quản trị thống nhất từ cuộc họp cuối tháng 10/2007. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chúng tôi đều thống nhất hoạt động kinh doanh năm 2008 sẽ có nhiều khó khăn hơn năm 2007, đặc biệt là vấn đề lạm phát.
Vì thế chúng tôi đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng từ 1,2 đến 1,7 lần mặc dù năm 2007 tất cả các chỉ tiêu đều tăng gấp đôi (trừ tăng trưởng tín dụng).
Với mục tiêu đó, một số giải pháp đặt ra là tập trung huy động vốn, kiểm soát chất lượng tín dụng và khống chế mức tăng dư nợ khoảng 30%; tập trung cơ cấu lại nợ và danh mục đầu tư; tăng cường kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá…
Năm nay nguồn thu từ tín dụng dự báo không thuận lợi, xu hướng cơ cấu lại nguồn thu đang thể hiện. Ông nói gì về xu hướng này?
Đối với MB, phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng thu từ các hoạt động phi tín dụng là một trong chiến lược của MB hướng tới mô hình Ngân hàng bán lẻ đa năng. Chúng tôi luôn chú trọng mảng dịch vụ này, đây là một lĩnh vực rất tiềm năng tại Việt Nam.
Việc cơ cấu lại và tăng cường nói trên cũng giúp MB không quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng với rất nhiều rủi ro. MB phấn đấu tăng doanh thu từ dịch vụ, đạt 20% tổng doanh thu của toàn hệ thống.
Đại hội cổ đông MB vừa thông qua một số kế hoạch định hướng trong năm 2008. Năm nay, những khó khăn của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng có thể dẫn tới những thay đổi…
Được biết MB sẽ tăng tối đa 3.400 tỷ đồng vốn điều lệ trong năm nay. Kế hoạch này liệu có khả thi không khi thị trường chứng khoán khó khăn, giá cổ phiếu ngân hàng liên tục xuống, thưa ông?
Dự kiến năm nay MB sẽ có 4 đợt tăng vốn điều lệ. Sau đợt phát hành 36.376.000 cổ phần, tương đương 363,76 tỷ đồng, trả cổ tức theo tỷ lệ 30% ngày 30/5 vừa qua, đầu quý 4 tới chúng tôi dự kiến sẽ phát hành 31.624.000 cổ phần, tương đương 316,24 tỷ đồng để chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông và cán bộ nhân viên.
Tiếp theo MB sẽ phát hành 22.000.000 cổ phần, tương đương 220 tỷ đồng để chuyển đổi trái phiếu năm 2006 sang cổ phiếu.
Đặc biệt, đợt cuối cùng, MB dự kiến sẽ phát hành 50.000.000 cổ phần, tương đương 500 tỷ đồng bán cho các cổ đông chiến lược, cổ đông tiềm năng trong và ngoài nước với giá thỏa thuận.
Chúng tôi tin tưởng rằng với uy tín của MB, thương hiệu đã được khẳng định trong nhiều năm qua, với nhiều giải pháp thực hiện định hướng chiến lược đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, kế hoạch tăng vốn sẽ đạt đúng kế hoạch.
Hoạt động ngân hàng khó khăn, một số ngân hàng đã cắt giảm mục tiêu lợi nhuận. Còn MB thì sao?
Tuy gặp phải không ít khó khăn do điều kiện khách quan của nền kinh tế, nhưng do có sự chuẩn bị trước đó, MB vẫn giữ nguyên các mục tiêu hoạt động chủ yếu của năm 2008, được Hội đồng quản trị xác định từ cuối năm 2007.
Chúng tôi chỉ tập trung mọi cố gắng để đảm bảo tốt thanh khoản, tăng cường kiểm soát rủi ro; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng kinh doanh, quản trị hệ thống, củng cố các nguồn lực, công nghệ...
Kết thúc 4 tháng đầu năm, MB vẫn đạt những kết quả rất khả quan. Tất cả các chỉ tiêu tài chính đều đạt tốt. Lợi nhuận trong 4 tháng bằng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2007.
Cả năm, chúng tôi đặt các chỉ tiêu sẽ đạt từ 120% đến 170% so với kết quả 2007. Năm 2008 dự kiến vốn điều lệ của MB sẽ đạt tối đa 3.400 tỷ đồng, tổng vốn huy động tối thiểu là 31.000 tỷ đồng nâng tổng tài sản hợp nhất lên 45.000 tỷ đồng.
Ông có nói về sự chuẩn bị trước đó?
Kế hoạch năm 2008 đã được Hội đồng Quản trị thống nhất từ cuộc họp cuối tháng 10/2007. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chúng tôi đều thống nhất hoạt động kinh doanh năm 2008 sẽ có nhiều khó khăn hơn năm 2007, đặc biệt là vấn đề lạm phát.
Vì thế chúng tôi đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng từ 1,2 đến 1,7 lần mặc dù năm 2007 tất cả các chỉ tiêu đều tăng gấp đôi (trừ tăng trưởng tín dụng).
Với mục tiêu đó, một số giải pháp đặt ra là tập trung huy động vốn, kiểm soát chất lượng tín dụng và khống chế mức tăng dư nợ khoảng 30%; tập trung cơ cấu lại nợ và danh mục đầu tư; tăng cường kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá…
Năm nay nguồn thu từ tín dụng dự báo không thuận lợi, xu hướng cơ cấu lại nguồn thu đang thể hiện. Ông nói gì về xu hướng này?
Đối với MB, phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng thu từ các hoạt động phi tín dụng là một trong chiến lược của MB hướng tới mô hình Ngân hàng bán lẻ đa năng. Chúng tôi luôn chú trọng mảng dịch vụ này, đây là một lĩnh vực rất tiềm năng tại Việt Nam.
Việc cơ cấu lại và tăng cường nói trên cũng giúp MB không quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng với rất nhiều rủi ro. MB phấn đấu tăng doanh thu từ dịch vụ, đạt 20% tổng doanh thu của toàn hệ thống.