“Không để doanh nghiệp sống cõng nợ của doanh nghiệp chết”
Trao đổi của Chủ tịch VCCI trước thềm hội nghị Thủ tướng gặp cộng đồng doanh nghiệp ngày 29/4
Không thể cứ để doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào kinh doanh, nhất lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải cõng các khoản nợ của những doanh nghiệp đã “chết”.
Quan điểm này, không chỉ đến trước thềm cuộc gặp của Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra vào ngày mai (29/4) mới được Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc bày tỏ. Nhưng thực tế biến chuyển gần như chưa được bao nhiêu.
Vì thế, giảm chi phí cho doanh nghiệp, trong đó có chi phí vốn, theo Chủ tịch VCCI phải là công việc được ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Thưa ông, có vị chuyên gia đã nhận xét, doanh nghiệp Việt Nam “như đang đi trên cái cầu khỉ, trên lưng bị đè nặng bởi khối đá đó là chi phí, họ cúi đầu dò dẫm từng bước một để sao cho khỏi rơi xuống sông nên không thể nhìn xa đến bên ngoài được”. Phải chăng đó cũng là tâm tư của ông?
Bên cạnh cần một cuộc đại phẫu về thủ tục hành chính thì tại hội nghị này tôi cũng sẽ đặt vấn đề giải quyết gánh nặng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam đang phải cõng chi phí rất nặng so với các doanh nghiệp trong khu vực, từ chi phí vận tải, hành chính…
Đây là một phần lý do khiến doanh nghiệp không thể đầu tư dài hạn vào sản xuất, mà thường phải chọn các cơ hội đầu tư quay vòng vốn nhanh, lợi nhuận rất cao dù rủi ro cao trong các ngành dịch vụ, bất động sản…
Đáng chú ý là bài toán chi phí vốn cho doanh nghiệp. Lãi suất cho vay mà các doanh nghiệp đang phải gánh gồm cả phần nợ xấu của các ngân hàng từ những doanh nghiệp không hiệu quả trước đó. Nếu tình hình này tiếp tục thì doanh nghiệp không có cách nào để đầu tư vào sản xuất được.
Và theo tôi, cũng không thể cứ để doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào kinh doanh, nhất lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải cõng các khoản nợ của những doanh nghiệp đã chết, những doanh nghiệp kém hiệu quả hay những khoản đầu tư không chuẩn mực trong quá khứ của các ngân hàng thương mại.
Phải có cách để giải quyết dứt điểm nợ xấu chứ không thể dồn cục như vậy được. Vấn đề này không phải bây giờ mới được đặt ra nhưng việc giải quyết dường như vẫn chưa được bao nhiêu.
Ông vừa nói đến một cuộc “đại phẫu” về thủ tục hành chính, tức là hiện nay đây vẫn đang là “đại vấn đề” đối với doanh nghiệp?
Cần khẳng định rằng doanh nghiệp Việt Nam chỉ chơi được với quốc tế, thành công trong hội nhập khi môi trường kinh doanh đạt chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính phải đạt chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp không thể cạnh tranh được khi phải loay hoay đối phó với các thủ tục, các quy định phức tạp, không rõ ràng, minh bạch với chi phí hành chính quá cao.
Vì thế, cần có cuộc đại phẫu về thủ tục hành chính, cắt giảm các quy định theo đúng tinh thần người dân, doanh nghiệp được kinh doanh những gì pháp luật không cấm của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, xa hơn là theo tinh thần của Hiến pháp.
Đồng thời, phải thực hiện quyết liệt Nghị quyết 19 của Chính phủ, để vươn tới chuẩn mực của ASEAN, rồi tiến tới là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Chính phủ cũng cần xác định rõ lộ trình và các tiêu chí định lượng phải đạt được trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong mối tương quan mới này. Có như vậy, doanh nghiệp mới có điều kiện để nâng cao mình lên theo các chuẩn mực chung.
Tóm lại, lúc này, doanh nghiệp cần các hành động cụ thể theo đúng tinh thần mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, đó là có cải cách thủ tục hành chính tốt mà cán bộ thực hiện không tốt thì sẽ gây cản trở phát triển.
Bên cạnh những vấn đề cụ thể, một chương trình hành động với tinh thần quốc gia khởi nghiệp - tinh thần đã được ông nhiều lần đề cập - có nằm trong thông điệp của VCCI tại hội nghị này?
Tất nhiên rồi, để thực hiện chủ đề của cuộc gặp này, đó là“Doanh nghiệp Việt Nam - động lực phát triển kinh tế”, chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét, xây dựng chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp trong 5 năm tới. Vì hiện tại, cho dù Chính phủ cũ cũng đã có những kế hoạch rất lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong tình thế khó khăn, năng lực cạnh tranh yếu kém.
Chỉ khi Chính phủ đặt thế cạnh tranh ngang hàng với các đối tác trong hội nhập, thì doanh nghiệp Việt Nam mới có điều kiện để cạnh tranh sòng phẳng trong hội nhập.
Nội dung chính của chương trình cũng bao gồm những vấn đề như tôi đã nói ở trên, là cải cách thủ tục hành chính, giải quyết gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp…
Tôi nghĩ rằng, 3 năm tới sẽ phải là cuộc tiếp sức mạnh mẽ cho doanh nghiệp Việt Nam. Nếu làm được điều này thì con số 1,5 triệu đến 2 triệu doanh nghiệp Việt Nam hướng đến vào năm 2020 sẽ không phải quá xa vời.
Hiện tại, chúng ta có khoảng 4,6 triệu hộ có đăng ký kinh doanh, nếu tạo điều kiện để ¼ trong số này đang ký doanh nghiệp thì Việt Nam đã có ngay một số lượng doanh nghiệp không nhỏ.
Điều quan trọng mà chúng tôi muốn kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ là chính cơ chế, chính sách, thủ tục đơn giản để thúc đẩy các hộ kinh doanh cá thể bước sang khu vực chính thức cũng là cách để môi trường kinh doanh Việt Nam minh bạch hơn, đáp ứng các chuẩn mực của hội nhập.
Ngoài ra, cũng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập, liên kết với nhau để hình thành chuỗi. Trong hội nhập, đây là chìa khóa cạnh tranh của các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.
Quan điểm này, không chỉ đến trước thềm cuộc gặp của Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra vào ngày mai (29/4) mới được Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc bày tỏ. Nhưng thực tế biến chuyển gần như chưa được bao nhiêu.
Vì thế, giảm chi phí cho doanh nghiệp, trong đó có chi phí vốn, theo Chủ tịch VCCI phải là công việc được ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Thưa ông, có vị chuyên gia đã nhận xét, doanh nghiệp Việt Nam “như đang đi trên cái cầu khỉ, trên lưng bị đè nặng bởi khối đá đó là chi phí, họ cúi đầu dò dẫm từng bước một để sao cho khỏi rơi xuống sông nên không thể nhìn xa đến bên ngoài được”. Phải chăng đó cũng là tâm tư của ông?
Bên cạnh cần một cuộc đại phẫu về thủ tục hành chính thì tại hội nghị này tôi cũng sẽ đặt vấn đề giải quyết gánh nặng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam đang phải cõng chi phí rất nặng so với các doanh nghiệp trong khu vực, từ chi phí vận tải, hành chính…
Đây là một phần lý do khiến doanh nghiệp không thể đầu tư dài hạn vào sản xuất, mà thường phải chọn các cơ hội đầu tư quay vòng vốn nhanh, lợi nhuận rất cao dù rủi ro cao trong các ngành dịch vụ, bất động sản…
Đáng chú ý là bài toán chi phí vốn cho doanh nghiệp. Lãi suất cho vay mà các doanh nghiệp đang phải gánh gồm cả phần nợ xấu của các ngân hàng từ những doanh nghiệp không hiệu quả trước đó. Nếu tình hình này tiếp tục thì doanh nghiệp không có cách nào để đầu tư vào sản xuất được.
Và theo tôi, cũng không thể cứ để doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào kinh doanh, nhất lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải cõng các khoản nợ của những doanh nghiệp đã chết, những doanh nghiệp kém hiệu quả hay những khoản đầu tư không chuẩn mực trong quá khứ của các ngân hàng thương mại.
Phải có cách để giải quyết dứt điểm nợ xấu chứ không thể dồn cục như vậy được. Vấn đề này không phải bây giờ mới được đặt ra nhưng việc giải quyết dường như vẫn chưa được bao nhiêu.
Ông vừa nói đến một cuộc “đại phẫu” về thủ tục hành chính, tức là hiện nay đây vẫn đang là “đại vấn đề” đối với doanh nghiệp?
Cần khẳng định rằng doanh nghiệp Việt Nam chỉ chơi được với quốc tế, thành công trong hội nhập khi môi trường kinh doanh đạt chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính phải đạt chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp không thể cạnh tranh được khi phải loay hoay đối phó với các thủ tục, các quy định phức tạp, không rõ ràng, minh bạch với chi phí hành chính quá cao.
Vì thế, cần có cuộc đại phẫu về thủ tục hành chính, cắt giảm các quy định theo đúng tinh thần người dân, doanh nghiệp được kinh doanh những gì pháp luật không cấm của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, xa hơn là theo tinh thần của Hiến pháp.
Đồng thời, phải thực hiện quyết liệt Nghị quyết 19 của Chính phủ, để vươn tới chuẩn mực của ASEAN, rồi tiến tới là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Chính phủ cũng cần xác định rõ lộ trình và các tiêu chí định lượng phải đạt được trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong mối tương quan mới này. Có như vậy, doanh nghiệp mới có điều kiện để nâng cao mình lên theo các chuẩn mực chung.
Tóm lại, lúc này, doanh nghiệp cần các hành động cụ thể theo đúng tinh thần mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, đó là có cải cách thủ tục hành chính tốt mà cán bộ thực hiện không tốt thì sẽ gây cản trở phát triển.
Bên cạnh những vấn đề cụ thể, một chương trình hành động với tinh thần quốc gia khởi nghiệp - tinh thần đã được ông nhiều lần đề cập - có nằm trong thông điệp của VCCI tại hội nghị này?
Tất nhiên rồi, để thực hiện chủ đề của cuộc gặp này, đó là“Doanh nghiệp Việt Nam - động lực phát triển kinh tế”, chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét, xây dựng chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp trong 5 năm tới. Vì hiện tại, cho dù Chính phủ cũ cũng đã có những kế hoạch rất lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong tình thế khó khăn, năng lực cạnh tranh yếu kém.
Chỉ khi Chính phủ đặt thế cạnh tranh ngang hàng với các đối tác trong hội nhập, thì doanh nghiệp Việt Nam mới có điều kiện để cạnh tranh sòng phẳng trong hội nhập.
Nội dung chính của chương trình cũng bao gồm những vấn đề như tôi đã nói ở trên, là cải cách thủ tục hành chính, giải quyết gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp…
Tôi nghĩ rằng, 3 năm tới sẽ phải là cuộc tiếp sức mạnh mẽ cho doanh nghiệp Việt Nam. Nếu làm được điều này thì con số 1,5 triệu đến 2 triệu doanh nghiệp Việt Nam hướng đến vào năm 2020 sẽ không phải quá xa vời.
Hiện tại, chúng ta có khoảng 4,6 triệu hộ có đăng ký kinh doanh, nếu tạo điều kiện để ¼ trong số này đang ký doanh nghiệp thì Việt Nam đã có ngay một số lượng doanh nghiệp không nhỏ.
Điều quan trọng mà chúng tôi muốn kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ là chính cơ chế, chính sách, thủ tục đơn giản để thúc đẩy các hộ kinh doanh cá thể bước sang khu vực chính thức cũng là cách để môi trường kinh doanh Việt Nam minh bạch hơn, đáp ứng các chuẩn mực của hội nhập.
Ngoài ra, cũng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập, liên kết với nhau để hình thành chuỗi. Trong hội nhập, đây là chìa khóa cạnh tranh của các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.