"Kích cầu tiếp cũng không lo lạm phát cao"
Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau về những tác động của gói kích cầu tiếp theo nếu được thực hiện
Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau về những tác động của gói kích cầu tiếp theo nếu được thực hiện.
Nổi lên là những quan ngại về khả năng tái lạm phát cao, khả năng bội chi ngân sách hay vi mô hơn là sẽ tạo nên một sức ì đối với các doanh nghiệp nếu tiếp tục được Chính phủ hỗ trợ khi tình hình kinh tế đang dần được cải thiện.
Tuy nhiên, với quan điểm của mình khi trao đổi với VnEconomy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy lại cho rằng, tất cả những quan ngại trên là không có cơ sở, bao gồm cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn của nền kinh tế.
Ông Thúy nói:
- Quan điểm của tôi là Chính phủ nên tiếp tục thực hiện giải pháp kích cầu chứ chưa nên dừng lại trước thời hạn hay thay đổi giải pháp đối với gói kích cầu thứ nhất.
Tôi ủng hộ quan điểm là nên có một gói "đệm" để cho nền kinh tế “hạ cánh mềm”, tránh được những cú sốc không đáng có. Chúng ta thử tưởng tượng đến 31/12/2009 doanh nghiệp không còn được hỗ trợ 4% lãi suất ngắn hạn nữa thì sẽ tạo ra một điểm rơi đáng ngại.
Do vậy, tốt nhất là nên tính đến một gói kích cầu nhỏ hơn, thời hạn ngắn hơn như một bước đệm trước khi nền kinh tế đi vào phát triển ổn định.
Không lo lạm phát cao
Nhưng nếu tiếp tục có gói kích cầu tiếp theo thì liệu có đưa đến tái lạm phát cao không, thưa ông?
Tôi cho rằng, nguy cơ lạm phát thì đã được cảnh báo ngay khi hoạch định gói kích cầu, bởi cái gì cũng có tính hai mặt. Tuy nhiên, qua theo dõi tình hình kinh tế vĩ mô cho đến bây giờ và cả trong thời gian tới thì tôi cho rằng, nguy cơ tái lạm phát cao là không lớn, bởi những lý do:
Căn cứ vào diễn biến chỉ số giá thì thấy giá cả đến tháng 7 chỉ tăng 3,3% so với cùng kỳ, còn so với bình quân hàng tháng từ đầu năm đến nay thì mức lạm phát đang giảm dần, từ 12% vào đầu năm xuống còn 9% trong tháng 7. Tôi cho rằng, chiều hướng này cũng sẽ tiếp tục giảm nữa.
Với thực tế đó thì không có lý do gì để cho rằng, lạm phát sẽ tăng cao trong thời gian tới. Mặc dù lạm phát trong khoảng tháng 3 đến tháng 6 là có tăng lên nhưng mức tuyệt đối thì vẫn thấp, chỉ xoay quanh mức 0,5%.
Với kinh nghiệm của tôi thì khả năng lạm phát vượt qua 7% của cả năm là ít có khả năng xảy ra. Về mặt lý luận thì nó cũng có nguyên nhân của nó, bởi khi chúng ta nói về lý do lạm phát thì chúng ta hay nói nhiều đến vấn đề cung tiền.
Nhìn tổng thể thì điều đó là đúng, nhưng người ta lại không phân tích được rằng, nguồn cung tiền từ những kênh nào. Ngân hàng Nhà nước chỉ là một kênh, nhưng còn có những kênh khác nữa, đó là chi tiêu ngân sách, tích lũy của doanh nghiệp, dân cư, kiều hối, FDI…tổng hợp của tất cả kênh này mới tạo lạm phát tổng cầu tổng thể, đẩy giá cả tăng cao.
Vừa qua nhà nước và ngân hàng cố nới lỏng tiền tệ và tài khóa để bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Nhưng thực tế, doanh nghiệp và dân cư thì lại phải đang “siết hầu bao” chứ chưa dám mạnh dạn đầu tư, trong khi đó nguồn tiền từ nước ngoài vào lại đang giảm đi so với cùng kỳ. Chính vì vậy, tổng cầu trong nền kinh tế không tăng cao lên, mặc dù nguồn bơm tiền của ngân sách và ngân hàng có tăng.
Còn về mặt chi phí đẩy, với đà phục hồi khó khăn của nền kinh tế thì rất khó có khả năng giá cả thế giới tăng cao trở lại trong ngắn hạn.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nếu Chính phủ tiếp tục hỗ trợ thì sẽ tạo nên một sức ì từ các doanh nghiệp, thưa ông?
Vừa qua, một số ý kiến cũng cho rằng, những giải pháp kích cầu của chúng ta là cần thiết nhưng cào bằng. Tuy nhiên, tôi xin lưu ý, nếu so với nhiều nước khác thì Việt Nam còn ít cào bằng hơn. Nhiều nước không tiến hành hỗ trợ lãi suất nhưng họ lại làm cho mặt bằng lãi suất chung hạ xuống rất thấp, nên tất cả đều được hưởng một mức lãi suất thấp.
Còn ở Việt Nam thì chúng ta chưa thể thực hiện được giải pháp đó, bởi chúng ta vừa trải qua thời kỳ lạm phát cao, kinh tế vĩ mô chưa ổn định nên chưa thể hạ lãi suất cơ bản thấp xuống được. Phải nhớ rằng, giải pháp chống khủng hoảng phải là những giải pháp tình thế chứ không thể nói một cách chung chung được.
Điều này cũng lý giải vì sao, kích cầu đúng là có sự cào bằng nhưng lại là biện pháp tình thế nếu nó mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế và xã hội. Nhưng cũng có thể, tới đây trong gói “đệm” thì chúng ta phải tính đến giải pháp hỗ trợ có điều kiện hơn, có chọn lọc hơn…để dần dần buộc các doanh nghiệp phải tự thân vận động.
Cần tập trung cho xuất khẩu
Vậy theo ông trong gói kích cầu "đệm" sắp tới, nếu triển khai thì chúng ta nên hướng vào những đối tượng nào, triển khai ra sao để đạt hiệu quả cao nhất?
Hiện nay Chính phủ và các cơ quan tham vấn cũng chưa bàn cụ thể về vấn đề này. Nhưng theo tôi việc này cần phải có sự tham gia của nhiều bộ ngành. Cá nhân tôi cho rằng, nên đặc biệt chú ý đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu bởi lượng cầu tiêu thụ hàng hóa của bên ngoài vẫn là một nhân tố quyết định cho sản xuất.
Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến thị trường nội địa và khả năng mở rộng sản xuất những hàng hóa mà chúng ta có khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa.
Nhưng ở gói kích cầu thứ nhất thì nhiều ý kiến vẫn cho rằng chúng ta thiên về kích cầu đầu tư (kích cung) mà lại coi nhẹ kích cầu tiêu dùng. Vậy, nếu thực hiện thì gói tiếp theo có cần thay đổi gì không?
Tôi cho rằng, nói kích cung thì cũng không chính xác. Thực ra chính sách chúng ta đã thực hiện là nhằm kích thích nền kinh tế, nó bao gồm cả những giải pháp tiền tệ, tài chính sao cho doanh nghiệp và dân cư đầu tư sản xuất và tiêu dùng trở lại. Nếu nói rằng, những giải pháp của chúng ta chỉ kích cung thì cũng không đúng vì nếu không đầu tư để duy trì sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp thì lấy đâu ra công ăn, việc làm và thu nhập để họ tiêu dùng.
Nếu không đầu tư cho doanh nghiệp thì làm sao có nhu cầu của doanh nghiệp về những vật tư hàng hóa. Do đó, chúng ta kích cung cho đối tượng này cũng có nghĩa là kích cầu cho đối tượng kia và ngược lại.
Không nên siết chặt tín dụng
Một trong những mục tiêu của kích cầu là làm cho tăng trưởng tín dụng tăng lên, nhưng tại sao vừa qua chúng ta lại điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng. Liệu có phải chúng ta đang tính đến chuyện thắt chặt tiền tệ và cắt giảm kích cầu, thưa ông?
Ngân hàng Nhà nước đưa ra mục tiêu tăng trưởng 25 -27% là họ có lý do của họ. Thứ nhất là do mối lo lạm phát và tăng trưởng nóng tín dụng làm cho độ an toàn của hệ thống ngân hàng bị đe dọa.
Bên cạnh đó, khó khăn trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay nên điều chỉnh để kiểm soát tốt hơn tăng trưởng tín dụng là đúng nhưng quan trong là phải để ở mức nào cho hợp lý.
Tôi cũng đã phát biểu trước Chính phủ, nếu theo đúng hạn mức nêu ra tối đa là 27% thì đến tháng 7 vừa qua đã là 22%, tức là chỉ còn 5% cho 5 tháng còn lại (1%/mỗi tháng). Tôi cho rằng, chúng ta cũng chưa thể chắc là đã kiểm soát được khung đã đề ra.
Nhưng quan trọng hơn, theo tôi là không nên siết quá chặt tín dụng vì rất nhiều nước phục hồi kinh tế chậm là tín dụng ách tắc không ra. Trong khi đó, chúng ta có được lợi thế là tín dụng ra được nên phải tạo được dòng đẩy để tạo điều kiện thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Chúng tôi cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng có thể ở mức 30%, thậm chí có cao hơn chút ít thì cũng không có gì đáng lo ngại nếu những chỉ số vĩ mô khác vẫn trong giới hạn an toàn. Cần lưu ý rằng, vĩ mô là một cái gì đó mà không ai cũng có thể khẳng định là sẽ làm chủ hoàn toàn được. Do vậy, trong điều hành phải căn cứ vào những tín hiệu của nền kinh tế để điều chỉnh một khách hợp lý.
Cách thức triển khai kích cầu của một số nước châu Á như Nhận Bản, Trung Quốc…có khác với chúng ta - họ đưa tiền trực tiếp cho dân, cho doanh nghiệp, và vừa rồi, Nhật Bản đã tuyên bố ra khỏi khủng hoảng. Vậy, theo ông, nếu tiếp tục thực hiện gói kích cầu tiếp theo thì chúng ta có nên tham khảo cách thức này không?
Theo tôi mỗi nước đều có hoàn cảnh đặc thù, tùy vào khả năng và nhiều yếu tố khác nữa. Việt Nam thực ra cũng không loại trừ những yếu tố đó. Chẳng hạn như chúng ta đã thực hiện trợ cấp cho người nghèo ăn tết cũng là một cách đưa tiền trực tiếp cho dân, hay thực hiện sớm việc nâng phụ cấp cho người nghỉ hưu khi lạm phát vẫn đang cao…
Còn chuyện của nước Nhật thì đến quý 2 họ cũng mới chỉ tăng trưởng dương được 0,9%, tức là từ âm sang dương. Còn chúng ta thì vẫn có tăng trưởng dương từ trước đến nay và hiện đang tăng lên. Tất nhiên là chúng ta cũng phải có đánh giá, phân tích đà tăng trưởng chứ không thể chủ quan được.
Bội chi không lo
Vậy theo ông, nếu tiếp tục có gói kích cầu tiếp theo thì liệu có tạo áp lực lên bội chi ngân sách tăng cao?
Theo đánh giá chung và những thông tin tôi nắm được thì mức bội chi ngân sách của chúng ta không quá căng thẳng. Ngay trong năm nay Quốc hội đã cho phép dưới 7% sẽ nhiều khả năng đạt được.
Sắp tới, mức bội chi ngân sách chắc chắn sẽ giảm hơn so với năm nay, nhưng nếu giảm ngay, giảm mạnh để trở về một ngưỡng nào đấy theo mục tiêu thì lại không nên, như vậy phải chấp nhận bội chi với một lộ trình thích hợp.
Tôi cho rằng, bội chỉ ngân sách nên giảm dần mỗi năm khoảng 0,5%/ GDP để có thể tiến tới đạt mức bội chi khoảng 5% trong 4 - 5 năm tới. Với cơ chế như vậy cùng với độ an toàn về nợ Chính phủ, nợ quốc gia thì vẫn có thể vẫn đảm bảo được cân đối ngân sách quốc gia. Điều đáng ngại chỉ là ở chỗ làm sao chi tiêu cho có hiệu quả.
Nổi lên là những quan ngại về khả năng tái lạm phát cao, khả năng bội chi ngân sách hay vi mô hơn là sẽ tạo nên một sức ì đối với các doanh nghiệp nếu tiếp tục được Chính phủ hỗ trợ khi tình hình kinh tế đang dần được cải thiện.
Tuy nhiên, với quan điểm của mình khi trao đổi với VnEconomy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy lại cho rằng, tất cả những quan ngại trên là không có cơ sở, bao gồm cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn của nền kinh tế.
Ông Thúy nói:
- Quan điểm của tôi là Chính phủ nên tiếp tục thực hiện giải pháp kích cầu chứ chưa nên dừng lại trước thời hạn hay thay đổi giải pháp đối với gói kích cầu thứ nhất.
Tôi ủng hộ quan điểm là nên có một gói "đệm" để cho nền kinh tế “hạ cánh mềm”, tránh được những cú sốc không đáng có. Chúng ta thử tưởng tượng đến 31/12/2009 doanh nghiệp không còn được hỗ trợ 4% lãi suất ngắn hạn nữa thì sẽ tạo ra một điểm rơi đáng ngại.
Do vậy, tốt nhất là nên tính đến một gói kích cầu nhỏ hơn, thời hạn ngắn hơn như một bước đệm trước khi nền kinh tế đi vào phát triển ổn định.
Không lo lạm phát cao
Nhưng nếu tiếp tục có gói kích cầu tiếp theo thì liệu có đưa đến tái lạm phát cao không, thưa ông?
Tôi cho rằng, nguy cơ lạm phát thì đã được cảnh báo ngay khi hoạch định gói kích cầu, bởi cái gì cũng có tính hai mặt. Tuy nhiên, qua theo dõi tình hình kinh tế vĩ mô cho đến bây giờ và cả trong thời gian tới thì tôi cho rằng, nguy cơ tái lạm phát cao là không lớn, bởi những lý do:
Căn cứ vào diễn biến chỉ số giá thì thấy giá cả đến tháng 7 chỉ tăng 3,3% so với cùng kỳ, còn so với bình quân hàng tháng từ đầu năm đến nay thì mức lạm phát đang giảm dần, từ 12% vào đầu năm xuống còn 9% trong tháng 7. Tôi cho rằng, chiều hướng này cũng sẽ tiếp tục giảm nữa.
Với thực tế đó thì không có lý do gì để cho rằng, lạm phát sẽ tăng cao trong thời gian tới. Mặc dù lạm phát trong khoảng tháng 3 đến tháng 6 là có tăng lên nhưng mức tuyệt đối thì vẫn thấp, chỉ xoay quanh mức 0,5%.
Với kinh nghiệm của tôi thì khả năng lạm phát vượt qua 7% của cả năm là ít có khả năng xảy ra. Về mặt lý luận thì nó cũng có nguyên nhân của nó, bởi khi chúng ta nói về lý do lạm phát thì chúng ta hay nói nhiều đến vấn đề cung tiền.
Nhìn tổng thể thì điều đó là đúng, nhưng người ta lại không phân tích được rằng, nguồn cung tiền từ những kênh nào. Ngân hàng Nhà nước chỉ là một kênh, nhưng còn có những kênh khác nữa, đó là chi tiêu ngân sách, tích lũy của doanh nghiệp, dân cư, kiều hối, FDI…tổng hợp của tất cả kênh này mới tạo lạm phát tổng cầu tổng thể, đẩy giá cả tăng cao.
Vừa qua nhà nước và ngân hàng cố nới lỏng tiền tệ và tài khóa để bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Nhưng thực tế, doanh nghiệp và dân cư thì lại phải đang “siết hầu bao” chứ chưa dám mạnh dạn đầu tư, trong khi đó nguồn tiền từ nước ngoài vào lại đang giảm đi so với cùng kỳ. Chính vì vậy, tổng cầu trong nền kinh tế không tăng cao lên, mặc dù nguồn bơm tiền của ngân sách và ngân hàng có tăng.
Còn về mặt chi phí đẩy, với đà phục hồi khó khăn của nền kinh tế thì rất khó có khả năng giá cả thế giới tăng cao trở lại trong ngắn hạn.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nếu Chính phủ tiếp tục hỗ trợ thì sẽ tạo nên một sức ì từ các doanh nghiệp, thưa ông?
Vừa qua, một số ý kiến cũng cho rằng, những giải pháp kích cầu của chúng ta là cần thiết nhưng cào bằng. Tuy nhiên, tôi xin lưu ý, nếu so với nhiều nước khác thì Việt Nam còn ít cào bằng hơn. Nhiều nước không tiến hành hỗ trợ lãi suất nhưng họ lại làm cho mặt bằng lãi suất chung hạ xuống rất thấp, nên tất cả đều được hưởng một mức lãi suất thấp.
Còn ở Việt Nam thì chúng ta chưa thể thực hiện được giải pháp đó, bởi chúng ta vừa trải qua thời kỳ lạm phát cao, kinh tế vĩ mô chưa ổn định nên chưa thể hạ lãi suất cơ bản thấp xuống được. Phải nhớ rằng, giải pháp chống khủng hoảng phải là những giải pháp tình thế chứ không thể nói một cách chung chung được.
Điều này cũng lý giải vì sao, kích cầu đúng là có sự cào bằng nhưng lại là biện pháp tình thế nếu nó mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế và xã hội. Nhưng cũng có thể, tới đây trong gói “đệm” thì chúng ta phải tính đến giải pháp hỗ trợ có điều kiện hơn, có chọn lọc hơn…để dần dần buộc các doanh nghiệp phải tự thân vận động.
Cần tập trung cho xuất khẩu
Vậy theo ông trong gói kích cầu "đệm" sắp tới, nếu triển khai thì chúng ta nên hướng vào những đối tượng nào, triển khai ra sao để đạt hiệu quả cao nhất?
Hiện nay Chính phủ và các cơ quan tham vấn cũng chưa bàn cụ thể về vấn đề này. Nhưng theo tôi việc này cần phải có sự tham gia của nhiều bộ ngành. Cá nhân tôi cho rằng, nên đặc biệt chú ý đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu bởi lượng cầu tiêu thụ hàng hóa của bên ngoài vẫn là một nhân tố quyết định cho sản xuất.
Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến thị trường nội địa và khả năng mở rộng sản xuất những hàng hóa mà chúng ta có khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa.
Nhưng ở gói kích cầu thứ nhất thì nhiều ý kiến vẫn cho rằng chúng ta thiên về kích cầu đầu tư (kích cung) mà lại coi nhẹ kích cầu tiêu dùng. Vậy, nếu thực hiện thì gói tiếp theo có cần thay đổi gì không?
Tôi cho rằng, nói kích cung thì cũng không chính xác. Thực ra chính sách chúng ta đã thực hiện là nhằm kích thích nền kinh tế, nó bao gồm cả những giải pháp tiền tệ, tài chính sao cho doanh nghiệp và dân cư đầu tư sản xuất và tiêu dùng trở lại. Nếu nói rằng, những giải pháp của chúng ta chỉ kích cung thì cũng không đúng vì nếu không đầu tư để duy trì sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp thì lấy đâu ra công ăn, việc làm và thu nhập để họ tiêu dùng.
Nếu không đầu tư cho doanh nghiệp thì làm sao có nhu cầu của doanh nghiệp về những vật tư hàng hóa. Do đó, chúng ta kích cung cho đối tượng này cũng có nghĩa là kích cầu cho đối tượng kia và ngược lại.
Không nên siết chặt tín dụng
Một trong những mục tiêu của kích cầu là làm cho tăng trưởng tín dụng tăng lên, nhưng tại sao vừa qua chúng ta lại điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng. Liệu có phải chúng ta đang tính đến chuyện thắt chặt tiền tệ và cắt giảm kích cầu, thưa ông?
Ngân hàng Nhà nước đưa ra mục tiêu tăng trưởng 25 -27% là họ có lý do của họ. Thứ nhất là do mối lo lạm phát và tăng trưởng nóng tín dụng làm cho độ an toàn của hệ thống ngân hàng bị đe dọa.
Bên cạnh đó, khó khăn trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay nên điều chỉnh để kiểm soát tốt hơn tăng trưởng tín dụng là đúng nhưng quan trong là phải để ở mức nào cho hợp lý.
Tôi cũng đã phát biểu trước Chính phủ, nếu theo đúng hạn mức nêu ra tối đa là 27% thì đến tháng 7 vừa qua đã là 22%, tức là chỉ còn 5% cho 5 tháng còn lại (1%/mỗi tháng). Tôi cho rằng, chúng ta cũng chưa thể chắc là đã kiểm soát được khung đã đề ra.
Nhưng quan trọng hơn, theo tôi là không nên siết quá chặt tín dụng vì rất nhiều nước phục hồi kinh tế chậm là tín dụng ách tắc không ra. Trong khi đó, chúng ta có được lợi thế là tín dụng ra được nên phải tạo được dòng đẩy để tạo điều kiện thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Chúng tôi cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng có thể ở mức 30%, thậm chí có cao hơn chút ít thì cũng không có gì đáng lo ngại nếu những chỉ số vĩ mô khác vẫn trong giới hạn an toàn. Cần lưu ý rằng, vĩ mô là một cái gì đó mà không ai cũng có thể khẳng định là sẽ làm chủ hoàn toàn được. Do vậy, trong điều hành phải căn cứ vào những tín hiệu của nền kinh tế để điều chỉnh một khách hợp lý.
Cách thức triển khai kích cầu của một số nước châu Á như Nhận Bản, Trung Quốc…có khác với chúng ta - họ đưa tiền trực tiếp cho dân, cho doanh nghiệp, và vừa rồi, Nhật Bản đã tuyên bố ra khỏi khủng hoảng. Vậy, theo ông, nếu tiếp tục thực hiện gói kích cầu tiếp theo thì chúng ta có nên tham khảo cách thức này không?
Theo tôi mỗi nước đều có hoàn cảnh đặc thù, tùy vào khả năng và nhiều yếu tố khác nữa. Việt Nam thực ra cũng không loại trừ những yếu tố đó. Chẳng hạn như chúng ta đã thực hiện trợ cấp cho người nghèo ăn tết cũng là một cách đưa tiền trực tiếp cho dân, hay thực hiện sớm việc nâng phụ cấp cho người nghỉ hưu khi lạm phát vẫn đang cao…
Còn chuyện của nước Nhật thì đến quý 2 họ cũng mới chỉ tăng trưởng dương được 0,9%, tức là từ âm sang dương. Còn chúng ta thì vẫn có tăng trưởng dương từ trước đến nay và hiện đang tăng lên. Tất nhiên là chúng ta cũng phải có đánh giá, phân tích đà tăng trưởng chứ không thể chủ quan được.
Bội chi không lo
Vậy theo ông, nếu tiếp tục có gói kích cầu tiếp theo thì liệu có tạo áp lực lên bội chi ngân sách tăng cao?
Theo đánh giá chung và những thông tin tôi nắm được thì mức bội chi ngân sách của chúng ta không quá căng thẳng. Ngay trong năm nay Quốc hội đã cho phép dưới 7% sẽ nhiều khả năng đạt được.
Sắp tới, mức bội chi ngân sách chắc chắn sẽ giảm hơn so với năm nay, nhưng nếu giảm ngay, giảm mạnh để trở về một ngưỡng nào đấy theo mục tiêu thì lại không nên, như vậy phải chấp nhận bội chi với một lộ trình thích hợp.
Tôi cho rằng, bội chỉ ngân sách nên giảm dần mỗi năm khoảng 0,5%/ GDP để có thể tiến tới đạt mức bội chi khoảng 5% trong 4 - 5 năm tới. Với cơ chế như vậy cùng với độ an toàn về nợ Chính phủ, nợ quốc gia thì vẫn có thể vẫn đảm bảo được cân đối ngân sách quốc gia. Điều đáng ngại chỉ là ở chỗ làm sao chi tiêu cho có hiệu quả.