“Không có chuyện cắt giảm gói kích cầu”
Nhiều vấn đề liên quan đến gói kích cầu đã được các thành viên Chính phủ giải đáp tại buổi họp báo chiều 7/7
Nhiều vấn đề liên quan đến gói kích cầu đã được các thành viên Chính phủ giải đáp tại buổi họp báo chiều 7/7.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ nói trên, đại diện Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan đã lý giải những thắc mắc xung quanh kết quả thực hiện chính sách kích cầu đang được dư luận quan tâm.
Chỉ suy giảm, không suy thoái
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết mới đây, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các thành viên Chính phủ và lãnh đạo các địa phương đã thảo luận các vấn đề liên quan đến kinh tế xã hội trong tháng 6 và sáu tháng đầu năm.
Chính phủ thống nhất đánh giá, trước bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều nước tăng trưởng âm, nhưng với sự quyết liệt và linh hoạt trong điều hành vĩ mô của Chính phủ, nền kinh tế nước ta trong sáu tháng qua chỉ bị suy giảm, không rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế và đang từng bước ra khỏi đáy suy giảm.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, những kết quả trên cũng mới chỉ là bước đầu, để có thể đánh giá chính xác hơn cần phải có kết quả tăng trưởng kinh tế của quý 3 sắp tới.
Cũng theo Thứ trưởng Sinh, mặc dù tăng trưởng GDP trong quý 2 đạt 3,9% là đáng khích lệ so với nhiều nước khác, song để đạt mục tiêu tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay thì 6 tháng còn lại, tối thiểu GDP cũng phải đạt khoảng 6 - 7%, đây thực sự là một thách thức lớn đối với Chính phủ.
Đặc biệt, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, đà tăng trưởng xuất khẩu trong sáu tháng đầu năm nay đã giảm 10%, trong khi mục tiêu được Quốc hội thông qua cho cả năm là dương 3%. Như vậy, một áp lực không hề nhỏ sẽ được đặt lên vai Chính phủ và các doanh nghiệp, bộ ngành liên quan nếu muốn đạt được chỉ tiêu đề ra.
Sắp có báo cáo kích cầu
Trả lời câu hỏi của VnEconomy về việc, tại sao thời gian triển khai gói kích cầu đã qua nửa chặng đường nhưng Chính phủ vẫn chưa có báo cáo về kết quả thực hiện cũng như hiệu quả từ các đối tượng được thụ hưởng, thay mặt Chính phủ, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, hiện những số liệu liên quan đến hỗ trợ lãi suất của gói kích cầu vẫn luôn được Ngân hàng Nhà nước cập nhật trên website của cơ quan này.
Ông Bảo nói, tính đến ngày 2/7, tổng dự nợ trong chương trình hỗ trợ lãi suất đã đạt 372.272 tỷ đồng, trong đó: hỗ trợ vốn ngắn hạn đạt 347.721 tỷ đồng, vốn hỗ trợ trung và dài hạn đạt 23.172 tỷ đồng. Riêng khối doanh nghiệp ngoài nhà nước với 78.533 doanh nghiệp đã nhận được 246.07 tỷ đồng từ chương trình kích cầu; các hộ kinh doanh cá thể đã nhận được trên 65 nghìn tỷ đồng với khoảng trên 1 triệu hộ.
Cũng theo ông, để đánh giá kết quả triển khai hỗ trợ lãi suất, thứ Sáu hàng tuần, Ngân hàng Nhà nước đều tổ chức họp giao ban, đánh giá kết quả thực hiện trong tuần, tháng… Đồng thời, cơ quan này cũng đã tổ chức hai cuộc đối thoại trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp về vấn đề hỗ trợ lãi suất của gói kích cầu.
Tuy nhiên, theo ông Bảo, hiện báo cáo tổng thể về kết quả triển khai gói kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất qua 5 tháng triển khai vẫn đang được gấp rút hoàn chỉnh. Dự kiến trong một vài tuần tới, báo cáo kết quả kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất trong 5 tháng đầu năm sẽ được Ngân hàng Nhà nước trình lên Thủ tướng.
Không có chuyện cắt giảm kích cầu
Liên quan đến tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 17% thay vì khoảng 30% như ước tính trong thời gian triển khai kích cầu, ông Bảo cho biết, do tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức quá thấp nên tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 17% là chấp nhận được.
Theo ông, việc đạt được 17% trong bối cảnh này cũng là nhờ tác động tích cực của chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất. Hiện Ngân hàng nhà nước vẫn đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của tăng trưởng tín dụng, tăng cường kiểm soát, điều hành linh hoạt để có thể đạt được cả hai mục tiêu như đã đề ra là vừa tăng trưởng vừa chống lạm phát.
Về câu hỏi liệu có xảy ra đảo nợ trong khi triển khai kích cầu hay không, theo ông Bảo, Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm các ngân hàng cho vay để trả nợ các khoản nợ cũ (đảo nợ), đồng thời cơ chế hỗ trợ lãi suất vẫn phải được áp dụng theo chế độ tín dụng thông thường, tức là vẫn phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Theo ông Bảo, trong tổng số hơn 372 nghìn tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất thì chủ yếu là hỗ trợ ngắn hạn, tức là hỗ trợ cho dư nợ vốn lưu động. Số dư nợ này sẽ quay vòng đồng thời với vốn dư nợ của doanh nghiệp, do đó, trong sáu tháng đầu năm nay, có nhiều doanh nghiệp đã bán được hàng hoặc có những nguồn tài chính hợp pháp nên đã trả được nợ và họ có thể được vay vốn hỗ trợ lãi suất.
“Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ giải ngân vốn hỗ trợ lãi suất trong hai tháng gần đây đã tăng lên nhanh chóng bởi tình hình đã chuyển biến tích cực, chứ hoàn toàn không có chuyện đảo nợ như một số ý kiến nghi ngại trên các phương tiên thông tin đại chúng”, ông Bảo cho biết.
Đặc biệt, liên quan đến thông tin Chính phủ có thể cắt giảm giá trị gói kích cầu và thu hẹp đối tượng hỗ trợ lãi suất nhằm giảm áp lực cho bội chi ngân sách, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ khẳng định: đến thời điểm này, Chính phủ hoàn toàn chưa có chủ trương cắt giảm giá trị gói kích cầu cũng như khoanh vùng hẹp lại đối tượng thụ hưởng.
“Những thông tin trên chỉ là tin đồn nhằm mục đích gây xáo trộn, quấy nhiễu nền kinh tế”, ông Bảo khẳng định.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ nói trên, đại diện Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan đã lý giải những thắc mắc xung quanh kết quả thực hiện chính sách kích cầu đang được dư luận quan tâm.
Chỉ suy giảm, không suy thoái
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết mới đây, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các thành viên Chính phủ và lãnh đạo các địa phương đã thảo luận các vấn đề liên quan đến kinh tế xã hội trong tháng 6 và sáu tháng đầu năm.
Chính phủ thống nhất đánh giá, trước bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều nước tăng trưởng âm, nhưng với sự quyết liệt và linh hoạt trong điều hành vĩ mô của Chính phủ, nền kinh tế nước ta trong sáu tháng qua chỉ bị suy giảm, không rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế và đang từng bước ra khỏi đáy suy giảm.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, những kết quả trên cũng mới chỉ là bước đầu, để có thể đánh giá chính xác hơn cần phải có kết quả tăng trưởng kinh tế của quý 3 sắp tới.
Cũng theo Thứ trưởng Sinh, mặc dù tăng trưởng GDP trong quý 2 đạt 3,9% là đáng khích lệ so với nhiều nước khác, song để đạt mục tiêu tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay thì 6 tháng còn lại, tối thiểu GDP cũng phải đạt khoảng 6 - 7%, đây thực sự là một thách thức lớn đối với Chính phủ.
Đặc biệt, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, đà tăng trưởng xuất khẩu trong sáu tháng đầu năm nay đã giảm 10%, trong khi mục tiêu được Quốc hội thông qua cho cả năm là dương 3%. Như vậy, một áp lực không hề nhỏ sẽ được đặt lên vai Chính phủ và các doanh nghiệp, bộ ngành liên quan nếu muốn đạt được chỉ tiêu đề ra.
Sắp có báo cáo kích cầu
Trả lời câu hỏi của VnEconomy về việc, tại sao thời gian triển khai gói kích cầu đã qua nửa chặng đường nhưng Chính phủ vẫn chưa có báo cáo về kết quả thực hiện cũng như hiệu quả từ các đối tượng được thụ hưởng, thay mặt Chính phủ, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, hiện những số liệu liên quan đến hỗ trợ lãi suất của gói kích cầu vẫn luôn được Ngân hàng Nhà nước cập nhật trên website của cơ quan này.
Ông Bảo nói, tính đến ngày 2/7, tổng dự nợ trong chương trình hỗ trợ lãi suất đã đạt 372.272 tỷ đồng, trong đó: hỗ trợ vốn ngắn hạn đạt 347.721 tỷ đồng, vốn hỗ trợ trung và dài hạn đạt 23.172 tỷ đồng. Riêng khối doanh nghiệp ngoài nhà nước với 78.533 doanh nghiệp đã nhận được 246.07 tỷ đồng từ chương trình kích cầu; các hộ kinh doanh cá thể đã nhận được trên 65 nghìn tỷ đồng với khoảng trên 1 triệu hộ.
Cũng theo ông, để đánh giá kết quả triển khai hỗ trợ lãi suất, thứ Sáu hàng tuần, Ngân hàng Nhà nước đều tổ chức họp giao ban, đánh giá kết quả thực hiện trong tuần, tháng… Đồng thời, cơ quan này cũng đã tổ chức hai cuộc đối thoại trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp về vấn đề hỗ trợ lãi suất của gói kích cầu.
Tuy nhiên, theo ông Bảo, hiện báo cáo tổng thể về kết quả triển khai gói kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất qua 5 tháng triển khai vẫn đang được gấp rút hoàn chỉnh. Dự kiến trong một vài tuần tới, báo cáo kết quả kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất trong 5 tháng đầu năm sẽ được Ngân hàng Nhà nước trình lên Thủ tướng.
Không có chuyện cắt giảm kích cầu
Liên quan đến tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 17% thay vì khoảng 30% như ước tính trong thời gian triển khai kích cầu, ông Bảo cho biết, do tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức quá thấp nên tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 17% là chấp nhận được.
Theo ông, việc đạt được 17% trong bối cảnh này cũng là nhờ tác động tích cực của chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất. Hiện Ngân hàng nhà nước vẫn đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của tăng trưởng tín dụng, tăng cường kiểm soát, điều hành linh hoạt để có thể đạt được cả hai mục tiêu như đã đề ra là vừa tăng trưởng vừa chống lạm phát.
Về câu hỏi liệu có xảy ra đảo nợ trong khi triển khai kích cầu hay không, theo ông Bảo, Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm các ngân hàng cho vay để trả nợ các khoản nợ cũ (đảo nợ), đồng thời cơ chế hỗ trợ lãi suất vẫn phải được áp dụng theo chế độ tín dụng thông thường, tức là vẫn phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Theo ông Bảo, trong tổng số hơn 372 nghìn tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất thì chủ yếu là hỗ trợ ngắn hạn, tức là hỗ trợ cho dư nợ vốn lưu động. Số dư nợ này sẽ quay vòng đồng thời với vốn dư nợ của doanh nghiệp, do đó, trong sáu tháng đầu năm nay, có nhiều doanh nghiệp đã bán được hàng hoặc có những nguồn tài chính hợp pháp nên đã trả được nợ và họ có thể được vay vốn hỗ trợ lãi suất.
“Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ giải ngân vốn hỗ trợ lãi suất trong hai tháng gần đây đã tăng lên nhanh chóng bởi tình hình đã chuyển biến tích cực, chứ hoàn toàn không có chuyện đảo nợ như một số ý kiến nghi ngại trên các phương tiên thông tin đại chúng”, ông Bảo cho biết.
Đặc biệt, liên quan đến thông tin Chính phủ có thể cắt giảm giá trị gói kích cầu và thu hẹp đối tượng hỗ trợ lãi suất nhằm giảm áp lực cho bội chi ngân sách, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ khẳng định: đến thời điểm này, Chính phủ hoàn toàn chưa có chủ trương cắt giảm giá trị gói kích cầu cũng như khoanh vùng hẹp lại đối tượng thụ hưởng.
“Những thông tin trên chỉ là tin đồn nhằm mục đích gây xáo trộn, quấy nhiễu nền kinh tế”, ông Bảo khẳng định.