Kiềm chế giá tiêu dùng khó đạt mục tiêu
Với những động thái hiện nay của thị trường, có nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu kiềm chế giá tiêu dùng cả năm ở mức 8,2- 8,3%
Có thể khẳng định rằng, sau 3 năm liên tục chưa thành công, chưa bao giờ chúng ta lại nỗ lực phấn đấu để thực hiện bằng được mục tiêu kiềm chế giá tiêu dùng tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP như hiện nay.
Đó là giải pháp giảm mạnh thuế suất nhập khẩu trên diện rộng chưa từng có; tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện kỷ cương, pháp luật giá cả... và động thái mới đây nhất là Chính phủ đã "giao chỉ tiêu" cho các bộ, ngành kiềm chế giá tiêu dùng trong từng tháng cuối năm ở mức 0,3%; 0,3% và 0,4%.
Thực phẩm luôn tăng giá trong mùa tiêu dùng
Tuy nhiên, với những động thái hiện nay của thị trường, có nhiều khả năng chúng ta khó đạt được mục tiêu kiềm chế giá tiêu dùng cả năm ở mức 8,2- 8,3%.
Thực tế 2 tháng qua, đặc biệt là tháng 9 cho thấy, việc giá tiêu dùng vẫn tăng mạnh chủ yếu và trước hết là do thị trường thực phẩm trong nước vẫn "miễn dịch" trước giải pháp giảm mạnh thuế suất nhập khẩu, cho nên thật khó để có thể kỳ vọng vào việc giá của nhóm hàng này sẽ hạ nhiệt trong những tháng tới, đặc biệt là vào "mùa tiêu dùng thực phẩm" cuối năm.
Cụ thể, các số liệu thống kê về giá của các nhóm hàng trong tháng 9 cho thấy rằng, trong khi giá tiêu dùng nói chung tăng 0,51% thì giá của nhóm hàng hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng "phi mã" 1,02%. Trong đó, riêng mặt hàng lương thực chiếm 9,86% trong "rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội" cũng chỉ tăng 0,85%, còn mặt hàng thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong "rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng" này với 32,99% đã tăng đại nhảy vọt 1,26%.
Những động thái này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
Trước hết, việc giá của nhóm hàng lương thực vẫn tăng cao không thể bắt nguồn từ nguyên nhân mất cân đối cung cầu, bởi bài học sốt nóng giá lúa gạo trong nước cuối năm ngoái đã khiến các nhà quản lý nước ta hết sức thận trọng, cho nên chỉ có thể là do thị trường lúa gạo trong nước và thế giới giống như những "chiếc bình thông nhau", cho nên sốt nóng giá gạo thế giới đã kích thị trường lúa gạo nước ta nóng theo. Mặt khác, cũng phải khẳng định rằng, việc giá lương thực tăng cao còn bắt nguồn từ việc giá của một loạt loại đầu vào của mặt hàng này như phân bón, thuốc trừ sâu, giống... đều đã tăng cao.
Tiếp theo, là một quốc gia xuất khẩu nông sản thực phẩm trên quy mô lớn, giá các mặt hàng này ở thị trường trong nước còn thấp, và mặt khác, do đại đa số dân cư nước ta còn rất nghèo, cho nên các nông sản thực phẩm nhập khẩu nằm ngoài "tầm với" của họ. Bên cạnh đó, thời gian qua cũng chính là lúc giá của hàng loạt nông sản thực phẩm thế giới đang ở mức cao kỷ lục, do vậy nông sản thực phẩm không dễ dàng có chỗ đứng ở thị trường nước ta để kéo giá trong nước xuống như đã có nhà quản lý kỳ vọng.
Lạm phát do cầu kéo mạnh chưa từng có
Lạm phát do cầu kéo những tháng cuối năm nay là mạnh chưa từng có trong hơn 10 năm trở lại đây.
Bởi lẽ, trong 9 tháng đầu tiên gia nhập "ngôi nhà chung WTO" vừa qua, đà tăng trưởng mạnh dần qua từng quý (quý 1 tăng 7,7%; quý 2 tăng 8%; quý 3 tăng 8,9%) đang là những dấu hiệu hết sức đáng mừng để chúng ta phấn đấu đạt kỷ lục tăng trưởng cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây.
Thế nhưng, việc tăng tốc phát triển kinh tế để hoàn thành trọn vẹn mục tiêu tốc độ tăng GDP 8,5%, thậm chí còn có thể cao hơn trong năm nay đương nhiên đồng nghĩa với nhu cầu hàng hoá của nền kinh tế tăng đột biến sẽ tạo ra áp lực tăng giá rất mạnh trên thị trường. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao cũng đồng nghĩa với thu nhập của quảng đại dân cư tăng cao và sức mua xã hội tăng cao, cộng với việc Tết Nguyên đán năm nay đến sớm hơn năm trước sẽ khiến một bộ phận rất đông đảo dân cư "dốc túi" chi tiêu dùng cũng tạo ra áp lực tăng giá rất mạnh ngay từ tháng 12 tới.
Chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng mạnh
Với đặc thù của một nền kinh tế mà nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường thế giới bằng khoảng 52-53% GDP như nước ta hiện nay, việc thị trường nguyên liệu thế giới sốt nóng như thế nào đương nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá tiêu dùng trong nước.
Xét dưới góc độ này, có thể nói, những biến động của thị trường thế giới cho tới thời điểm hiện nay là những dấu hiệu đáng lo hơn đáng mừng đối với chúng ta. Bởi lẽ, sau khi hạ nhiệt trong tháng 8, giá nguyên liệu thế giới trong tháng 9 vừa qua lại tăng tốc trở lại. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, giá năng lượng thế giới đã từ 321,7 điểm giảm xuống còn 306,5 điểm trong tháng 8, nhưng tháng 9 vừa qua đã tăng đại nhảy vọt lên 335,5 điểm, đạt kỷ lục mọi thời đại. Bên cạnh đó, giá của nhóm hàng nguyên liệu phi dầu mỏ ở ba thời điểm tương ứng là 177,4 điểm; 173,4 điểm và 176,8 điểm.
Điều này có nghĩa là, hy vọng về việc thị trường nguyên liệu thế giới bắt đầu hạ nhiệt ngay từ tháng 8 và quá trình này kéo dài đến cuối năm giống như "kịch bản" năm 2006 đã không xảy ra, còn việc nó có bắt đầu hạ nhiệt từ tháng 10 này giống như "kịch bản" năm 2005 thì vẫn chưa có bảo đảm chắc chắn. Tuy nhiên, chỉ riêng những biến động của giá cả thế giới tính đến thời điểm này cũng đã cho thấy rằng, nền kinh tế nước ta sẽ còn phải đối mặt với vấn nạn giá đầu vào nhập khẩu sẽ còn liên tục đạt kỷ lục ít nhất là trong vòng 1 tháng nữa, và do vậy, khả năng giảm giá sản phẩm đồng loạt trên thị trường trong nước từ tháng 10 là điều chắc chắn.
Những điều nói trên có nghĩa là, trong trường hợp thị trường nguyên liệu thế giới bắt đầu hạ nhiệt từ tháng 10 này, chúng ta sẽ tránh được tình trạng tác động "kép" của lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát do cầu kéo trong hai tháng cuối năm, và trong trường hợp này, với xuất phát điểm 7,32% hiện nay, có khả năng chúng ta sẽ giữ được tổng mức tăng của giá tiêu dùng trong 3 tháng cuối năm là 1,3% như năm 2006, còn cả năm sẽ là khoảng 8,7%, tức là sẽ ngang bằng, hoặc cao hơn chút ít so với tốc độ tăng GDP.
Ngược lại, trong trường hợp thị trường nguyên liệu thế giới hạ nhiệt muộn, cộng với lạm phát do cầu kéo đến sớm, "kịch bản" giá tiêu dùng còn tăng cao giống như 3 tháng cuối năm 2005 xảy ra (tăng 1,6%), thì đương nhiên tổng mức tăng giá tiêu dùng cả năm sẽ vượt ngưỡng 9% và cao hơn tốc độ tăng GDP.
Nói tóm lại, tuy đã thành công bước đầu trong cuộc chiến chống lạm phát đã được khởi động từ đầu tháng 8 đến nay, nhưng với những biến động khó lường của thị trường thế giới và những kết quả đó chưa đủ để bảo đảm rằng chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát đã đề ra.
Đó là giải pháp giảm mạnh thuế suất nhập khẩu trên diện rộng chưa từng có; tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện kỷ cương, pháp luật giá cả... và động thái mới đây nhất là Chính phủ đã "giao chỉ tiêu" cho các bộ, ngành kiềm chế giá tiêu dùng trong từng tháng cuối năm ở mức 0,3%; 0,3% và 0,4%.
Thực phẩm luôn tăng giá trong mùa tiêu dùng
Tuy nhiên, với những động thái hiện nay của thị trường, có nhiều khả năng chúng ta khó đạt được mục tiêu kiềm chế giá tiêu dùng cả năm ở mức 8,2- 8,3%.
Thực tế 2 tháng qua, đặc biệt là tháng 9 cho thấy, việc giá tiêu dùng vẫn tăng mạnh chủ yếu và trước hết là do thị trường thực phẩm trong nước vẫn "miễn dịch" trước giải pháp giảm mạnh thuế suất nhập khẩu, cho nên thật khó để có thể kỳ vọng vào việc giá của nhóm hàng này sẽ hạ nhiệt trong những tháng tới, đặc biệt là vào "mùa tiêu dùng thực phẩm" cuối năm.
Cụ thể, các số liệu thống kê về giá của các nhóm hàng trong tháng 9 cho thấy rằng, trong khi giá tiêu dùng nói chung tăng 0,51% thì giá của nhóm hàng hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng "phi mã" 1,02%. Trong đó, riêng mặt hàng lương thực chiếm 9,86% trong "rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội" cũng chỉ tăng 0,85%, còn mặt hàng thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong "rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng" này với 32,99% đã tăng đại nhảy vọt 1,26%.
Những động thái này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
Trước hết, việc giá của nhóm hàng lương thực vẫn tăng cao không thể bắt nguồn từ nguyên nhân mất cân đối cung cầu, bởi bài học sốt nóng giá lúa gạo trong nước cuối năm ngoái đã khiến các nhà quản lý nước ta hết sức thận trọng, cho nên chỉ có thể là do thị trường lúa gạo trong nước và thế giới giống như những "chiếc bình thông nhau", cho nên sốt nóng giá gạo thế giới đã kích thị trường lúa gạo nước ta nóng theo. Mặt khác, cũng phải khẳng định rằng, việc giá lương thực tăng cao còn bắt nguồn từ việc giá của một loạt loại đầu vào của mặt hàng này như phân bón, thuốc trừ sâu, giống... đều đã tăng cao.
Tiếp theo, là một quốc gia xuất khẩu nông sản thực phẩm trên quy mô lớn, giá các mặt hàng này ở thị trường trong nước còn thấp, và mặt khác, do đại đa số dân cư nước ta còn rất nghèo, cho nên các nông sản thực phẩm nhập khẩu nằm ngoài "tầm với" của họ. Bên cạnh đó, thời gian qua cũng chính là lúc giá của hàng loạt nông sản thực phẩm thế giới đang ở mức cao kỷ lục, do vậy nông sản thực phẩm không dễ dàng có chỗ đứng ở thị trường nước ta để kéo giá trong nước xuống như đã có nhà quản lý kỳ vọng.
Lạm phát do cầu kéo mạnh chưa từng có
Lạm phát do cầu kéo những tháng cuối năm nay là mạnh chưa từng có trong hơn 10 năm trở lại đây.
Bởi lẽ, trong 9 tháng đầu tiên gia nhập "ngôi nhà chung WTO" vừa qua, đà tăng trưởng mạnh dần qua từng quý (quý 1 tăng 7,7%; quý 2 tăng 8%; quý 3 tăng 8,9%) đang là những dấu hiệu hết sức đáng mừng để chúng ta phấn đấu đạt kỷ lục tăng trưởng cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây.
Thế nhưng, việc tăng tốc phát triển kinh tế để hoàn thành trọn vẹn mục tiêu tốc độ tăng GDP 8,5%, thậm chí còn có thể cao hơn trong năm nay đương nhiên đồng nghĩa với nhu cầu hàng hoá của nền kinh tế tăng đột biến sẽ tạo ra áp lực tăng giá rất mạnh trên thị trường. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao cũng đồng nghĩa với thu nhập của quảng đại dân cư tăng cao và sức mua xã hội tăng cao, cộng với việc Tết Nguyên đán năm nay đến sớm hơn năm trước sẽ khiến một bộ phận rất đông đảo dân cư "dốc túi" chi tiêu dùng cũng tạo ra áp lực tăng giá rất mạnh ngay từ tháng 12 tới.
Chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng mạnh
Với đặc thù của một nền kinh tế mà nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường thế giới bằng khoảng 52-53% GDP như nước ta hiện nay, việc thị trường nguyên liệu thế giới sốt nóng như thế nào đương nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá tiêu dùng trong nước.
Xét dưới góc độ này, có thể nói, những biến động của thị trường thế giới cho tới thời điểm hiện nay là những dấu hiệu đáng lo hơn đáng mừng đối với chúng ta. Bởi lẽ, sau khi hạ nhiệt trong tháng 8, giá nguyên liệu thế giới trong tháng 9 vừa qua lại tăng tốc trở lại. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, giá năng lượng thế giới đã từ 321,7 điểm giảm xuống còn 306,5 điểm trong tháng 8, nhưng tháng 9 vừa qua đã tăng đại nhảy vọt lên 335,5 điểm, đạt kỷ lục mọi thời đại. Bên cạnh đó, giá của nhóm hàng nguyên liệu phi dầu mỏ ở ba thời điểm tương ứng là 177,4 điểm; 173,4 điểm và 176,8 điểm.
Điều này có nghĩa là, hy vọng về việc thị trường nguyên liệu thế giới bắt đầu hạ nhiệt ngay từ tháng 8 và quá trình này kéo dài đến cuối năm giống như "kịch bản" năm 2006 đã không xảy ra, còn việc nó có bắt đầu hạ nhiệt từ tháng 10 này giống như "kịch bản" năm 2005 thì vẫn chưa có bảo đảm chắc chắn. Tuy nhiên, chỉ riêng những biến động của giá cả thế giới tính đến thời điểm này cũng đã cho thấy rằng, nền kinh tế nước ta sẽ còn phải đối mặt với vấn nạn giá đầu vào nhập khẩu sẽ còn liên tục đạt kỷ lục ít nhất là trong vòng 1 tháng nữa, và do vậy, khả năng giảm giá sản phẩm đồng loạt trên thị trường trong nước từ tháng 10 là điều chắc chắn.
Những điều nói trên có nghĩa là, trong trường hợp thị trường nguyên liệu thế giới bắt đầu hạ nhiệt từ tháng 10 này, chúng ta sẽ tránh được tình trạng tác động "kép" của lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát do cầu kéo trong hai tháng cuối năm, và trong trường hợp này, với xuất phát điểm 7,32% hiện nay, có khả năng chúng ta sẽ giữ được tổng mức tăng của giá tiêu dùng trong 3 tháng cuối năm là 1,3% như năm 2006, còn cả năm sẽ là khoảng 8,7%, tức là sẽ ngang bằng, hoặc cao hơn chút ít so với tốc độ tăng GDP.
Ngược lại, trong trường hợp thị trường nguyên liệu thế giới hạ nhiệt muộn, cộng với lạm phát do cầu kéo đến sớm, "kịch bản" giá tiêu dùng còn tăng cao giống như 3 tháng cuối năm 2005 xảy ra (tăng 1,6%), thì đương nhiên tổng mức tăng giá tiêu dùng cả năm sẽ vượt ngưỡng 9% và cao hơn tốc độ tăng GDP.
Nói tóm lại, tuy đã thành công bước đầu trong cuộc chiến chống lạm phát đã được khởi động từ đầu tháng 8 đến nay, nhưng với những biến động khó lường của thị trường thế giới và những kết quả đó chưa đủ để bảo đảm rằng chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát đã đề ra.