Kiên Giang muốn Phú Quốc thành đặc khu
Tỉnh kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư cho Phú Quốc về thuế, nhà ở, đất ở và tài chính
UBND tỉnh Kiên Giang vừa đề xuất Chính phủ cho áp dụng các cơ chế đặc thù nhằm phát triển đảo Phú Quốc thành đặc khu hành chính - kinh tế trực thuộc Trung ương.
Theo đó, địa phương này kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo và đề xuất Bộ Chính trị ban hành nghị quyết chuyên đề riêng về phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2020, trong đó cho phép địa phương này có cơ chế linh động, điều chỉnh một số chỉ tiêu kiến trúc trong quá trình triển khai các quy hoạch chi tiết, nhằm đảm bảo phát huy tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên - xã hội, phù hợp theo tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của Phú Quốc.
Để chuẩn bị cho mục tiêu này, tỉnh Kiên Giang kiến nghị Chính phủ trước mắt bố trí thêm 4.500 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để xây dựng hoàn thành các tuyến đường vòng quanh đảo phía bờ Tây, đường trục chính Nam-Bắc đảo và cầu Nguyễn Trung Trực.
Bên cạnh đó tỉnh cũng đề nghị Chính phủ bố trí 2.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư xây dựng các tuyến đường nhánh nối đường trục chính đến đường vòng quanh đảo hoặc đấu nối với các khu du lịch, khu đô thị-dân cư trọng điểm.
Đặc biệt, tỉnh kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xúc tiến thủ tục thực hiện các dự án như: khu phức hợp khách sạn, vui chơi, giải trí có hoạt động kinh doanh casino, trung tâm thể thao quốc tế, trường đua; ban hành quyết định thành lập khu kinh tế ven biển Phú Quốc; chỉ đạo, tạo điều kiện sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư cho Phú Quốc về thuế, nhà ở, đất ở và tài chính.
Kiên Giang kiến nghị tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trên đảo Phú Quốc được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (hoặc 15%) trong 20 năm cho các dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng; đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề được khuyến khích đầu tư thì được hưởng ưu đãi thêm về ngành nghề theo quy định; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho tất cả các hộ gia đình có thu nhập từ kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương phát sinh tại địa bàn đảo Phú Quốc...
Tỉnh cũng kiến nghị cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trên đảo Phú Quốc theo định suất; người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà ở và được thuê đất ở lâu dài trên đảo Phú Quốc. Ngoài ra còn một số cơ chế tài chính khác cho đầu tư phát triển đảo Phú Quốc.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, trong giai đoạn 2005 - 2012, Phú Quốc đã thu hút được 219 dự án trong các khu quy hoạch với tổng diện tích 10.470 ha, với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có 9/219 dự án chính thức đi vào hoạt động trên diện tích 18,46 ha, vốn đầu tư vỏn vẹn 713 tỷ đồng.
Mới đây, Thủ tướng cũng đã quyết định lập tổ công tác nghiên cứu của Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc do ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ làm tổ trưởng.
Theo đó, địa phương này kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo và đề xuất Bộ Chính trị ban hành nghị quyết chuyên đề riêng về phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2020, trong đó cho phép địa phương này có cơ chế linh động, điều chỉnh một số chỉ tiêu kiến trúc trong quá trình triển khai các quy hoạch chi tiết, nhằm đảm bảo phát huy tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên - xã hội, phù hợp theo tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của Phú Quốc.
Để chuẩn bị cho mục tiêu này, tỉnh Kiên Giang kiến nghị Chính phủ trước mắt bố trí thêm 4.500 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để xây dựng hoàn thành các tuyến đường vòng quanh đảo phía bờ Tây, đường trục chính Nam-Bắc đảo và cầu Nguyễn Trung Trực.
Bên cạnh đó tỉnh cũng đề nghị Chính phủ bố trí 2.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư xây dựng các tuyến đường nhánh nối đường trục chính đến đường vòng quanh đảo hoặc đấu nối với các khu du lịch, khu đô thị-dân cư trọng điểm.
Đặc biệt, tỉnh kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xúc tiến thủ tục thực hiện các dự án như: khu phức hợp khách sạn, vui chơi, giải trí có hoạt động kinh doanh casino, trung tâm thể thao quốc tế, trường đua; ban hành quyết định thành lập khu kinh tế ven biển Phú Quốc; chỉ đạo, tạo điều kiện sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư cho Phú Quốc về thuế, nhà ở, đất ở và tài chính.
Kiên Giang kiến nghị tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trên đảo Phú Quốc được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (hoặc 15%) trong 20 năm cho các dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng; đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề được khuyến khích đầu tư thì được hưởng ưu đãi thêm về ngành nghề theo quy định; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho tất cả các hộ gia đình có thu nhập từ kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương phát sinh tại địa bàn đảo Phú Quốc...
Tỉnh cũng kiến nghị cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trên đảo Phú Quốc theo định suất; người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà ở và được thuê đất ở lâu dài trên đảo Phú Quốc. Ngoài ra còn một số cơ chế tài chính khác cho đầu tư phát triển đảo Phú Quốc.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, trong giai đoạn 2005 - 2012, Phú Quốc đã thu hút được 219 dự án trong các khu quy hoạch với tổng diện tích 10.470 ha, với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có 9/219 dự án chính thức đi vào hoạt động trên diện tích 18,46 ha, vốn đầu tư vỏn vẹn 713 tỷ đồng.
Mới đây, Thủ tướng cũng đã quyết định lập tổ công tác nghiên cứu của Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc do ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ làm tổ trưởng.