Kinh tế toàn cầu trước nguy cơ suy giảm
Nhiều khả năng IMF sẽ giảm mức dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 3,7%, thay vì mức dự đoán 4,1% trước đó
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Strauss Kahn vừa tuyên bố, trong năm nay, nền kinh tế toàn cầu có những dấu hiệu suy giảm lớn. Nhiều khả năng IMF sẽ giảm mức dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 3,7%, thay vì mức dự đoán 4,1% trước đó.
Trong tuyên bố với báo giới, ông Kahn cho rằng: “Tình hình rất nghiêm trọng và nền kinh tế Mỹ phát triển chậm lại đã tác động tới toàn bộ nền kinh tế thế giới. Đó là những dấu hiệu về sự suy giảm lớn của kinh tế toàn cầu".
Kinh tế suy giảm không phải là một thảm họa
Tuyên bố trên của Giám đốc điều hành IMF đưa ra ngay trước thềm hội nghị thường niên mùa xuân cấp Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên IMF và Ngân hàng thế giới (WB), dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 12-13/4 tới tại Mỹ. Tại hội nghị, IMF sẽ công bố báo cáo ''Triển vọng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, ông Kahn nhấn mạnh, dấu hiệu suy giảm kinh tế không phải là ''một thảm họa'' và cho rằng sẽ là quá vội vàng nếu kết luận rằng kinh tế Mỹ đang ''suy thoái''.
Theo ông Kahn, IMF cũng có thể giảm mức dự đoán tăng trưởng kinh tế của Mỹ thay vì mức 1,5% ban đầu. Không chỉ có Mỹ và các nước châu Âu là nạn nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng, mà cả các nền kinh tế đang nổi lên, đặc biệt là ở châu Á, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Báo chí Đức đưa tin, IMF có thể hạ mức dự đoán tăng trưởng của kinh tế Mỹ xuống còn 0,5% trong năm nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ đang ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế trên thế giới, tuy nhiên không phải là tất cả. Tốc độ phát triển kinh tế của một số nước như Australia, Brazil, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và Qatar tiếp tục tăng, mặc dù có chững lại trong năm 2007. Lý do khiến kinh tế các quốc gia trên tiếp tục tăng trưởng trong tình hình kinh tế thế giới đang gặp khó khăn là các nước đó có nguồn tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, quặng sắt, nhôm, đồng... dồi dào và họ tiếp tục thu lợi nhuận từ xuất khẩu các loại tài nguyên đó.
Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cũng đã cảnh báo Quốc hội nước này về khả năng nền kinh tế Mỹ có thể sụt giảm trong nửa đầu năm nay, và đây có thể là dấu hiệu cho thấy một cơn suy thoái bắt đầu.
Ngân hàng cần tiếp tục bơm tiền và chống lạm phát
Điều trần trước Ủy ban kinh tế chung của Quốc hội, ông Bernanke lần đầu tiên đề cập tới khả năng kinh tế suy thoái dựa trên 3 cuộc khủng hoảng địa ốc, tín dụng và tài chính tại Mỹ. Ông Bernanke nhận định, dường như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ “không tăng trưởng cao trong nửa đầu năm 2008 và thậm chí còn có thể giảm nhẹ”.
Theo các nhà phân tích, 6 tháng sụt giảm GDP liên tiếp đồng nghĩa với một cơn suy thoái Mỹ đã bắt đầu. Một báo cáo của Chính phủ Mỹ công bố ngày 4/4 cho biết, trong tháng 3, các chủ lao động ở nước này đã cắt giảm tới 80.000 việc làm, là mức cắt giảm lớn nhất trong vòng 5 năm qua. Mức cắt giảm này cũng làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trên toàn quốc lên 5,1% trong tháng 3 so với mức 4,8% trong tháng 2. Những số liệu trên cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy thoái.
Tuy nhiên, Chủ tịch FED nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng hơn trong nửa cuối năm nay và trong năm 2009, với sự trợ giúp của Chính phủ thông qua kế hoạch kích thích nền kinh tế trị giá 168 tỷ USD cũng như việc FED cắt giảm mạnh mẽ tỷ lệ lãi suất.
Nhằm đối phó nguy cơ kinh tế thế giới suy thoái, ngày 3/4, Viện Tài chính quốc tế (IIF) thay mặt hơn 375 ngân hàng hàng đầu thế giới đã kêu gọi lãnh đạo các quốc gia, các ngân hàng nhà nước và các tổ chức tài chính phối hợp hành động.
Chủ tịch IIF, Charles Dallara nhấn mạnh, các ngân hàng nhà nước cần hợp tác chặt chẽ trong việc đưa ra các biện pháp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tín dụng đang ngày càng trầm trọng, đồng thời cảnh báo những rủi ro có thể làm rối loạn thị trường do giá trị đồng USD đang trên đà suy yếu so với một số ngoại tệ khác.
Theo đó, IIF đề xuất yêu cầu các ngân hàng nhà nước tiếp tục bơm tiền cho hệ thống tài chính và kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. IIF cũng kêu gọi mở rộng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) bằng cách kết nạp thêm thành viên mới như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Trong tuyên bố với báo giới, ông Kahn cho rằng: “Tình hình rất nghiêm trọng và nền kinh tế Mỹ phát triển chậm lại đã tác động tới toàn bộ nền kinh tế thế giới. Đó là những dấu hiệu về sự suy giảm lớn của kinh tế toàn cầu".
Kinh tế suy giảm không phải là một thảm họa
Tuyên bố trên của Giám đốc điều hành IMF đưa ra ngay trước thềm hội nghị thường niên mùa xuân cấp Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên IMF và Ngân hàng thế giới (WB), dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 12-13/4 tới tại Mỹ. Tại hội nghị, IMF sẽ công bố báo cáo ''Triển vọng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, ông Kahn nhấn mạnh, dấu hiệu suy giảm kinh tế không phải là ''một thảm họa'' và cho rằng sẽ là quá vội vàng nếu kết luận rằng kinh tế Mỹ đang ''suy thoái''.
Theo ông Kahn, IMF cũng có thể giảm mức dự đoán tăng trưởng kinh tế của Mỹ thay vì mức 1,5% ban đầu. Không chỉ có Mỹ và các nước châu Âu là nạn nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng, mà cả các nền kinh tế đang nổi lên, đặc biệt là ở châu Á, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Báo chí Đức đưa tin, IMF có thể hạ mức dự đoán tăng trưởng của kinh tế Mỹ xuống còn 0,5% trong năm nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ đang ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế trên thế giới, tuy nhiên không phải là tất cả. Tốc độ phát triển kinh tế của một số nước như Australia, Brazil, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và Qatar tiếp tục tăng, mặc dù có chững lại trong năm 2007. Lý do khiến kinh tế các quốc gia trên tiếp tục tăng trưởng trong tình hình kinh tế thế giới đang gặp khó khăn là các nước đó có nguồn tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, quặng sắt, nhôm, đồng... dồi dào và họ tiếp tục thu lợi nhuận từ xuất khẩu các loại tài nguyên đó.
Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cũng đã cảnh báo Quốc hội nước này về khả năng nền kinh tế Mỹ có thể sụt giảm trong nửa đầu năm nay, và đây có thể là dấu hiệu cho thấy một cơn suy thoái bắt đầu.
Ngân hàng cần tiếp tục bơm tiền và chống lạm phát
Điều trần trước Ủy ban kinh tế chung của Quốc hội, ông Bernanke lần đầu tiên đề cập tới khả năng kinh tế suy thoái dựa trên 3 cuộc khủng hoảng địa ốc, tín dụng và tài chính tại Mỹ. Ông Bernanke nhận định, dường như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ “không tăng trưởng cao trong nửa đầu năm 2008 và thậm chí còn có thể giảm nhẹ”.
Theo các nhà phân tích, 6 tháng sụt giảm GDP liên tiếp đồng nghĩa với một cơn suy thoái Mỹ đã bắt đầu. Một báo cáo của Chính phủ Mỹ công bố ngày 4/4 cho biết, trong tháng 3, các chủ lao động ở nước này đã cắt giảm tới 80.000 việc làm, là mức cắt giảm lớn nhất trong vòng 5 năm qua. Mức cắt giảm này cũng làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trên toàn quốc lên 5,1% trong tháng 3 so với mức 4,8% trong tháng 2. Những số liệu trên cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy thoái.
Tuy nhiên, Chủ tịch FED nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng hơn trong nửa cuối năm nay và trong năm 2009, với sự trợ giúp của Chính phủ thông qua kế hoạch kích thích nền kinh tế trị giá 168 tỷ USD cũng như việc FED cắt giảm mạnh mẽ tỷ lệ lãi suất.
Nhằm đối phó nguy cơ kinh tế thế giới suy thoái, ngày 3/4, Viện Tài chính quốc tế (IIF) thay mặt hơn 375 ngân hàng hàng đầu thế giới đã kêu gọi lãnh đạo các quốc gia, các ngân hàng nhà nước và các tổ chức tài chính phối hợp hành động.
Chủ tịch IIF, Charles Dallara nhấn mạnh, các ngân hàng nhà nước cần hợp tác chặt chẽ trong việc đưa ra các biện pháp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tín dụng đang ngày càng trầm trọng, đồng thời cảnh báo những rủi ro có thể làm rối loạn thị trường do giá trị đồng USD đang trên đà suy yếu so với một số ngoại tệ khác.
Theo đó, IIF đề xuất yêu cầu các ngân hàng nhà nước tiếp tục bơm tiền cho hệ thống tài chính và kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. IIF cũng kêu gọi mở rộng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) bằng cách kết nạp thêm thành viên mới như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.