Ký kết nhiều hiệp định đầu tư lớn tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế
Diễn đàn kinh tế quốc tế lần thứ 11 vừa khai mạc ngày 9/6 tại cố đô Saint Peterburg của Nga với sự tham dự của gần 6 nghìn người
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế lần thứ 11 vừa khai mạc ngày 9/6 tại cố đô Saint Peterburg của Nga với sự tham dự của gần 6 nghìn người.
Trong đó có các nhà lãnh đạo quốc gia và đại diện giới doanh nghiệp đến từ 60 nước trên thế giới và các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế lớn.
Theo truyền thống diễn đàn kinh tế là nơi ký kết các hiệp định lớn. Trong khuôn khổ Diễn đàn Saint Peterburg năm nay, dự kiến có 12 hiệp định đầu tư với tổng trị giá hơn 3,3 tỷ USD sẽ được ký kết trong các lĩnh vực thực phẩm, chế biến gỗ, điện tử và lắp ráp ô tô..., cao gấp ba lần so với năm 2006.
Kêu gọi thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Peterburg là một phần của Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, được đưa vào thời gian biểu làm việc của Diễn đàn Davos, trở thành một cầu nối giữa Nga và cộng đồng thế giới. Thị trưởng Saint Peterburg V.Matvienko tuyên bố, Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Peterburg đã trở thành một sự kiện then chốt không chỉ đối với đời sống kinh tế của Nga mà của cả thế giới.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Nga V.Putin kêu gọi thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới và một số trung tâm tài chính-tiền tệ quốc tế mới. Ông nêu rõ, nếu 50 năm trước 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới là từ bảy nước công nghiệp phát triển nhất (G7) thì nay 60% GDP toàn cầu là từ các nước ngoài nhóm G7.
Tổng thống cũng cảnh báo về khoảng cách ngày càng gia tăng giữa các nước giàu và nước nghèo, đồng thời khẳng định cần phải có một quan hệ kinh tế quốc tế mới để có thể khắc phục tình trạng này.
Một trong những kết quả của diễn đàn là việc Hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot ký thỏa thuận mua 22 máy bay phản lực Boeing 787 của hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ. Thỏa thuận trị giá gần 3 tỷ USD cho thấy mối quan tâm của các công ty nước ngoài tại Nga.
Tại diễn đàn đã diễn ra lễ ký hiệp định hợp tác giữa đại diện thành phố Saint Peterburg, Bộ Phát triển kinh tế Nga và đại diện Thị trường giao dịch hàng hoá, nguyên liệu New York về việc thành lập tại Saint Peterburg Thị trường Giao dịch hàng hóa và nguyên liệu quốc tế và lễ ký bản ghi nhớ về việc hãng ô tô Nhật Bản Suzuki xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô tại Nga trị giá 135 triệu USD. Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu từ năm 2009, nhà máy ô tô Suzuki tại Nga sẽ xuất xưởng 5-10 nghìn chiếc xe/năm, và tới năm 2014, số lượng xe xuất xưởng có thể lên tới hơn 30 nghìn chiếc mỗi năm.
Ngoài ra, hãng PSA Peugeot-Citroen của Pháp đã ký một hiệp định trị giá 334 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Nga và hãng AB Volvo của Thụy Điển đã nhất trí đầu tư 134 triệu USD vào việc xây dựng một nhà máy để sản xuất 15.000 xe tải/năm.
Nga quyết tâm trở thành thành viên G5 vào năm 2020
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó thủ tướng thứ nhất LB Nga S.Ivanov tuYên bố, Nga quyết tâm chuyển hóa thành một nền kinh tế công nghiệp và công nghệ cao, phấn đấu đứng trong nhóm 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G5) vào năm 2020. Tính đến năm 2006, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Nga đã lên tới 150 tỷ USD và trong nửa đầu năm 2007 vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 60 tỷ USD.
Sự hội nhập các thị trường thế giới trong tương lai của Nga sẽ dựa một phần vào các công ty cổ phần nhà nước hùng mạnh trong các lĩnh vực hàng không, công nghệ và năng lượng. Theo nhận định của các chuYên gia kinh tế, đến năm 2020, nước Nga sẽ kiểm soát tối thiểu 10% sản lượng của thế giới trong lĩnh vực năng lượng, hàng không dân dụng, công nghiệp vũ trụ, công nghiệp đóng tàu, phần mềm và công nghệ nano.
Tổng thống Putin khẳng định, Nga đang có sự phát triển kinh tế mạnh chưa từng có, đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài và có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn thứ ba thế giới. Nền kinh tế Nga ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới và hướng tới việc tăng cường các mối quan hệ kinh doanh, thậm chí kể cả khi Nga chưa là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Phát biểu trong cuộc gặp các nhà doanh nghiệp tham dự Diễn đàn Saint Peterburg, Tổng thống Nga V.Putin tuYên bố, Nga sẽ "tiếp tục tiến trình gia nhập WTO, nhưng chỉ theo những điều kiện có thể chấp nhận được".
Trong đó có các nhà lãnh đạo quốc gia và đại diện giới doanh nghiệp đến từ 60 nước trên thế giới và các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế lớn.
Theo truyền thống diễn đàn kinh tế là nơi ký kết các hiệp định lớn. Trong khuôn khổ Diễn đàn Saint Peterburg năm nay, dự kiến có 12 hiệp định đầu tư với tổng trị giá hơn 3,3 tỷ USD sẽ được ký kết trong các lĩnh vực thực phẩm, chế biến gỗ, điện tử và lắp ráp ô tô..., cao gấp ba lần so với năm 2006.
Kêu gọi thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Peterburg là một phần của Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, được đưa vào thời gian biểu làm việc của Diễn đàn Davos, trở thành một cầu nối giữa Nga và cộng đồng thế giới. Thị trưởng Saint Peterburg V.Matvienko tuyên bố, Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Peterburg đã trở thành một sự kiện then chốt không chỉ đối với đời sống kinh tế của Nga mà của cả thế giới.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Nga V.Putin kêu gọi thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới và một số trung tâm tài chính-tiền tệ quốc tế mới. Ông nêu rõ, nếu 50 năm trước 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới là từ bảy nước công nghiệp phát triển nhất (G7) thì nay 60% GDP toàn cầu là từ các nước ngoài nhóm G7.
Tổng thống cũng cảnh báo về khoảng cách ngày càng gia tăng giữa các nước giàu và nước nghèo, đồng thời khẳng định cần phải có một quan hệ kinh tế quốc tế mới để có thể khắc phục tình trạng này.
Một trong những kết quả của diễn đàn là việc Hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot ký thỏa thuận mua 22 máy bay phản lực Boeing 787 của hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ. Thỏa thuận trị giá gần 3 tỷ USD cho thấy mối quan tâm của các công ty nước ngoài tại Nga.
Tại diễn đàn đã diễn ra lễ ký hiệp định hợp tác giữa đại diện thành phố Saint Peterburg, Bộ Phát triển kinh tế Nga và đại diện Thị trường giao dịch hàng hoá, nguyên liệu New York về việc thành lập tại Saint Peterburg Thị trường Giao dịch hàng hóa và nguyên liệu quốc tế và lễ ký bản ghi nhớ về việc hãng ô tô Nhật Bản Suzuki xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô tại Nga trị giá 135 triệu USD. Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu từ năm 2009, nhà máy ô tô Suzuki tại Nga sẽ xuất xưởng 5-10 nghìn chiếc xe/năm, và tới năm 2014, số lượng xe xuất xưởng có thể lên tới hơn 30 nghìn chiếc mỗi năm.
Ngoài ra, hãng PSA Peugeot-Citroen của Pháp đã ký một hiệp định trị giá 334 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Nga và hãng AB Volvo của Thụy Điển đã nhất trí đầu tư 134 triệu USD vào việc xây dựng một nhà máy để sản xuất 15.000 xe tải/năm.
Nga quyết tâm trở thành thành viên G5 vào năm 2020
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó thủ tướng thứ nhất LB Nga S.Ivanov tuYên bố, Nga quyết tâm chuyển hóa thành một nền kinh tế công nghiệp và công nghệ cao, phấn đấu đứng trong nhóm 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G5) vào năm 2020. Tính đến năm 2006, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Nga đã lên tới 150 tỷ USD và trong nửa đầu năm 2007 vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 60 tỷ USD.
Sự hội nhập các thị trường thế giới trong tương lai của Nga sẽ dựa một phần vào các công ty cổ phần nhà nước hùng mạnh trong các lĩnh vực hàng không, công nghệ và năng lượng. Theo nhận định của các chuYên gia kinh tế, đến năm 2020, nước Nga sẽ kiểm soát tối thiểu 10% sản lượng của thế giới trong lĩnh vực năng lượng, hàng không dân dụng, công nghiệp vũ trụ, công nghiệp đóng tàu, phần mềm và công nghệ nano.
Tổng thống Putin khẳng định, Nga đang có sự phát triển kinh tế mạnh chưa từng có, đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài và có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn thứ ba thế giới. Nền kinh tế Nga ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới và hướng tới việc tăng cường các mối quan hệ kinh doanh, thậm chí kể cả khi Nga chưa là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Phát biểu trong cuộc gặp các nhà doanh nghiệp tham dự Diễn đàn Saint Peterburg, Tổng thống Nga V.Putin tuYên bố, Nga sẽ "tiếp tục tiến trình gia nhập WTO, nhưng chỉ theo những điều kiện có thể chấp nhận được".