Lãi suất đang phân hóa mạnh
Năm 2016 kết thúc với nhắc nhở: bỏ trần lãi suất cần tiếp tục xem xét thêm trên thực tế
Ngày 20/12, một tuần sau sự kiện một số nguyên lãnh đạo cao cấp bị bắt, Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) cho biết, các hoạt động vẫn ổn định, nguồn vốn huy động mới tiếp tục gia tăng.
Cụ thể, trong 6 ngày làm việc sau sự kiện trên, tại DongA Bank có 46 món tiền gửi mới với tổng giá trị là 135 tỷ đồng; nếu tính cả gửi mới và tái tục thì có 54.000 món, với tổng số tiền là 5.390 tỷ đồng.
Trong huy động, uy tín ngân hàng và niềm tin của người gửi tiền góp phần tạo nên quyết định. Song, lãi suất vẫn là công cụ cạnh tranh chủ yếu.
Cũng tại DongA Bank, từ đầu tuần mới này, với những món tiền 1 tỷ đồng trở lên, người gửi đã được áp kịch trần lãi suất 5,5%/năm tại các kỳ hạn 1-5 tháng.
Đường cong hợp lý
Lãi suất huy động VND các kỳ hạn ngắn tại DongA Bank không cá biệt. Trước đó, tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất gửi từ 1-5 tháng đã kịch trần 5,5%/năm, phổ biến hơn ở hình thức tiết kiệm trực tuyến.
Thực tế trên một lần nữa cho thấy cơ chế trần lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước duy trì (áp các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng) vẫn có giá trị của một chốt chặn. Nếu không áp, đường cong lãi suất có thể sẽ “mất dáng”, vốn đã được định hình rõ trong năm 2016.
Nhiều năm trước, khái niệm đường cong lãi suất gần như không có trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Nhiều giai đoạn, lãi suất kẻ thẳng một mức kịch trần cho các kỳ hạn khác nhau, hoặc đảo ngược kiểu kỳ hạn ngắn được áp cao hơn kỳ hạn dài…
Năm 2016, như bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập tại một diễn đàn gần đây: đường cong lãi suất định hình hợp lý đã tạo giá trị lớn cho hệ thống các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, nhiều năm trước, khi chưa định hình được đường cong lãi suất hợp lý, nguồn vốn gửi vào ngân hàng chủ yếu các kỳ hạn ngắn, tỷ trọng đọng ở các kỳ hạn dài rất hạn chế (thậm chí dưới 10% tổng nguồn).
Nay, lãi suất cao hơn rõ rệt ở các kỳ hạn dài đã giúp hệ thống dịch chuyển được nguồn vốn huy động sang dài hạn hơn, bền vững hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong sử dụng vốn và hỗ trợ quản lý thanh khoản.
Phân hóa mạnh hơn
Diễn biến lãi suất huy động VND kịch trần các kỳ hạn ngắn nói trên đang góp phần tạo phân hóa mạnh giữa các thành viên, các khối trong hệ thống.
Như các kỳ hạn 1-5 tháng, tại các ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV), mức áp hiện thấp hơn đáng kể, chỉ từ 4,3-4,8%/năm, thấp hơn từ 0,7-1,2%/năm so với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Từ đầu tháng 12 đến nay, lãi suất huy động VND các kỳ hạn dài cũng có những chuyển động mới, tăng lên tại nhiều thành viên. Như tại Ngân hàng Bắc Á (BacABank) mức cao nhất đã lên 7,65%/năm, tại Ngân hàng Đại Chúng (PVcomBank) cao nhất niêm yết ở 7,9%/năm…
Trong khi đó, tại các ngân hàng thương mại nhà nước nói trên, mức cao nhất chỉ niêm yết ở 6,5-6,8%/năm. Theo đó, chênh lệch, hay sự phân hoá mức độ lãi suất giữa các khối, ở các kỳ hạn dài, khá rộng với khoảng 1-1,5%/năm.
Về mặt bằng thấp nhất, Vietcombank vẫn là thành viên không dồn cạnh tranh ở lãi suấ huy động. Ngân hàng này vẫn đang yết tối đa chỉ 6,5%/năm các kỳ hạn dài.
Tuy nhiên, thói quen theo dõi lãi suất qua biểu niêm yết trực tuyến của các ngân hàng thương mại vẫn thường chỉ phản ánh điểm chung nhất định. Thực tế tại nhiều chi nhánh, điểm giao dịch có lãi suất cao hơn đáng kể. Như tại một số ngân hàng thương mại nhà nước, biểu niêm yết trực tuyến cao nhất chỉ 6,8%/năm, nhưng tại nhiều chi nhánh và điểm giao dịch có từ 7-7,2%/năm.
Lo xa cho năm 2017
Diễn biến lãi suất tăng lên tại một số ngân hàng trong tháng 12/2016 có thể do cân đối cục bộ, do yếu tố mùa vụ cao điểm chi trả, thanh toán cuối năm. Nhưng nhìn về 2017, lãi suất có áp lực tăng lên nhất định.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại nhìn nhận, thông tin kiều hối về Tp.HCM sụt giảm gần đây là rất đáng chú ý, cùng đó là vốn đầu tư nước ngoài.
Góc nhìn trong cuộc này cho rằng, cơ chế trần lãi suất huy động USD tại Việt Nam áp 0%/năm thời gian qua và hiện nay có điểm hạn chế là không kích thích kiều hối và vốn đầu tư nước ngoài. Điểm hạn chế này càng bộc lộ rõ khi vừa qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất cơ bản đồng USD, cũng như khả năng có thể thêm ba lần nữa trong năm 2017; đồng USD đã lên giá mạnh.
“Nguồn vốn hạn chế đi. Như dấu hiệu sụt giảm từ kiều hối, rồi vốn nước ngoài có thể chảy ngược ra khi lãi suất bên ngoài hấp dẫn hơn. Nguồn hạn chế đi thì lãi suất trong nước càng chịu áp lực để thu hút”, lãnh đạo ngân hàng trên dự tính.
Trong khi đó, đầu năm 2016, một số ý kiến từ ngân hàng thương mại, từ phía chuyên gia từng đề xuất Việt Nam xem xét trở lại áp lãi suất USD các mức chấp nhận được, như từ 0,25-1,5%/năm theo các kỳ hạn, để thu hút nguồn vốn và củng cố tính bền vững của nguồn vốn… Nhưng đến nay, hướng đề xuất này vẫn còn để ngỏ.
Cũng trong diễn biến đã gợi mở cho năm 2017 nói trên, trong nhận định mới đây, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, cho rằng tình huống FED tăng lãi suất tiếp theo trong năm tới là một bài toán khó cho rất nhiều nền kinh tế mới nổi khi chi phí vay vốn bằng USD sẽ tăng cao.
Ngoài ra, đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền của các thị trường mới nổi do kỳ vọng FED tăng lãi suất. Và xu hướng này sẽ gây khó cho các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi khi dư địa cắt giảm lãi suất hầu như còn rất ít.
Chuyên gia này phân tích thêm tình huống: thông thường, các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, khi đồng nội tệ mất giá so với USD và lãi suất USD có xu hướng tăng, việc cắt giảm lãi suất sẽ khó thực hiện được.
Còn trong nước, bên cạnh khối lượng nợ xấu còn lớn làm gia tăng chi phí trích lập dự phòng của các ngân hàng và phản ánh lên lãi suất, năm 2017 dự kiến Chính phủ sẽ vẫn tiếp tục huy động lượng vốn lớn qua trái phiếu để cân đối ngân sách. Đáp ứng chủ yếu vẫn từ các ngân hàng thương mại, mà nguồn chính vẫn là tiền gửi của dân cư qua thu hút bằng lãi suất.
Trước những trở ngại đó, như đề cập gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã bước đầu xác định, điều hành lãi suất năm 2017 với mục tiêu thận trọng: phấn đấu ổn định được như năm 2016.
Cụ thể, trong 6 ngày làm việc sau sự kiện trên, tại DongA Bank có 46 món tiền gửi mới với tổng giá trị là 135 tỷ đồng; nếu tính cả gửi mới và tái tục thì có 54.000 món, với tổng số tiền là 5.390 tỷ đồng.
Trong huy động, uy tín ngân hàng và niềm tin của người gửi tiền góp phần tạo nên quyết định. Song, lãi suất vẫn là công cụ cạnh tranh chủ yếu.
Cũng tại DongA Bank, từ đầu tuần mới này, với những món tiền 1 tỷ đồng trở lên, người gửi đã được áp kịch trần lãi suất 5,5%/năm tại các kỳ hạn 1-5 tháng.
Đường cong hợp lý
Lãi suất huy động VND các kỳ hạn ngắn tại DongA Bank không cá biệt. Trước đó, tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất gửi từ 1-5 tháng đã kịch trần 5,5%/năm, phổ biến hơn ở hình thức tiết kiệm trực tuyến.
Thực tế trên một lần nữa cho thấy cơ chế trần lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước duy trì (áp các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng) vẫn có giá trị của một chốt chặn. Nếu không áp, đường cong lãi suất có thể sẽ “mất dáng”, vốn đã được định hình rõ trong năm 2016.
Nhiều năm trước, khái niệm đường cong lãi suất gần như không có trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Nhiều giai đoạn, lãi suất kẻ thẳng một mức kịch trần cho các kỳ hạn khác nhau, hoặc đảo ngược kiểu kỳ hạn ngắn được áp cao hơn kỳ hạn dài…
Năm 2016, như bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập tại một diễn đàn gần đây: đường cong lãi suất định hình hợp lý đã tạo giá trị lớn cho hệ thống các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, nhiều năm trước, khi chưa định hình được đường cong lãi suất hợp lý, nguồn vốn gửi vào ngân hàng chủ yếu các kỳ hạn ngắn, tỷ trọng đọng ở các kỳ hạn dài rất hạn chế (thậm chí dưới 10% tổng nguồn).
Nay, lãi suất cao hơn rõ rệt ở các kỳ hạn dài đã giúp hệ thống dịch chuyển được nguồn vốn huy động sang dài hạn hơn, bền vững hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong sử dụng vốn và hỗ trợ quản lý thanh khoản.
Phân hóa mạnh hơn
Diễn biến lãi suất huy động VND kịch trần các kỳ hạn ngắn nói trên đang góp phần tạo phân hóa mạnh giữa các thành viên, các khối trong hệ thống.
Như các kỳ hạn 1-5 tháng, tại các ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV), mức áp hiện thấp hơn đáng kể, chỉ từ 4,3-4,8%/năm, thấp hơn từ 0,7-1,2%/năm so với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Từ đầu tháng 12 đến nay, lãi suất huy động VND các kỳ hạn dài cũng có những chuyển động mới, tăng lên tại nhiều thành viên. Như tại Ngân hàng Bắc Á (BacABank) mức cao nhất đã lên 7,65%/năm, tại Ngân hàng Đại Chúng (PVcomBank) cao nhất niêm yết ở 7,9%/năm…
Trong khi đó, tại các ngân hàng thương mại nhà nước nói trên, mức cao nhất chỉ niêm yết ở 6,5-6,8%/năm. Theo đó, chênh lệch, hay sự phân hoá mức độ lãi suất giữa các khối, ở các kỳ hạn dài, khá rộng với khoảng 1-1,5%/năm.
Về mặt bằng thấp nhất, Vietcombank vẫn là thành viên không dồn cạnh tranh ở lãi suấ huy động. Ngân hàng này vẫn đang yết tối đa chỉ 6,5%/năm các kỳ hạn dài.
Tuy nhiên, thói quen theo dõi lãi suất qua biểu niêm yết trực tuyến của các ngân hàng thương mại vẫn thường chỉ phản ánh điểm chung nhất định. Thực tế tại nhiều chi nhánh, điểm giao dịch có lãi suất cao hơn đáng kể. Như tại một số ngân hàng thương mại nhà nước, biểu niêm yết trực tuyến cao nhất chỉ 6,8%/năm, nhưng tại nhiều chi nhánh và điểm giao dịch có từ 7-7,2%/năm.
Lo xa cho năm 2017
Diễn biến lãi suất tăng lên tại một số ngân hàng trong tháng 12/2016 có thể do cân đối cục bộ, do yếu tố mùa vụ cao điểm chi trả, thanh toán cuối năm. Nhưng nhìn về 2017, lãi suất có áp lực tăng lên nhất định.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại nhìn nhận, thông tin kiều hối về Tp.HCM sụt giảm gần đây là rất đáng chú ý, cùng đó là vốn đầu tư nước ngoài.
Góc nhìn trong cuộc này cho rằng, cơ chế trần lãi suất huy động USD tại Việt Nam áp 0%/năm thời gian qua và hiện nay có điểm hạn chế là không kích thích kiều hối và vốn đầu tư nước ngoài. Điểm hạn chế này càng bộc lộ rõ khi vừa qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất cơ bản đồng USD, cũng như khả năng có thể thêm ba lần nữa trong năm 2017; đồng USD đã lên giá mạnh.
“Nguồn vốn hạn chế đi. Như dấu hiệu sụt giảm từ kiều hối, rồi vốn nước ngoài có thể chảy ngược ra khi lãi suất bên ngoài hấp dẫn hơn. Nguồn hạn chế đi thì lãi suất trong nước càng chịu áp lực để thu hút”, lãnh đạo ngân hàng trên dự tính.
Trong khi đó, đầu năm 2016, một số ý kiến từ ngân hàng thương mại, từ phía chuyên gia từng đề xuất Việt Nam xem xét trở lại áp lãi suất USD các mức chấp nhận được, như từ 0,25-1,5%/năm theo các kỳ hạn, để thu hút nguồn vốn và củng cố tính bền vững của nguồn vốn… Nhưng đến nay, hướng đề xuất này vẫn còn để ngỏ.
Cũng trong diễn biến đã gợi mở cho năm 2017 nói trên, trong nhận định mới đây, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, cho rằng tình huống FED tăng lãi suất tiếp theo trong năm tới là một bài toán khó cho rất nhiều nền kinh tế mới nổi khi chi phí vay vốn bằng USD sẽ tăng cao.
Ngoài ra, đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền của các thị trường mới nổi do kỳ vọng FED tăng lãi suất. Và xu hướng này sẽ gây khó cho các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi khi dư địa cắt giảm lãi suất hầu như còn rất ít.
Chuyên gia này phân tích thêm tình huống: thông thường, các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, khi đồng nội tệ mất giá so với USD và lãi suất USD có xu hướng tăng, việc cắt giảm lãi suất sẽ khó thực hiện được.
Còn trong nước, bên cạnh khối lượng nợ xấu còn lớn làm gia tăng chi phí trích lập dự phòng của các ngân hàng và phản ánh lên lãi suất, năm 2017 dự kiến Chính phủ sẽ vẫn tiếp tục huy động lượng vốn lớn qua trái phiếu để cân đối ngân sách. Đáp ứng chủ yếu vẫn từ các ngân hàng thương mại, mà nguồn chính vẫn là tiền gửi của dân cư qua thu hút bằng lãi suất.
Trước những trở ngại đó, như đề cập gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã bước đầu xác định, điều hành lãi suất năm 2017 với mục tiêu thận trọng: phấn đấu ổn định được như năm 2016.