Lãi suất điều hành dự tính không giảm thêm
Dự kiến từ nay đến cuối năm các lãi suất điều hành sẽ không giảm thêm, như một hướng để củng cố giá trị VND
Tháng 5/2013, trao đổi với báo chí, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình từng nêu quan điểm: “Chừng nào tôi còn làm Thống đốc, chừng đó tôi còn quyết tâm bảo đảm giá trị của VND”.
Quan điểm trên tiếp tục được Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 của ngành ngân hàng, diễn ra sáng 9/7 tại Hà Nội.
Trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết tinh thần trên, cũng như dẫn lại lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình rằng: “Mục tiêu xuyên suốt từ nay cho đến năm 2015 là ổn định giá trị và vị thế của VND”.
Giá trị và vị thế đó có thể được nhìn nhận trong mối quan hệ giữa lãi suất với tỷ giá USD/VND. Khi lãi suất tiền gửi USD hiện đã ở mức thấp, khó có thể giảm thêm được nữa thì việc ổn định lãi suất VND là điều cần thiết, giúp lợi tức nắm giữ VND hấp dẫn hơn so với việc nắm giữ USD.
Cũng tại hội nghị trên, Ngân hàng Nhà nước điểm lại, từ đầu năm, khi diễn biến lạm phát cả năm vẫn còn là ẩn số, mục tiêu giảm lãi suất được đặt ra khá thận trọng là giảm được từ 0,5-1%/năm. Đến nay, qua 6 tháng đầu năm, định hướng này đã thực hiện được.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), trong nửa cuối năm 2014, thị trường vẫn có kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm thêm khi có thể tranh thủ dư địa từ lạm phát nhiều khả năng được kiềm chế ở mức thấp.
Tuy nhiên, Chủ tịch VietinBank nhìn nhận, mặt bằng lãi suất hiện nay đã ở mức hợp lý và cần tiếp tục giữ ổn định, khó giảm thêm nữa khi đặt trong cân đối với lạm phát và lợi ích - yêu cầu của người gửi tiền.
Ông Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, cũng cùng quan điểm trên và nhấn mạnh rằng: “Đừng nhìn vào lãi suất nữa, mà hãy nhìn vào sức cầu của nền kinh tế”.
Tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn yếu, chưa xứng với tiềm năng. Tại hội nghị trên, đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm ở mức thấp, chứ không còn là rào cản của lãi suất. Thậm chí có ý kiến cho rằng: “Đến thời điểm này nếu vẫn có anh nào kêu không vay được vốn vì lãi suất cao, thì chắc chắn anh đó có vấn đề”.
Dù các lãi suất điều hành dự tính sẽ không giảm thêm trong những tháng cuối năm, nhưng theo ý kiến của một số lãnh đạo ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay sẽ vẫn tiếp tục giảm đối với những khách hàng tốt và với những khoản nợ cũ, do các ngân hàng rút ngắn độ trễ cân đối lãi suất đầu vào - đầu ra.
Đến nay, đường cong lãi suất đã thể hiện rõ nét, tạo điều kiện để hệ thống cân đối cơ cấu tiền gửi tốt hơn. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dài hơn tăng lên tạo thuận lợi cho sử dụng vốn, cũng như nguồn vốn có chi phí huy động thấp hơn đang dần thay thế nguồn có lãi suất cao trước đây để tạo thêm cơ sở giảm lãi suất cho vay. Và đây cũng là một hướng để góp phần kích thích tín dụng, dự kiến sẽ tăng trưởng cao hơn vào nửa cuối năm.
Quan điểm trên tiếp tục được Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 của ngành ngân hàng, diễn ra sáng 9/7 tại Hà Nội.
Trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết tinh thần trên, cũng như dẫn lại lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình rằng: “Mục tiêu xuyên suốt từ nay cho đến năm 2015 là ổn định giá trị và vị thế của VND”.
Giá trị và vị thế đó có thể được nhìn nhận trong mối quan hệ giữa lãi suất với tỷ giá USD/VND. Khi lãi suất tiền gửi USD hiện đã ở mức thấp, khó có thể giảm thêm được nữa thì việc ổn định lãi suất VND là điều cần thiết, giúp lợi tức nắm giữ VND hấp dẫn hơn so với việc nắm giữ USD.
Cũng tại hội nghị trên, Ngân hàng Nhà nước điểm lại, từ đầu năm, khi diễn biến lạm phát cả năm vẫn còn là ẩn số, mục tiêu giảm lãi suất được đặt ra khá thận trọng là giảm được từ 0,5-1%/năm. Đến nay, qua 6 tháng đầu năm, định hướng này đã thực hiện được.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), trong nửa cuối năm 2014, thị trường vẫn có kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm thêm khi có thể tranh thủ dư địa từ lạm phát nhiều khả năng được kiềm chế ở mức thấp.
Tuy nhiên, Chủ tịch VietinBank nhìn nhận, mặt bằng lãi suất hiện nay đã ở mức hợp lý và cần tiếp tục giữ ổn định, khó giảm thêm nữa khi đặt trong cân đối với lạm phát và lợi ích - yêu cầu của người gửi tiền.
Ông Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, cũng cùng quan điểm trên và nhấn mạnh rằng: “Đừng nhìn vào lãi suất nữa, mà hãy nhìn vào sức cầu của nền kinh tế”.
Tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn yếu, chưa xứng với tiềm năng. Tại hội nghị trên, đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm ở mức thấp, chứ không còn là rào cản của lãi suất. Thậm chí có ý kiến cho rằng: “Đến thời điểm này nếu vẫn có anh nào kêu không vay được vốn vì lãi suất cao, thì chắc chắn anh đó có vấn đề”.
Dù các lãi suất điều hành dự tính sẽ không giảm thêm trong những tháng cuối năm, nhưng theo ý kiến của một số lãnh đạo ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay sẽ vẫn tiếp tục giảm đối với những khách hàng tốt và với những khoản nợ cũ, do các ngân hàng rút ngắn độ trễ cân đối lãi suất đầu vào - đầu ra.
Đến nay, đường cong lãi suất đã thể hiện rõ nét, tạo điều kiện để hệ thống cân đối cơ cấu tiền gửi tốt hơn. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dài hơn tăng lên tạo thuận lợi cho sử dụng vốn, cũng như nguồn vốn có chi phí huy động thấp hơn đang dần thay thế nguồn có lãi suất cao trước đây để tạo thêm cơ sở giảm lãi suất cho vay. Và đây cũng là một hướng để góp phần kích thích tín dụng, dự kiến sẽ tăng trưởng cao hơn vào nửa cuối năm.