Lãi suất vay tiêu dùng sẽ theo thỏa thuận?
Có nhiều lý do khiến lãi suất cho vay tiêu dùng bị đẩy cao hơn so với lãi suất cho vay thương mại
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã có dự thảo thông tư hướng dẫn về vay tiêu dùng của công ty tài chính, với nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững cho hoạt động này.
Đáng chú ý, trong dự thảo này, Ngân hàng Nhà nước đã cho áp dụng lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, không khống chế mức lãi suất 20%/năm, căn cứ theo việc Luật Các tổ chức tín dụng đã cho phép thỏa thuận về lãi suất. Trên căn cứ này, dự thảo thông tư không quy định về mức trần lãi suất cho vay tiêu dùng.
Bấp bênh hơn thì lãi cao hơn
Theo đánh giá của ông Nguyễn Ánh Dương, Phó trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trên thị trường vay tiêu dùng, nếu trước đây chủ yếu là các ngân hàng thương mại, thì nay với sự hiện diện của các công ty tài chính, thị trường đã sôi động hơn.
Sự gia tăng về số lượng chủ thể cho vay tín chấp tất yếu dẫn đến đa dạng sản phẩm đi kèm nhiều ưu đãi, nhằm thu hút khách hàng tiếp cận với các khoản vay rẻ và sát nhu cầu hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, để vay được vốn tiêu dùng của ngân hàng thương mại không mấy dễ dàng, bởi vì không phải ai cũng có thẻ tín dụng của ngân hàng, và khi muốn làm thẻ ngân hàng thì không phải ai cũng đủ điều kiện mở thẻ.
Điển hình như điều kiện thu nhập tối thiểu 7 triệu đồng qua ngân hàng là rào cản lớn đối với nhiều người lao động bình thường; phí thường niên phải đóng mỗi năm dao động từ 250.000 đồng đến 1,2 triệu đồng (tùy loại thẻ)…
Điều này lý giải vì sao thời gian qua, dù rất muốn vay trả góp ở ngân hàng nhưng phần lớn người tiêu dùng "dưới chuẩn" đã phải quay sang các công ty tài chính.
Trong khi đó, hoạt động vay tiêu dùng của các công ty tài chính thường có mức lãi suất cao hơn các hoạt động cho vay thương mại truyền thống. Lý do là bởi đối tượng khách hàng của các khoản vay này thường là người thu nhập thấp hoặc không đủ điều kiện vay tiêu dùng từ các ngân hàng thương mại, quy mô vay nhỏ, kỳ hạn vay ngắn, phù hợp với giá cả của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và mức thu nhập của khách hàng vay.
Phần lớn các khoản vay này được cung cấp dưới hình thức tín chấp, cho vay trả góp và không có tài sản bảo đảm. Mặt khác, các công ty tài chính không có chức năng huy động vốn từ dân cư như ngân hàng.
Các đặc điểm trên đã tác động rất nhiều đến chi phí hình thành khoản vay, từ đó, làm cho lãi suất cho vay tiêu dùng bị đẩy cao hơn so với lãi suất cho vay thương mại. Chi phí cho một đơn vị dư nợ vay tiêu dùng có thể cao hơn chi phí cho một đơn vị cho vay thương mại 2 đến 5 lần. Rủi ro tín dụng của các khoản vay tiêu dùng, do vậy, cũng cao hơn cho vay thương mại gấp nhiều lần, làm cho chi phí bù rủi ro vì thế cũng luôn cao hơn.
Trong khi đó, doanh thu thu được từ khoản cho vay tiêu dùng thường nhỏ và bấp bênh hơn so với doanh thu thu được từ khoản cho vay thương mại.
Quản lý một cách thông minh
Chính vì vậy, việc dự thảo thông tư nói trên cho áp dụng lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng đã nhận được nhiều ý kiến tích cực từ giới chuyên môn.
Theo TS. Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), sản phẩm tài chính tiêu dùng tại các thị trường phát triển thường có mức giá thấp hơn là do các công ty tài chính của họ có nhiều dữ liệu về khách hàng hơn. Đặc biệt, với việc thống kê được tỷ lệ khách hàng có nguy cơ không trả nợ, họ có thể xây dựng được mô hình định giá phù hợp. Nhưng tại các thị trường mới nổi, những dữ liệu trên không có sẵn, như vậy mức lợi nhuận biên cần cao hơn để bù đắp những chi phí rủi ro đã được tính toán lúc ban đầu.
Trước đó, ông Phan Thế Thắng, Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh), từng cho rằng vay tiêu dùng có chi phí hoạt động cao, nhiều rủi ro không thu hồi nợ được nên lãi vay phải cao. Các công ty cho vay đã than phiền mức trần lãi vay 20% quá thấp, không hoạt động được.
Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, lãi suất thỏa thuận dĩ nhiên không phải muốn bao nhiêu thì muốn. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng, các công ty tài chính áp dụng mức lãi suất tốt nhất để hỗ trợ cho người vay, đảm bảo khả năng thu hồi nợ của mình, hạn chế rủi ro.
Ở một góc nhìn khác, trả lời báo giới, LS. Trần Minh Hải, Giám đốc Điều hành Công ty Luật Basico cho rằng với việc áp dụng lãi suất thỏa thuận, có thể đồng thời quy định công ty tài chính phải giải thích cặn kẽ, cụ thể với khách hàng về lãi suất, lãi phạt và phí phạt..
Đáng chú ý, trong dự thảo này, Ngân hàng Nhà nước đã cho áp dụng lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, không khống chế mức lãi suất 20%/năm, căn cứ theo việc Luật Các tổ chức tín dụng đã cho phép thỏa thuận về lãi suất. Trên căn cứ này, dự thảo thông tư không quy định về mức trần lãi suất cho vay tiêu dùng.
Bấp bênh hơn thì lãi cao hơn
Theo đánh giá của ông Nguyễn Ánh Dương, Phó trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trên thị trường vay tiêu dùng, nếu trước đây chủ yếu là các ngân hàng thương mại, thì nay với sự hiện diện của các công ty tài chính, thị trường đã sôi động hơn.
Sự gia tăng về số lượng chủ thể cho vay tín chấp tất yếu dẫn đến đa dạng sản phẩm đi kèm nhiều ưu đãi, nhằm thu hút khách hàng tiếp cận với các khoản vay rẻ và sát nhu cầu hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, để vay được vốn tiêu dùng của ngân hàng thương mại không mấy dễ dàng, bởi vì không phải ai cũng có thẻ tín dụng của ngân hàng, và khi muốn làm thẻ ngân hàng thì không phải ai cũng đủ điều kiện mở thẻ.
Điển hình như điều kiện thu nhập tối thiểu 7 triệu đồng qua ngân hàng là rào cản lớn đối với nhiều người lao động bình thường; phí thường niên phải đóng mỗi năm dao động từ 250.000 đồng đến 1,2 triệu đồng (tùy loại thẻ)…
Điều này lý giải vì sao thời gian qua, dù rất muốn vay trả góp ở ngân hàng nhưng phần lớn người tiêu dùng "dưới chuẩn" đã phải quay sang các công ty tài chính.
Trong khi đó, hoạt động vay tiêu dùng của các công ty tài chính thường có mức lãi suất cao hơn các hoạt động cho vay thương mại truyền thống. Lý do là bởi đối tượng khách hàng của các khoản vay này thường là người thu nhập thấp hoặc không đủ điều kiện vay tiêu dùng từ các ngân hàng thương mại, quy mô vay nhỏ, kỳ hạn vay ngắn, phù hợp với giá cả của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và mức thu nhập của khách hàng vay.
Phần lớn các khoản vay này được cung cấp dưới hình thức tín chấp, cho vay trả góp và không có tài sản bảo đảm. Mặt khác, các công ty tài chính không có chức năng huy động vốn từ dân cư như ngân hàng.
Các đặc điểm trên đã tác động rất nhiều đến chi phí hình thành khoản vay, từ đó, làm cho lãi suất cho vay tiêu dùng bị đẩy cao hơn so với lãi suất cho vay thương mại. Chi phí cho một đơn vị dư nợ vay tiêu dùng có thể cao hơn chi phí cho một đơn vị cho vay thương mại 2 đến 5 lần. Rủi ro tín dụng của các khoản vay tiêu dùng, do vậy, cũng cao hơn cho vay thương mại gấp nhiều lần, làm cho chi phí bù rủi ro vì thế cũng luôn cao hơn.
Trong khi đó, doanh thu thu được từ khoản cho vay tiêu dùng thường nhỏ và bấp bênh hơn so với doanh thu thu được từ khoản cho vay thương mại.
Quản lý một cách thông minh
Chính vì vậy, việc dự thảo thông tư nói trên cho áp dụng lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng đã nhận được nhiều ý kiến tích cực từ giới chuyên môn.
Theo TS. Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), sản phẩm tài chính tiêu dùng tại các thị trường phát triển thường có mức giá thấp hơn là do các công ty tài chính của họ có nhiều dữ liệu về khách hàng hơn. Đặc biệt, với việc thống kê được tỷ lệ khách hàng có nguy cơ không trả nợ, họ có thể xây dựng được mô hình định giá phù hợp. Nhưng tại các thị trường mới nổi, những dữ liệu trên không có sẵn, như vậy mức lợi nhuận biên cần cao hơn để bù đắp những chi phí rủi ro đã được tính toán lúc ban đầu.
Trước đó, ông Phan Thế Thắng, Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh), từng cho rằng vay tiêu dùng có chi phí hoạt động cao, nhiều rủi ro không thu hồi nợ được nên lãi vay phải cao. Các công ty cho vay đã than phiền mức trần lãi vay 20% quá thấp, không hoạt động được.
Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, lãi suất thỏa thuận dĩ nhiên không phải muốn bao nhiêu thì muốn. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng, các công ty tài chính áp dụng mức lãi suất tốt nhất để hỗ trợ cho người vay, đảm bảo khả năng thu hồi nợ của mình, hạn chế rủi ro.
Ở một góc nhìn khác, trả lời báo giới, LS. Trần Minh Hải, Giám đốc Điều hành Công ty Luật Basico cho rằng với việc áp dụng lãi suất thỏa thuận, có thể đồng thời quy định công ty tài chính phải giải thích cặn kẽ, cụ thể với khách hàng về lãi suất, lãi phạt và phí phạt..