Liên bộ tiếp tục từ chối đề nghị tăng giá xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới tăng cao, các doanh nghiệp đầu mối đã hai lần đề nghị tăng giá bán lẻ xăng dầu, nhưng đều bị từ chối
Giá xăng dầu thế giới tăng cao, các doanh nghiệp đầu mối đã hai lần đề nghị tăng giá bán lẻ xăng dầu nhưng đều bị từ chối.
Mới đây, 5 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối là Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty Dầu khí Tp.HCM, Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp, Công ty cổ phần Dầu khí Mê Kông, Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec đã đăng ký tăng giá bán xăng dầu thêm 500 đồng/lít.
Tuy nhiên, chiều 4/6, Tổ giám sát liên bộ Tài chính - Công Thương về giá xăng dầu đã yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước như hiện nay và tiếp tục theo dõi diễn biến giá xăng dầu thế giới thêm một thời gian nữa.
Như vậy, đây là lần thứ hai liên tiếp trong khoảng 10 ngày qua các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối bị từ chối tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Vào ngày 28/5, trước đề nghị tăng giá của 9 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, liên bộ đã đề nghị các doanh nghiệp chưa điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng, dầu và cho phép các doanh nghiệp này được kéo dài thời gian hoàn trả khoản tạm ứng từ ngân sách Nhà nước đối với mặt hàng xăng thêm một tháng. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được tạm dừng trích quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng dầu hỏa kể từ 0h ngày 29/5.
Ngày 1/6, Bộ Tài chính cũng đã có thông tư hướng dẫn giảm thuế nhập khẩu mặt hàng dầu ma-zút từ 35% xuống mức 30% áp dụng từ ngày mai (5/6).
Trao đổi với báo giới, ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), nói các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang gặp nhiều khó khăn, do giá xăng nhập khẩu tăng gần đây đã tăng cao hơn.
Ông Dũng tính toán, trong một tháng trở lại đây, giá xăng thế giới trung bình vào khoảng 70 USD/thùng, cá biệt ngày 3/6, giá xăng đã tăng tới 76 USD/thùng. Trong 5 tháng đầu năm nay, giá xăng thế giới tăng trung bình 55% nhưng giá trong nước chỉ tăng 14%. Tương tự, giá dầu diesel tăng 27% nhưng giá trong nước lại giảm 5%; dầu hoả thế giới tăng 21% nhưng giá trong nước không đổi... Điều này khiến các doanh nghiệp đầu mối như Petrolimex lỗ cả chục tỉ đồng mỗi ngày, ông Dũng cho biết.
Tính từ đầu tháng 4 đến nay, do giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao, giá xăng trong nước đã có ba lần điều chỉnh tăng, mỗi lần 500 đồng/lít; giá dầu hỏa đã hai lần tăng. Cụ thể, hiện nay giá xăng A92 là 12.500 đồng/lít, dầu diesel 0,05S là 10.500 đồng/lít và dầu hỏa 12.000 đồng/lít.
Mới đây, 5 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối là Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty Dầu khí Tp.HCM, Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp, Công ty cổ phần Dầu khí Mê Kông, Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec đã đăng ký tăng giá bán xăng dầu thêm 500 đồng/lít.
Tuy nhiên, chiều 4/6, Tổ giám sát liên bộ Tài chính - Công Thương về giá xăng dầu đã yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước như hiện nay và tiếp tục theo dõi diễn biến giá xăng dầu thế giới thêm một thời gian nữa.
Như vậy, đây là lần thứ hai liên tiếp trong khoảng 10 ngày qua các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối bị từ chối tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Vào ngày 28/5, trước đề nghị tăng giá của 9 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, liên bộ đã đề nghị các doanh nghiệp chưa điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng, dầu và cho phép các doanh nghiệp này được kéo dài thời gian hoàn trả khoản tạm ứng từ ngân sách Nhà nước đối với mặt hàng xăng thêm một tháng. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được tạm dừng trích quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng dầu hỏa kể từ 0h ngày 29/5.
Ngày 1/6, Bộ Tài chính cũng đã có thông tư hướng dẫn giảm thuế nhập khẩu mặt hàng dầu ma-zút từ 35% xuống mức 30% áp dụng từ ngày mai (5/6).
Trao đổi với báo giới, ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), nói các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang gặp nhiều khó khăn, do giá xăng nhập khẩu tăng gần đây đã tăng cao hơn.
Ông Dũng tính toán, trong một tháng trở lại đây, giá xăng thế giới trung bình vào khoảng 70 USD/thùng, cá biệt ngày 3/6, giá xăng đã tăng tới 76 USD/thùng. Trong 5 tháng đầu năm nay, giá xăng thế giới tăng trung bình 55% nhưng giá trong nước chỉ tăng 14%. Tương tự, giá dầu diesel tăng 27% nhưng giá trong nước lại giảm 5%; dầu hoả thế giới tăng 21% nhưng giá trong nước không đổi... Điều này khiến các doanh nghiệp đầu mối như Petrolimex lỗ cả chục tỉ đồng mỗi ngày, ông Dũng cho biết.
Tính từ đầu tháng 4 đến nay, do giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao, giá xăng trong nước đã có ba lần điều chỉnh tăng, mỗi lần 500 đồng/lít; giá dầu hỏa đã hai lần tăng. Cụ thể, hiện nay giá xăng A92 là 12.500 đồng/lít, dầu diesel 0,05S là 10.500 đồng/lít và dầu hỏa 12.000 đồng/lít.