Lo nguy cơ lan từ nợ công sang ngân hàng
Đại biểu Quốc hội cho rằng cần có thể chế phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Phát biểu tại phiên giám sát tối cao của Quốc hội về tái cơ cấu nền kinh tế hôm 1/11, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh nguy cơ lan truyền từ vấn đề “nợ công” sang thành vấn đề của “ngành ngân hàng” rồi nhanh chóng chuyển thành vấn đề của toàn nền kinh tế khi mà “bình thông nhau” giữa tài khóa và tiền tệ vẫn hiện hữu.
“Đây là một rủi ro vĩ mô giống như nguy cơ bong bong bất động sản, chứng khoán thời 2006-2008, nhưng đã không được cảnh báo kịp thời và đủ mức mạnh cần thiết”, đại biểu Hà Sỹ Đồng lưu ý.
Để ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro này, quan điểm của đại biểu Đồng là Chính phủ cần thiết phải xây dựng một khuôn khổ thể chế chính thức cho sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hướng tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô chung, bảo đảm vận hành hiệu quả.
Khuôn khổ này bao gồm mục tiêu phối hợp, các công cụ phối hợp, các quy tắc phối hợp hay những ràng buộc định hình sự tương tác giữa các bên phối hợp.
Bởi, theo đại biểu Đồng, trong thời gian qua, sự phối hợp giữa hai chính sách tài khóa và tiền tệ thường lỏng lẻo, rời rạc, đôi khi xung đột, triệt tiêu nhau.
Các câu hỏi như: phối hợp giữa các công cụ gì? với liều lượng nào? vào thời điểm nào? trong bao lâu? thực thi và giám sát thực thi phối hợp ra sao? các chỉ báo đo lường hiệu quả phối hợp?... chưa bao giờ có câu trả lời thỏa đáng.
Từ góc nhìn rộng hơn với bối cảnh của cả nền kinh tế, vị đại biểu đoàn Quảng Trị cho rằng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô để Chính phủ quản lý và điều hành kinh tế, như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, các chính sách khuyến khích đầu tư hoặc đang suy giảm hiệu lực hoặc đã cạn kiệt dư địa hay không còn đủ sức hấp dẫn.
Và hệ lụy không thể tránh khỏi là vấn đề “tiền tệ hóa bội chi ngân sách” vốn xấu lại thêm xấu hơn. Các hoạt động huy động, khai thác, phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế trở nên méo mó, kém hiệu quả.
“Một vòng luẩn quẩn, thụ động, tình thế - “thắt chặt hay mở rộng”, “thu hẹp hay bành trướng” lại tiếp diễn và có vẻ không có hồi kết”, đại biểu Đồng khái quát.
Thực trạng này, theo đại biểu Đồng là tạo thêm sức ép buộc Chính phủ phải triển khai quyết liệt, có hiệu quả 3 đột phá chiến lược để thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm tạo động lực phát triển mới.
Bình luận về các kiến nghị tại báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tái cơ cấu ba lĩnh vực trọng tâm, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị bày tỏ đồng tình cao với quan điểm “kiểm soát mức lạm phát hàng năm không quá thấp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm”.
Điều này được đại biểu Đồng nhìn nhận là phù hợp với mục tiêu tổng quát năm 2015 tại báo cáo của Chính phủ. Ở đó đã thôi không xuất hiện cụm từ “kiểm soát lạm phát” và bắt đầu nhấn trở lại “tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn”, tuy nhiên trên cơ sở “cải cách lần 2” nhằm giải quyết cái gốc của vấn đề kinh tế Việt Nam là “năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh”.
Song, theo đại biểu Đồng là cũng cần lưu ý để tránh hiểu lầm trong triển khai thực hiện, cụ thể là quay lại “vết xe đổ” - đánh đổi lạm phát lấy tăng trưởng cao và nhanh.
Và, muốn vậy, ông Đồng cho rằng cần phải có một thể chế hay một khuôn khổ mới để Chính phủ điều hành hướng tới mục tiêu tổng quát đó.
Cụ thể, trên cơ sở kiên định chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ ngầm định theo đuổi lạm phát mục tiêu như hiện nay nhưng cần có thêm mức tối thiểu nhằm tạo một hành lang an toàn, tin cậy và cho phép được sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách để đạt tới nhiều mục tiêu vĩ mô khác nhau.
Chẳng hạn với năm 2015, Chính phủ có thể ngầm định khung lạm phát mục tiêu là 5% cộng trừ 1,5% (tức hướng tới mức 5% và được phép sai lệch cao hơn hoặc thấp hơn trong khoảng cộng trừ 1,5%). Và Ngân hàng Nhà nước sẽ phải điều hành chính sách tiền tệ sao cho đạt được mục tiêu ưu tiên số một này.
Việc xác định thêm mức sàn cho lạm phát hay nói cách khác là giữ cho lạm phát ổn định ở mức vừa đủ thấp, tránh để lạm phát dao động lớn và không thể dự tính được, theo đại biểu Đồng là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ đó giúp kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững.
Chủ trương sẽ công khai theo đuổi một mức lạm phát mục tiêu ổn định trong trung hạn chính là tạo niềm tin cũng như thêm dư địa cho các chính sách kinh tế nhằm đạt tới các mục tiêu vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, việc làm và thu nhập…, đại biểu Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh.
“Đây là một rủi ro vĩ mô giống như nguy cơ bong bong bất động sản, chứng khoán thời 2006-2008, nhưng đã không được cảnh báo kịp thời và đủ mức mạnh cần thiết”, đại biểu Hà Sỹ Đồng lưu ý.
Để ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro này, quan điểm của đại biểu Đồng là Chính phủ cần thiết phải xây dựng một khuôn khổ thể chế chính thức cho sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hướng tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô chung, bảo đảm vận hành hiệu quả.
Khuôn khổ này bao gồm mục tiêu phối hợp, các công cụ phối hợp, các quy tắc phối hợp hay những ràng buộc định hình sự tương tác giữa các bên phối hợp.
Bởi, theo đại biểu Đồng, trong thời gian qua, sự phối hợp giữa hai chính sách tài khóa và tiền tệ thường lỏng lẻo, rời rạc, đôi khi xung đột, triệt tiêu nhau.
Các câu hỏi như: phối hợp giữa các công cụ gì? với liều lượng nào? vào thời điểm nào? trong bao lâu? thực thi và giám sát thực thi phối hợp ra sao? các chỉ báo đo lường hiệu quả phối hợp?... chưa bao giờ có câu trả lời thỏa đáng.
Từ góc nhìn rộng hơn với bối cảnh của cả nền kinh tế, vị đại biểu đoàn Quảng Trị cho rằng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô để Chính phủ quản lý và điều hành kinh tế, như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, các chính sách khuyến khích đầu tư hoặc đang suy giảm hiệu lực hoặc đã cạn kiệt dư địa hay không còn đủ sức hấp dẫn.
Và hệ lụy không thể tránh khỏi là vấn đề “tiền tệ hóa bội chi ngân sách” vốn xấu lại thêm xấu hơn. Các hoạt động huy động, khai thác, phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế trở nên méo mó, kém hiệu quả.
“Một vòng luẩn quẩn, thụ động, tình thế - “thắt chặt hay mở rộng”, “thu hẹp hay bành trướng” lại tiếp diễn và có vẻ không có hồi kết”, đại biểu Đồng khái quát.
Thực trạng này, theo đại biểu Đồng là tạo thêm sức ép buộc Chính phủ phải triển khai quyết liệt, có hiệu quả 3 đột phá chiến lược để thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm tạo động lực phát triển mới.
Bình luận về các kiến nghị tại báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tái cơ cấu ba lĩnh vực trọng tâm, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị bày tỏ đồng tình cao với quan điểm “kiểm soát mức lạm phát hàng năm không quá thấp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm”.
Điều này được đại biểu Đồng nhìn nhận là phù hợp với mục tiêu tổng quát năm 2015 tại báo cáo của Chính phủ. Ở đó đã thôi không xuất hiện cụm từ “kiểm soát lạm phát” và bắt đầu nhấn trở lại “tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn”, tuy nhiên trên cơ sở “cải cách lần 2” nhằm giải quyết cái gốc của vấn đề kinh tế Việt Nam là “năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh”.
Song, theo đại biểu Đồng là cũng cần lưu ý để tránh hiểu lầm trong triển khai thực hiện, cụ thể là quay lại “vết xe đổ” - đánh đổi lạm phát lấy tăng trưởng cao và nhanh.
Và, muốn vậy, ông Đồng cho rằng cần phải có một thể chế hay một khuôn khổ mới để Chính phủ điều hành hướng tới mục tiêu tổng quát đó.
Cụ thể, trên cơ sở kiên định chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ ngầm định theo đuổi lạm phát mục tiêu như hiện nay nhưng cần có thêm mức tối thiểu nhằm tạo một hành lang an toàn, tin cậy và cho phép được sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách để đạt tới nhiều mục tiêu vĩ mô khác nhau.
Chẳng hạn với năm 2015, Chính phủ có thể ngầm định khung lạm phát mục tiêu là 5% cộng trừ 1,5% (tức hướng tới mức 5% và được phép sai lệch cao hơn hoặc thấp hơn trong khoảng cộng trừ 1,5%). Và Ngân hàng Nhà nước sẽ phải điều hành chính sách tiền tệ sao cho đạt được mục tiêu ưu tiên số một này.
Việc xác định thêm mức sàn cho lạm phát hay nói cách khác là giữ cho lạm phát ổn định ở mức vừa đủ thấp, tránh để lạm phát dao động lớn và không thể dự tính được, theo đại biểu Đồng là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ đó giúp kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững.
Chủ trương sẽ công khai theo đuổi một mức lạm phát mục tiêu ổn định trong trung hạn chính là tạo niềm tin cũng như thêm dư địa cho các chính sách kinh tế nhằm đạt tới các mục tiêu vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, việc làm và thu nhập…, đại biểu Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh.