Lo Trung Quốc, Ấn Độ đầu tư mạnh cho hải quân
Nỗ lực của Ấn Độ chủ yếu nhằm ngăn không cho Trung Quốc gia tăng hiện diện trên Ấn Độ Dương
Tại một bến tàu trên sông Hooghly gần trung tâm Kolkata, một trong những vũ khí mới và mạnh nhất của Ấn Độ đang được hoàn thiện.
Đó là Kadmatt, chiến hạm chống ngầm được trang bị công nghệ có thể dò tìm và tiêu diệt các mục tiêu dưới nước, và là chiến hạm thứ hai trong số 4 tàu chiến thuộc lực lượng chuyên trách chống ngầm đầu tiên của Ấn Độ - một phần trong kế hoạch của nước này nhằm chi ít nhất 61 tỷ USD để tăng gấp rưỡi quy mô của lực lượng hải quân trong vòng 12 năm.
Nhân tố Trung Quốc
Theo hãng tin Bloomberg, nỗ lực tăng cường sức mạnh hải quân của Ấn Độ chủ yếu nhằm ngăn không cho Trung Quốc gia tăng hiện diện trên Ấn Độ Dương.
Ngoài ra, nỗ lực này còn nhằm một mục tiêu khác là đưa ngành công nghiệp sản xuất tàu chiến của Ấn Độ trở thành một ngành xuất khẩu cung cấp chiến hạm cho khu vực, bao gồm cả các đối tác của Mỹ ở châu Á đang lo ngại trước sự hung hăng ngày càng lớn của Trung Quốc.
“Việc Ấn Độ tăng cường sức mạnh hải quân diễn ra trong bối cảnh nước này thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ và các đồng minh của Mỹ nhằm đối trọng với Trung Quốc”, ông David Brewster, chuyên gia thuộc Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, nhận xét.
“Ấn Độ muốn có khả năng chứng tỏ rằng Bắc Kinh không thể không chịu tổn thất vì những hành động của họ ở Nam Á, rằng Ấn Độ sẽ thể hiện được sức mạnh ở khu vực lân cận Trung Quốc”.
Năm ngoái, Trung Quốc đã lần đầu tiên triển khai một tàu ngâm hạt nhân cho hoạt động tuần tra ở Ấn Độ Dương. Ngoài ra, một tàu ngầm chạy diesel của Trung Quốc đã hai lần tới thăm cảng ở Sri Lanka. Ấn Độ nói một tàu ngầm khác của Trung Quốc đã thăm cảng Pakistan vào tháng 5 và tháng 7 năm nay.
Pakistan hiện đang có ý định mua 8 tàu ngầm của Trung Quốc, và thương vụ này sẽ là vụ xuất khẩu vũ khí lớn nhất từ trước đến nay của Bắc Kinh.
Hạm đội 7 của Mỹ đã tuần tra các vùng biển ở châu Á kể từ chiến tranh thế giới thứ hai và hiện đang ủng hộ việc Ấn Độ tăng cường sức mạnh Hải quân.
Trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 1 năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết sẽ cân nhắc cách thức nhằm chia sẻ công nghệ tàu sân bay với Ấn Độ. Hai nước cũng nhấn mạnh tầm quan trọng về đảm bảo an ninh hàng hải ở khu vực biển Đông.
Đội tàu chiến gồm 137 tàu của Ấn Độ hiện nay còn mỏng so với đội 300 chiến hạm của Trung Quốc, nước có lực lượng hải quân lớn nhất châu Á. Theo số liệu của Lầu Năm Góc, Trung Quốc có ít nhất 62 tàu ngầm, trong đó có 4 tàu có khả năng phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.
Mục tiêu của Ấn Độ là đạt con số 200 tàu chiến trong thời gian từ nay đến năm 2027, trong đó chủ yếu là tàu sản xuất trong nước. Trong đó, nước này dự kiến bổ sung ít nhất 100 chiến hạm mới, bao gồm 2 tàu sân bay, 3 tàu ngầm có thể phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, và một số tàu cứu hộ tàu ngầm.
Tư nhân vào cuộc
Song song với mở rộng năng lực hải quân, Ấn Độ còn đang đẩy mạnh xuất khẩu tàu chiến. Mới đây, nước này đã lần đầu tiên bán chiến hạm do công ty Garden Reach Shipbuilders and Engineers có trụ sở ở Kolkata sản xuất cho đảo quốc Mauritus.
Chính công ty này đang đấu thầu để giành quyền cung cấp chiến hạm cho Philippines. Năm ngoái, Ấn Độ còn nhất trí bán cho Việt Nam 4 tàu tuần dương.
Theo đô đốc RK Dhowan, tư lệnh Hải quân Ấn Độ, đến năm 2030, nước này muốn sản xuất trong nước tất cả linh kiện tàu hải quân. Hiện tại, Ấn Độ mới chỉ sản xuất được khoảng 1/3 vũ khí và thiết bị cảm ứng, cùng khoảng 60% hệ thống đẩy.
Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ Ấn Độ muốn có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân.
Tỷ phú Ấn Anil Ambani mới đây cho biết tập đoàn Reliance Anil Dhirubhai Ambani Group của ông sẽ đầu tư 50 tỷ Rupee, tương đương 780 triệu USD, vào một nhà máy đóng tàu ở bờ biển phía Tây Nam của Ấn Độ.
Theo ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứ hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), dù đã có khả năng đóng tàu chiến, Ấn Độ hiện vẫn phụ thuộc vào công nghệ từ Mỹ, Nga và châu Âu, đồng thời tụt hậu so với những cường quốc lớn hơn trong lĩnh vực này.
“Ấn Độ đến nay chưa có được thành tích vẻ vang lắm trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng, và nhất là cho xuất khẩu. Mọi chuyện có thể sẽ trở nên tốt đẹp hơn với sự tham gia của khu vực tư nhân”, ông Wezeman nói.
Đó là Kadmatt, chiến hạm chống ngầm được trang bị công nghệ có thể dò tìm và tiêu diệt các mục tiêu dưới nước, và là chiến hạm thứ hai trong số 4 tàu chiến thuộc lực lượng chuyên trách chống ngầm đầu tiên của Ấn Độ - một phần trong kế hoạch của nước này nhằm chi ít nhất 61 tỷ USD để tăng gấp rưỡi quy mô của lực lượng hải quân trong vòng 12 năm.
Nhân tố Trung Quốc
Theo hãng tin Bloomberg, nỗ lực tăng cường sức mạnh hải quân của Ấn Độ chủ yếu nhằm ngăn không cho Trung Quốc gia tăng hiện diện trên Ấn Độ Dương.
Ngoài ra, nỗ lực này còn nhằm một mục tiêu khác là đưa ngành công nghiệp sản xuất tàu chiến của Ấn Độ trở thành một ngành xuất khẩu cung cấp chiến hạm cho khu vực, bao gồm cả các đối tác của Mỹ ở châu Á đang lo ngại trước sự hung hăng ngày càng lớn của Trung Quốc.
“Việc Ấn Độ tăng cường sức mạnh hải quân diễn ra trong bối cảnh nước này thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ và các đồng minh của Mỹ nhằm đối trọng với Trung Quốc”, ông David Brewster, chuyên gia thuộc Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, nhận xét.
“Ấn Độ muốn có khả năng chứng tỏ rằng Bắc Kinh không thể không chịu tổn thất vì những hành động của họ ở Nam Á, rằng Ấn Độ sẽ thể hiện được sức mạnh ở khu vực lân cận Trung Quốc”.
Năm ngoái, Trung Quốc đã lần đầu tiên triển khai một tàu ngâm hạt nhân cho hoạt động tuần tra ở Ấn Độ Dương. Ngoài ra, một tàu ngầm chạy diesel của Trung Quốc đã hai lần tới thăm cảng ở Sri Lanka. Ấn Độ nói một tàu ngầm khác của Trung Quốc đã thăm cảng Pakistan vào tháng 5 và tháng 7 năm nay.
Pakistan hiện đang có ý định mua 8 tàu ngầm của Trung Quốc, và thương vụ này sẽ là vụ xuất khẩu vũ khí lớn nhất từ trước đến nay của Bắc Kinh.
Hạm đội 7 của Mỹ đã tuần tra các vùng biển ở châu Á kể từ chiến tranh thế giới thứ hai và hiện đang ủng hộ việc Ấn Độ tăng cường sức mạnh Hải quân.
Trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 1 năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết sẽ cân nhắc cách thức nhằm chia sẻ công nghệ tàu sân bay với Ấn Độ. Hai nước cũng nhấn mạnh tầm quan trọng về đảm bảo an ninh hàng hải ở khu vực biển Đông.
Đội tàu chiến gồm 137 tàu của Ấn Độ hiện nay còn mỏng so với đội 300 chiến hạm của Trung Quốc, nước có lực lượng hải quân lớn nhất châu Á. Theo số liệu của Lầu Năm Góc, Trung Quốc có ít nhất 62 tàu ngầm, trong đó có 4 tàu có khả năng phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.
Mục tiêu của Ấn Độ là đạt con số 200 tàu chiến trong thời gian từ nay đến năm 2027, trong đó chủ yếu là tàu sản xuất trong nước. Trong đó, nước này dự kiến bổ sung ít nhất 100 chiến hạm mới, bao gồm 2 tàu sân bay, 3 tàu ngầm có thể phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, và một số tàu cứu hộ tàu ngầm.
Tư nhân vào cuộc
Song song với mở rộng năng lực hải quân, Ấn Độ còn đang đẩy mạnh xuất khẩu tàu chiến. Mới đây, nước này đã lần đầu tiên bán chiến hạm do công ty Garden Reach Shipbuilders and Engineers có trụ sở ở Kolkata sản xuất cho đảo quốc Mauritus.
Chính công ty này đang đấu thầu để giành quyền cung cấp chiến hạm cho Philippines. Năm ngoái, Ấn Độ còn nhất trí bán cho Việt Nam 4 tàu tuần dương.
Theo đô đốc RK Dhowan, tư lệnh Hải quân Ấn Độ, đến năm 2030, nước này muốn sản xuất trong nước tất cả linh kiện tàu hải quân. Hiện tại, Ấn Độ mới chỉ sản xuất được khoảng 1/3 vũ khí và thiết bị cảm ứng, cùng khoảng 60% hệ thống đẩy.
Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ Ấn Độ muốn có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân.
Tỷ phú Ấn Anil Ambani mới đây cho biết tập đoàn Reliance Anil Dhirubhai Ambani Group của ông sẽ đầu tư 50 tỷ Rupee, tương đương 780 triệu USD, vào một nhà máy đóng tàu ở bờ biển phía Tây Nam của Ấn Độ.
Theo ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứ hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), dù đã có khả năng đóng tàu chiến, Ấn Độ hiện vẫn phụ thuộc vào công nghệ từ Mỹ, Nga và châu Âu, đồng thời tụt hậu so với những cường quốc lớn hơn trong lĩnh vực này.
“Ấn Độ đến nay chưa có được thành tích vẻ vang lắm trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng, và nhất là cho xuất khẩu. Mọi chuyện có thể sẽ trở nên tốt đẹp hơn với sự tham gia của khu vực tư nhân”, ông Wezeman nói.