Loay hoay bài toán tiêu thụ đường
Giá đường trong nước thời gian qua liên tục giảm mạnh, mức giảm từ 5.000-6.000 đồng/kg so với cách đây 2 tháng
Thời điểm này, các nhà máy đường đang than lỗ vì giá bán sản phẩm tại kho đã xuống 15 nghìn đồng/kg vẫn chẳng có khách mua.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ngừng dùng đường nhập khẩu, ưu tiên tiêu thụ đường nội. Tuy nhiên, giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm của ngành mía đường hiện nay thật khó, bởi dù ế hàng, chẳng nhà máy đường nào dám bán sản phẩm trực tiếp cho các công ty bánh kẹo.
Sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2012/2013 được dự báo sẽ vượt qua mức cao kỷ lục của năm ngoái đang đè nặng lên giá đường. Giá đường thô trên sàn ICE vào tuần thứ 3 tháng 10/2012, kỳ hạn giao tháng 1/2013 xoay quanh mức 19,67- 19,79 cent/poud. Tại Pakistan, giá đường xuất khẩu nước này đã xuống 545 USD/tấn FOB, quá thấp so với mức giá 700-800 USD của năm ngoái.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, giá đường trong nước thời gian qua liên tục giảm mạnh, mức giảm từ 5.000-6.000 đồng/kg so với cách đây 2 tháng. Hiện tại kho các nhà máy, giá đường đã xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, chỉ còn 14.800- 15.000 đồng/kg. Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đang ở mức cao, tới gần 200 nghìn tấn. Các nhà máy mía đường đang rơi vào khó khăn, đường ép ra không bán được, mía tồn đọng đầy rẫy và hầu hết đều thua lỗ.
Công ty Cổ phần mía đường Sóc Trăng bắt đầu vào vụ ép từ 1/10/2012, đến nay đã ép được khoảng 14 ngàn tấn mía nguyên liệu song toàn bộ khối lượng đường vụ mới vẫn chưa bán được. Tổng giám đốc Nhà máy đường Tây Nam than thở, từ đầu niên vụ đến nay, đã ép được 1.000 tấn đường và cũng không có ai mua. Bên cạnh đó, thị trường đường trong nước chịu thêm sức ép của 70 nghìn tấn đường nhập khẩu đã được Bộ Công Thương phân bổ hạn ngạch.
Mới đây, Hiệp hội mía đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị hợp tác sản xuất và tiêu thụ đường niên vụ 2012/2013. Theo hiệp hội, các doanh nghiệp ngành đường không chỉ vì mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà còn đảm đương nhiệm vụ xã hội, đảm bảo thu nhập cho nông dân trồng mía.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, giá thành sản xuất đường trong nước khoảng 15.500 -16.000 đồng/kg trong khi Thái Lan chưa tới 10.000 đồng. Vì vậy, dù giá đường trong nước đắt hơn đường nhập khẩu thì các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nên chung tay chia sẻ, cũng là để giúp nông dân trồng mía.
Tổng giám đốc Công ty Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) phàn nàn: “Các nhà máy đường kêu rằng, bán giá 15.000 đồng/kg cũng chẳng ai mua nhưng các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo không bao giờ mua được đường giá đó. Khi đặt mua hàng từ nhà sản xuất, Bibica thường xuyên được báo hết hàng. Vậy lượng đường trong nước dư thừa mấy trăm ngàn tấn theo thống kê đang nằm ở đâu?”.
Đại diện một công ty sản xuất bánh kẹo khác thẳng thắn: “Hai năm nay dù được cấp quota nhập khẩu đường, chúng tôi cũng chỉ mua đường trong nước, trong khi giá đường nhập khẩu rẻ hơn. Tuy nhiên, chúng tôi không hề mua được đường từ chính nhà sản xuất bởi lúc thì báo hết hàng, lúc báo giá cao hơn của doanh nghiệp trung gian. Dù công bố 15.000 đồng/kg nhưng thực tế luôn phải mua 18.000-19.000 đồng/kg”.
Một số doanh nghiệp chế biến bánh kẹo, nước giải khát đã chỉ rõ, chính nhà sản xuất đã ngầm bắt tay với doanh nghiệp trung gian để thực hiện mục đích găm hàng chờ giá cao hoặc canh thời điểm doanh nghiệp tiêu thụ cần thì buộc phải mua đường giá cao. Để có sự hợp tác thực sự giữa nhà máy đường và các công ty sản xuất bánh kẹo, cần phải chặt đứt những mắt xích trung gian, vì mỗi kg đường hiện bị giới trung gian “ăn” từ 3.000-4.000 đ.
TS. Hà Hữu Phái, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường cho biết, chưa có bất kỳ nhà máy đường nào tự xây dựng được hệ thống đại lý tiêu thụ riêng. Từ lâu đã hình thành một hệ thống đại lý chuyên bao thầu đầu ra cho tất cả các nhà máy đường, đồng thời thâu tóm toàn bộ hệ thống tiêu thụ đường trong nước. Các nhà máy đường buộc phải tuân thủ những quy định của hệ thống này, chỉ được bán hàng cho đại lý mà không được phép bán cho bất kỳ nhà bán lẻ hay doanh nghiệp bánh kẹo.
Từng có một số nhà máy đường của nước ngoài đầu tư xây dựng công suất lớn, giá thành thấp nên không muốn lệ thuộc vào hệ thống đại lý ngành đường. Sau một thời gian điêu đứng vì bị đại lý chèn ép, rốt cuộc cũng đã phải chấp nhận đứng trong hệ thống này mới tồn tại được. Vì vậy, dù ế hàng nhưng sẽ chẳng nhà máy đường nào dám chặt đứt mắt xích trung gian để bán sản phẩm trực tiếp cho các công ty bánh kẹo.
Niên vụ mía đường 2012-2013, diện tích trồng mía của cả nước sẽ vào khoảng 300.000 ha, sản lượng đạt 18,9 triệu tấn mía và các nhà máy sẽ sản xuất được gần 1,6 triệu tấn đường. Như vậy, ngoài cung cấp cho tiêu dùng nội địa, nguồn cung vẫn còn dư trên 200.000 tấn, chưa tính 70.000 tấn đường nhập khẩu theo cam kết với WTO và chưa kể đến đường nhập lậu qua biên giới. Như vậy, bài toán tiêu thụ sản phẩm của ngành mía đường trong niên vụ mới đã khó, sẽ càng thêm khó.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Hiệp hội Mía đường Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ngừng dùng đường nhập khẩu, ưu tiên tiêu thụ đường nội. Tuy nhiên, giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm của ngành mía đường hiện nay thật khó, bởi dù ế hàng, chẳng nhà máy đường nào dám bán sản phẩm trực tiếp cho các công ty bánh kẹo.
Sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2012/2013 được dự báo sẽ vượt qua mức cao kỷ lục của năm ngoái đang đè nặng lên giá đường. Giá đường thô trên sàn ICE vào tuần thứ 3 tháng 10/2012, kỳ hạn giao tháng 1/2013 xoay quanh mức 19,67- 19,79 cent/poud. Tại Pakistan, giá đường xuất khẩu nước này đã xuống 545 USD/tấn FOB, quá thấp so với mức giá 700-800 USD của năm ngoái.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, giá đường trong nước thời gian qua liên tục giảm mạnh, mức giảm từ 5.000-6.000 đồng/kg so với cách đây 2 tháng. Hiện tại kho các nhà máy, giá đường đã xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, chỉ còn 14.800- 15.000 đồng/kg. Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đang ở mức cao, tới gần 200 nghìn tấn. Các nhà máy mía đường đang rơi vào khó khăn, đường ép ra không bán được, mía tồn đọng đầy rẫy và hầu hết đều thua lỗ.
Công ty Cổ phần mía đường Sóc Trăng bắt đầu vào vụ ép từ 1/10/2012, đến nay đã ép được khoảng 14 ngàn tấn mía nguyên liệu song toàn bộ khối lượng đường vụ mới vẫn chưa bán được. Tổng giám đốc Nhà máy đường Tây Nam than thở, từ đầu niên vụ đến nay, đã ép được 1.000 tấn đường và cũng không có ai mua. Bên cạnh đó, thị trường đường trong nước chịu thêm sức ép của 70 nghìn tấn đường nhập khẩu đã được Bộ Công Thương phân bổ hạn ngạch.
Mới đây, Hiệp hội mía đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị hợp tác sản xuất và tiêu thụ đường niên vụ 2012/2013. Theo hiệp hội, các doanh nghiệp ngành đường không chỉ vì mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà còn đảm đương nhiệm vụ xã hội, đảm bảo thu nhập cho nông dân trồng mía.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, giá thành sản xuất đường trong nước khoảng 15.500 -16.000 đồng/kg trong khi Thái Lan chưa tới 10.000 đồng. Vì vậy, dù giá đường trong nước đắt hơn đường nhập khẩu thì các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nên chung tay chia sẻ, cũng là để giúp nông dân trồng mía.
Tổng giám đốc Công ty Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) phàn nàn: “Các nhà máy đường kêu rằng, bán giá 15.000 đồng/kg cũng chẳng ai mua nhưng các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo không bao giờ mua được đường giá đó. Khi đặt mua hàng từ nhà sản xuất, Bibica thường xuyên được báo hết hàng. Vậy lượng đường trong nước dư thừa mấy trăm ngàn tấn theo thống kê đang nằm ở đâu?”.
Đại diện một công ty sản xuất bánh kẹo khác thẳng thắn: “Hai năm nay dù được cấp quota nhập khẩu đường, chúng tôi cũng chỉ mua đường trong nước, trong khi giá đường nhập khẩu rẻ hơn. Tuy nhiên, chúng tôi không hề mua được đường từ chính nhà sản xuất bởi lúc thì báo hết hàng, lúc báo giá cao hơn của doanh nghiệp trung gian. Dù công bố 15.000 đồng/kg nhưng thực tế luôn phải mua 18.000-19.000 đồng/kg”.
Một số doanh nghiệp chế biến bánh kẹo, nước giải khát đã chỉ rõ, chính nhà sản xuất đã ngầm bắt tay với doanh nghiệp trung gian để thực hiện mục đích găm hàng chờ giá cao hoặc canh thời điểm doanh nghiệp tiêu thụ cần thì buộc phải mua đường giá cao. Để có sự hợp tác thực sự giữa nhà máy đường và các công ty sản xuất bánh kẹo, cần phải chặt đứt những mắt xích trung gian, vì mỗi kg đường hiện bị giới trung gian “ăn” từ 3.000-4.000 đ.
TS. Hà Hữu Phái, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường cho biết, chưa có bất kỳ nhà máy đường nào tự xây dựng được hệ thống đại lý tiêu thụ riêng. Từ lâu đã hình thành một hệ thống đại lý chuyên bao thầu đầu ra cho tất cả các nhà máy đường, đồng thời thâu tóm toàn bộ hệ thống tiêu thụ đường trong nước. Các nhà máy đường buộc phải tuân thủ những quy định của hệ thống này, chỉ được bán hàng cho đại lý mà không được phép bán cho bất kỳ nhà bán lẻ hay doanh nghiệp bánh kẹo.
Từng có một số nhà máy đường của nước ngoài đầu tư xây dựng công suất lớn, giá thành thấp nên không muốn lệ thuộc vào hệ thống đại lý ngành đường. Sau một thời gian điêu đứng vì bị đại lý chèn ép, rốt cuộc cũng đã phải chấp nhận đứng trong hệ thống này mới tồn tại được. Vì vậy, dù ế hàng nhưng sẽ chẳng nhà máy đường nào dám chặt đứt mắt xích trung gian để bán sản phẩm trực tiếp cho các công ty bánh kẹo.
Niên vụ mía đường 2012-2013, diện tích trồng mía của cả nước sẽ vào khoảng 300.000 ha, sản lượng đạt 18,9 triệu tấn mía và các nhà máy sẽ sản xuất được gần 1,6 triệu tấn đường. Như vậy, ngoài cung cấp cho tiêu dùng nội địa, nguồn cung vẫn còn dư trên 200.000 tấn, chưa tính 70.000 tấn đường nhập khẩu theo cam kết với WTO và chưa kể đến đường nhập lậu qua biên giới. Như vậy, bài toán tiêu thụ sản phẩm của ngành mía đường trong niên vụ mới đã khó, sẽ càng thêm khó.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)