Logistics Việt Nam cần đứng vững trước thách thức nào trong giai đoạn cuối năm?
Để Logistics Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng như hiện nay, các doanh nghiệp đầu ngành cần tháo gỡ điểm nghẽn và đứng vững trước các điều kiện khách quan trên toàn cầu...
NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG TOÀN CẦU
Năm 2022, ngành Logistics Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực. Quy mô và số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng được mở rộng. Theo Tổng cục thống kê, cả nước hiện nay có trên 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Hơn 5.000 doanh nghiệp trong đó tham gia vào lĩnh vực Logistics quốc tế, 69 trung tâm Logistics có quy mô lớn và vừa.
Với dự báo tăng trưởng đạt mức 5,5% trong giai đoạn 2022 - 2030, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao sức bật của dịch vụ Logistics của Việt Nam trong thị trường Đông Nam Á.
Tuy nhiên, ngành Logistics Việt Nam trong năm qua cũng đối mặt với nhiều thách thức trước biến động của thị trường, ngoài sự chuẩn bị của các doanh nghiệp. Từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu từ các thị trường trọng điểm của Logistics Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản sụt giảm mạnh do áp lực lạm phát và suy thoái.
Tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn tiếp diễn, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc chưa có động thái chấm dứt chính sách Zero Covid. Đồng thời, giá nguyên liệu nóng liên tục từ cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đặt ra bài toán khó cho vấn đề chi phí.
Để duy trì đà tăng bền vững và tạo đà cho mục tiêu xa hơn là tiến đến năm 2030, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần vượt qua những điểm yếu vốn có và chủ động ứng phó với các thách thức mới mang tính toàn cầu.
CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU NGÀNH CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?
Đa dạng hóa các dịch vụ, đầu tư đều cho các lĩnh vực và giảm phụ thuộc vào một thị trường hoặc dịch vụ nhất định là một trong những yếu tố quan trọng để giảm rủi ro cho doanh nghiệp trước những biến động khó lường của thị trường, nhất là với những doanh nghiệp đầu ngành như ITL.
Theo ông Ben Anh, CEO Tập đoàn ITL, các công ty ở Việt Nam nghiêng nhiều về thị trường xuất nhập khẩu so với thị trường nội địa. Tuy vậy, năm 2022 đã cho thấy lợi thế của các doanh nghiệp có khả năng hoạt động cân bằng giữa hai thị trường, và ITL là một trong những doanh nghiệp đã gặt hái kết quả tích cực nhờ nỗ lực này.
Bên cạnh tháo gỡ các nguyên nhân khách quan, mục tiêu chung cho toàn ngành tiếp tục là nỗ lực nhằm giảm chi phí Logistics, tăng lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu, này, ông Ben Anh cho rằng các doanh nghiệp cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng tầm nguồn vốn con người, đặc biệt lưu ý xu hướng số hóa để xây dựng hệ sinh thái Logistics tiện lợi, mạch lạc, hiện đại. Đây cũng chính là điều mà ITL đang nỗ lực cống hiến.
Ông Ben Anh chia sẻ: “Với doanh nghiệp lớn như ITL, chúng tôi luôn hướng đến giá trị cho thị trường bằng cách tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và kết nối mọi hạ tầng ngay cả trên nền tảng số hóa. Hiện nay, chúng tôi đang đầu tư vào 1 dự án rất thú vị về hệ sinh thái công nghệ mở, rất hy vọng sẽ sớm được hợp tác cùng các công ty trong ngành Logistics Việt Nam để hiện thực hóa việc ứng dụng công nghệ nhằm cung cấp với chất lượng tiệm cận quốc tế”.
Vừa qua, ITL vinh dự nhận được danh hiệu “Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022”, đây chính là sự công nhận cho những bước đi đột phá và đóng góp của tập đoàn đối với ngành Logistics nước nhà. Dựa trên ba tiêu chí quan trọng: “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong”, giải thưởng là sự vinh danh cao quý dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, bảo chứng cho uy tín của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ông Ben Anh chia sẻ: “Giải thưởng ‘Thương Hiệu Quốc gia Việt Nam 2022’ chính là động lực quý giá để ITL tiếp tục cam kết mạnh mẽ hơn nữa cho ngành Logistics Việt Nam. Chúng tôi cũng xem đây là một nền tảng vững chắc để tiếp tục tiến xa và hiện thực hóa các cam kết vì mục tiêu chung là phát triển kinh tế nước nhà”.
Thời gian tới, Việt Nam được dự báo sẽ là một trong 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Đây là thời điểm tốt nhất để nâng tầm ngành Logistics của nước nhà, vậy nên ITL đặt ra mục tiêu đạt mức doanh thu tỷ đô và trở thành “North Star - ngôi sao sáng” của Việt Nam và của khu vực.
Cụ thể trong năm 2023 - 2024, ITL dự định tiếp tục đầu tư cho các vấn đề cốt lõi gồm cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và đẩy mạnh quá trình tự động hóa toàn bộ ngành Logistics. Trước một năm 2023 được báo nhiều biến động sắp tới, ông Ben Anh nhấn mạnh nhất thiết cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cùng nhau để tạo nên nền tảng bền vững cho sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam.