Sửa luật, cơ quan thống kê có độc lập?
Có ý kiến đề nghị quy định cơ quan thống kê Trung ương do Quốc hội thành lập hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Vị thế độc lập của cơ quan thống kê là rất quan trọng, cần quy định nguyên tắc hoạt động để không ai được “bóp méo” con số thống kê, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển góp ý khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thống kê (sửa đổi), chiều 11/3.
Sửa luật thế nào để khắc phục được hạn chế của công tác thống kê hiện nay cũng là trọng tâm của phiên thảo luận.
Tờ trình của Chính phủ chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập của thông tin thống kê hiện nay. Như thiếu các chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Hay, công tác phân tích và dự báo thống kê phát triển chậm; việc phổ biến thông tin thống kê làm chưa tốt, vừa thiếu, vừa trùng chéo, trong một số trường hợp còn do phương pháp tính khác nhau dẫn đến chưa thống nhất về số liệu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, với dự thảo luật mới, Luật Thống kê hiện hành được sửa đổi, bổ sung căn bản và toàn diện.
Nhằm khắc phục chênh lệch số liệu thống kê giữa cơ quan thống kê Trung ương và bộ ngành, dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) quy định trách nhiệm và vai trò của cơ quan thống kê trung ương trong việc thẩm định số liệu thống kê của bộ, ngành trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Trong trường hợp bộ, ngành không thực hiện ý kiến thẩm định của cơ quan thống kê Trung ương thì cơ quan thống kê Trung ương tự quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, tờ trình dự án luật nêu rõ.
Thẩm tra dự án luật, một số ý kiến tại Ủy ban Kinh tế nêu tình trạng thời gian vừa qua số liệu tính tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của các địa phương cộng lại cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP chung của cả nước.
Mỗi lần Chính phủ báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp cuối năm thì thời điểm là 20/10 cho nên thống kê trong năm đó là số ước tính, đến tháng 12 Chính phủ họp lại đưa ra một số liệu sơ bộ, rồi đến tháng 2, tháng 3 năm sau mới có con số chính thức. Nhưng giữa ba lần công bố đó thì số liệu có khoảng cách khá xa, điều này đã làm cho dư luận, đại biểu Quốc hội bức xúc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nói.
Cho rằng dự thảo luật chưa làm rõ được mối quan hệ và tính thống nhất trong hệ thống thông tin thống kê các cấp, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị quy định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thống kê trung ương trong việc xử lý tình trạng không thống nhất về thông tin thống kê.
Về hệ thống tổ chức, dự thảo luật quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thống kê. Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định cơ quan thống kê Trung ương thuộc Chính phủ, để bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong hoạt động thống kê, góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng để cơ quan thống kê thuộc Chính phủ hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng không khác gì nhau, bởi Chính phủ cũng là nơi hoạch định kinh tế - xã hội trên cơ sở các số liệu thống kê được cung cấp, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa xây dựng kế hoạch, tham mưu kế hoạch, rồi lại công bố kết quả thực hiện. Vậy thì để cơ quan này thuộc bộ có độc lập được hay không? Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Vinh đáp, từ khi ông về làm Bộ trưởng đã đặt ra câu hỏi Tổng cục Thống kê thuộc ai nhưng trả lời thì rất khó. Trong quá trình lịch sử thì thống kê đã từng tách ra nhập vào nhiều lần. Các anh ấy bảo thôi bây giờ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tốt nhất. Độc lập hay độc đoán thì nó thuộc vào cơ chế hoạt động, quy định hoạt động và chế độ trách nhiệm, ông Vinh phân trần.
Thống kê các nước thì phần lớn cơ quan thống kê đều thuộc bộ kinh tế, một số nước thuộc Chính phủ và chỉ có Mông Cổ đặt cơ quan thống kê thuộc Quốc hội, Bộ trưởng cho biết thêm.
Có ý kiến đề nghị quy định cơ quan thống kê Trung ương do Quốc hội thành lập hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu phản ánh.
Sửa luật thế nào để khắc phục được hạn chế của công tác thống kê hiện nay cũng là trọng tâm của phiên thảo luận.
Tờ trình của Chính phủ chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập của thông tin thống kê hiện nay. Như thiếu các chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Hay, công tác phân tích và dự báo thống kê phát triển chậm; việc phổ biến thông tin thống kê làm chưa tốt, vừa thiếu, vừa trùng chéo, trong một số trường hợp còn do phương pháp tính khác nhau dẫn đến chưa thống nhất về số liệu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, với dự thảo luật mới, Luật Thống kê hiện hành được sửa đổi, bổ sung căn bản và toàn diện.
Nhằm khắc phục chênh lệch số liệu thống kê giữa cơ quan thống kê Trung ương và bộ ngành, dự thảo Luật Thống kê (sửa đổi) quy định trách nhiệm và vai trò của cơ quan thống kê trung ương trong việc thẩm định số liệu thống kê của bộ, ngành trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Trong trường hợp bộ, ngành không thực hiện ý kiến thẩm định của cơ quan thống kê Trung ương thì cơ quan thống kê Trung ương tự quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, tờ trình dự án luật nêu rõ.
Thẩm tra dự án luật, một số ý kiến tại Ủy ban Kinh tế nêu tình trạng thời gian vừa qua số liệu tính tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của các địa phương cộng lại cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP chung của cả nước.
Mỗi lần Chính phủ báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp cuối năm thì thời điểm là 20/10 cho nên thống kê trong năm đó là số ước tính, đến tháng 12 Chính phủ họp lại đưa ra một số liệu sơ bộ, rồi đến tháng 2, tháng 3 năm sau mới có con số chính thức. Nhưng giữa ba lần công bố đó thì số liệu có khoảng cách khá xa, điều này đã làm cho dư luận, đại biểu Quốc hội bức xúc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nói.
Cho rằng dự thảo luật chưa làm rõ được mối quan hệ và tính thống nhất trong hệ thống thông tin thống kê các cấp, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị quy định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thống kê trung ương trong việc xử lý tình trạng không thống nhất về thông tin thống kê.
Về hệ thống tổ chức, dự thảo luật quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thống kê. Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định cơ quan thống kê Trung ương thuộc Chính phủ, để bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong hoạt động thống kê, góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng để cơ quan thống kê thuộc Chính phủ hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng không khác gì nhau, bởi Chính phủ cũng là nơi hoạch định kinh tế - xã hội trên cơ sở các số liệu thống kê được cung cấp, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa xây dựng kế hoạch, tham mưu kế hoạch, rồi lại công bố kết quả thực hiện. Vậy thì để cơ quan này thuộc bộ có độc lập được hay không? Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Vinh đáp, từ khi ông về làm Bộ trưởng đã đặt ra câu hỏi Tổng cục Thống kê thuộc ai nhưng trả lời thì rất khó. Trong quá trình lịch sử thì thống kê đã từng tách ra nhập vào nhiều lần. Các anh ấy bảo thôi bây giờ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tốt nhất. Độc lập hay độc đoán thì nó thuộc vào cơ chế hoạt động, quy định hoạt động và chế độ trách nhiệm, ông Vinh phân trần.
Thống kê các nước thì phần lớn cơ quan thống kê đều thuộc bộ kinh tế, một số nước thuộc Chính phủ và chỉ có Mông Cổ đặt cơ quan thống kê thuộc Quốc hội, Bộ trưởng cho biết thêm.
Có ý kiến đề nghị quy định cơ quan thống kê Trung ương do Quốc hội thành lập hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu phản ánh.