Moody’s giữ triển vọng tín nhiệm nợ của Việt Nam ở mức ‘tiêu cực’
Hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s vừa tuyên bố duy trì triển vọng tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam ở mức ‘tiêu cực’
Hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s vừa công bố duy trì triển vọng tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam ở mức ‘tiêu cực’, cho dù nhận định Việt Nam đã đạt tiến bộ trong việc lập lại ổn định kinh tế vĩ mô.
Thông cáo báo chí ngày 8/8 của Moody’s Investors Service Singapore (Moody’s) cho biết, tổ chức này giữ nguyên định hạng tín nhiệm ‘B1’ đối với trái phiếu bằng đồng nội tệ và ngoại tệ của Việt Nam. Cùng với đó, triển vọng của định hạng tín nhiệm này duy trì ở mức ‘tiêu cực’. Đây là thông cáo đi kèm với bản báo cáo cập nhật thường niên của Moody’s về tình hình đánh giá tín nhiệm của Việt Nam.
Theo đánh giá của Moody’s, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình hồi phục từ giai đoạn kinh tế vĩ mô nhiều bất ổn, nhưng tiếp tục đối mặt với những rủi ro dẫn tới mức triển vọng tín nhiệm nói trên.
Moody’s cho biết, mức đánh giá tín nhiệm quốc gia của tổ chức này dành cho Việt Nam dựa trên các yếu tố, bao gồm: sức mạnh kinh tế ở mức thấp, sức mạnh tài chính của Chính phủ ở mức thấp, và khả năng ứng phó với rủi ro ở mức trung bình…
Mặc dù Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong phần lớn thời gian của thập kỷ qua, đánh giá của Moody’s về sức mạnh kinh tế của Việt Nam phản ánh mức GDP bình quân đầu người còn rất thấp. Trong dài hạn, theo Moody’s, năng lực cạnh tranh của Việt Nam có thể bị thách thức bởi những cải thiện lớn hơn về cơ cấu ở các nền kinh tế trong khu vực.
Moody’s nhìn nhận, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã được thiết lập trở lại nhờ thực thi các biện pháp chính sách thắt chặt kể từ đầu năm 2011. Lạm phát đã giảm đáng kể nhưng những mối quan ngại về tăng trưởng lại nổi lên. Moody’s dự báo, mức tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ ở mức trung bình 5% trong 2 năm tới.
Tổ chức này cũng cho biết, điểm tín nhiệm quốc gia của Việt Nam bị hạn chế bởi các yếu kém mang tính thể chế. Mức độ minh bạch thấp của các dữ liệu dẫn tới việc khó đánh giá chuẩn xác những điểm yếu và xu hướng của nền kinh tế, trong khi mức độ hiệu quả của công tác quản trị đã suy giảm trong những năm gần đây.
Theo đánh giá của Moody’s, tình hình tài chính công của Việt Nam hiện nằm trong tầm kiểm soát. Các tỷ lệ về tài khóa và nợ công của Việt Nam cũng tương đương với các quốc gia có cùng mức đánh giá tín nhiệm. Cán cân thanh toán đã ổn định và dự trữ ngoại hối đã tăng trở lại. Tuy nhiên, mức độ dễ bị tổn thương trước các biến động từ bên ngoài của Việt Nam tiếp tục tăng cao hơn so với thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới.
Moody’s cho biết, triển vọng tín nhiệm ‘tiêu cực’ mà tổ chức này dành cho Việt Nam phản ánh những bất ổn liên quan tới sức mạnh tài chính của các ngân hàng và khu vực doanh nghiệp quốc doanh. Moody’s tin rằng, với độ minh bạch dữ liệu ở mức thấp còn được duy trì, thì tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam còn chưa được xác định đầy đủ.
Thông cáo báo chí ngày 8/8 của Moody’s Investors Service Singapore (Moody’s) cho biết, tổ chức này giữ nguyên định hạng tín nhiệm ‘B1’ đối với trái phiếu bằng đồng nội tệ và ngoại tệ của Việt Nam. Cùng với đó, triển vọng của định hạng tín nhiệm này duy trì ở mức ‘tiêu cực’. Đây là thông cáo đi kèm với bản báo cáo cập nhật thường niên của Moody’s về tình hình đánh giá tín nhiệm của Việt Nam.
Theo đánh giá của Moody’s, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình hồi phục từ giai đoạn kinh tế vĩ mô nhiều bất ổn, nhưng tiếp tục đối mặt với những rủi ro dẫn tới mức triển vọng tín nhiệm nói trên.
Moody’s cho biết, mức đánh giá tín nhiệm quốc gia của tổ chức này dành cho Việt Nam dựa trên các yếu tố, bao gồm: sức mạnh kinh tế ở mức thấp, sức mạnh tài chính của Chính phủ ở mức thấp, và khả năng ứng phó với rủi ro ở mức trung bình…
Mặc dù Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong phần lớn thời gian của thập kỷ qua, đánh giá của Moody’s về sức mạnh kinh tế của Việt Nam phản ánh mức GDP bình quân đầu người còn rất thấp. Trong dài hạn, theo Moody’s, năng lực cạnh tranh của Việt Nam có thể bị thách thức bởi những cải thiện lớn hơn về cơ cấu ở các nền kinh tế trong khu vực.
Moody’s nhìn nhận, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã được thiết lập trở lại nhờ thực thi các biện pháp chính sách thắt chặt kể từ đầu năm 2011. Lạm phát đã giảm đáng kể nhưng những mối quan ngại về tăng trưởng lại nổi lên. Moody’s dự báo, mức tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ ở mức trung bình 5% trong 2 năm tới.
Tổ chức này cũng cho biết, điểm tín nhiệm quốc gia của Việt Nam bị hạn chế bởi các yếu kém mang tính thể chế. Mức độ minh bạch thấp của các dữ liệu dẫn tới việc khó đánh giá chuẩn xác những điểm yếu và xu hướng của nền kinh tế, trong khi mức độ hiệu quả của công tác quản trị đã suy giảm trong những năm gần đây.
Theo đánh giá của Moody’s, tình hình tài chính công của Việt Nam hiện nằm trong tầm kiểm soát. Các tỷ lệ về tài khóa và nợ công của Việt Nam cũng tương đương với các quốc gia có cùng mức đánh giá tín nhiệm. Cán cân thanh toán đã ổn định và dự trữ ngoại hối đã tăng trở lại. Tuy nhiên, mức độ dễ bị tổn thương trước các biến động từ bên ngoài của Việt Nam tiếp tục tăng cao hơn so với thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới.
Moody’s cho biết, triển vọng tín nhiệm ‘tiêu cực’ mà tổ chức này dành cho Việt Nam phản ánh những bất ổn liên quan tới sức mạnh tài chính của các ngân hàng và khu vực doanh nghiệp quốc doanh. Moody’s tin rằng, với độ minh bạch dữ liệu ở mức thấp còn được duy trì, thì tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam còn chưa được xác định đầy đủ.