Mỹ dự định đánh thuế 19 tỷ USD vào các nhà băng
Quốc hội Mỹ đã hoàn tất một dự luật quy định đánh thuế 19 tỷ USD vào các định chế tài chính của nước này
Cuối tuần qua, Quốc hội Mỹ đã hoàn tất một dự luật quy định đánh thuế 19 tỷ USD vào các định chế tài chính của nước này. Dự luật thuế nhà băng này là một phần trong kế hoạch đại cải tổ hệ thống tài chính Mỹ.
Theo hãng tin CNN, khi các nhà làm luật ở Washington đưa ra dự luật đánh thuế ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách ở Anh, Pháp và Đức cũng đang thúc đẩy các kế hoạch này đánh thuế mới vào các định chế tài chính.
Đồng thời, dự luật này cũng được hoàn tất khi các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) nhóm họp tại Toronto, Canada để bàn về các biện pháp để tăng cường sức mạnh cho kinh tế thế giới. Trong một lá thư gửi cho các nhà lãnh đạo khác của G-20, Pháp và Đức đã kêu gọi đi tới một thỏa thuận quốc tế về đánh thuế vào các định chế tài chính.
Tuy nhiên, trong cuộc họp G-20 lần trước diễn ra hồi đầu tháng này ở Hàn Quốc, ý tưởng về đánh thuế toàn cầu vào các nhà băng đã không nhận được sự đồng thuận của mọi quốc gia. Canada, Brazil và Nhật Bản đã phản đối ý tưởng này vì cho rằng, các ngân hàng ở nước họ đã không hề cầu viện sự hỗ trợ của chính phủ.
Mặc dù mức thuế nhà băng tại các quốc gia đề xuất là không giống nhau, nhưng điểm chung đều nhằm mục tiêu đảm bảo các ngân hàng phải chịu trách nhiệm cho những rủi ro mà họ chấp nhận lao vào.
“Các vụ đổ vỡ ngân hàng gây ra tổn thất lớn cho toàn bộ phần còn lại của nền kinh tế. Tôi tin rằng, sẽ là điều hợp lý, nếu trong tương lai, các ngân hàng có sự đóng góp hợp lý hơn, phản ánh những rủi ro mà họ tạo ra cho xã hội”, ông George Osborne, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh, nhận xét hồi tuần trước.
Tại Anh, Chính phủ nước này đã đề ra một kế hoạch thắt chặt chi tiêu mạnh tay nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Các nhà chức trách dự kiến, thuế nhà băng sẽ giúp tăng doanh thu thuế thêm 2 tỷ Bảng mỗi năm.
Kế hoạch thuế ngân hàng của Mỹ đề xuất đánh thuế vào các nhà băng có tài sản từ 50 tỷ USD trở lên và các quỹ đầu cơ có tài sản từ 10 tỷ USD trở lên. Dự luật này dự kiến sẽ thu về 4 tỷ USD tiền thuế mỗi năm trong vòng 5 năm tới.
Bên cạnh khoản thuế trên, Quốc hội Mỹ còn đang cân nhắc thu 90 tỷ USD tiền phí trách nhiệm về khủng hoảng tài chính. Đây là một phần trong đề xuất ngân sách năm 2011 của Tổng thống Barack Obama. Khoản phí không nhỏ này sẽ chủ yếu do các định chế tài chính bị xem là “tiếp tay” cho khủng hoảng và nhận phần lớn tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ đóng góp.
Theo hãng tin CNN, khi các nhà làm luật ở Washington đưa ra dự luật đánh thuế ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách ở Anh, Pháp và Đức cũng đang thúc đẩy các kế hoạch này đánh thuế mới vào các định chế tài chính.
Đồng thời, dự luật này cũng được hoàn tất khi các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) nhóm họp tại Toronto, Canada để bàn về các biện pháp để tăng cường sức mạnh cho kinh tế thế giới. Trong một lá thư gửi cho các nhà lãnh đạo khác của G-20, Pháp và Đức đã kêu gọi đi tới một thỏa thuận quốc tế về đánh thuế vào các định chế tài chính.
Tuy nhiên, trong cuộc họp G-20 lần trước diễn ra hồi đầu tháng này ở Hàn Quốc, ý tưởng về đánh thuế toàn cầu vào các nhà băng đã không nhận được sự đồng thuận của mọi quốc gia. Canada, Brazil và Nhật Bản đã phản đối ý tưởng này vì cho rằng, các ngân hàng ở nước họ đã không hề cầu viện sự hỗ trợ của chính phủ.
Mặc dù mức thuế nhà băng tại các quốc gia đề xuất là không giống nhau, nhưng điểm chung đều nhằm mục tiêu đảm bảo các ngân hàng phải chịu trách nhiệm cho những rủi ro mà họ chấp nhận lao vào.
“Các vụ đổ vỡ ngân hàng gây ra tổn thất lớn cho toàn bộ phần còn lại của nền kinh tế. Tôi tin rằng, sẽ là điều hợp lý, nếu trong tương lai, các ngân hàng có sự đóng góp hợp lý hơn, phản ánh những rủi ro mà họ tạo ra cho xã hội”, ông George Osborne, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh, nhận xét hồi tuần trước.
Tại Anh, Chính phủ nước này đã đề ra một kế hoạch thắt chặt chi tiêu mạnh tay nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Các nhà chức trách dự kiến, thuế nhà băng sẽ giúp tăng doanh thu thuế thêm 2 tỷ Bảng mỗi năm.
Kế hoạch thuế ngân hàng của Mỹ đề xuất đánh thuế vào các nhà băng có tài sản từ 50 tỷ USD trở lên và các quỹ đầu cơ có tài sản từ 10 tỷ USD trở lên. Dự luật này dự kiến sẽ thu về 4 tỷ USD tiền thuế mỗi năm trong vòng 5 năm tới.
Bên cạnh khoản thuế trên, Quốc hội Mỹ còn đang cân nhắc thu 90 tỷ USD tiền phí trách nhiệm về khủng hoảng tài chính. Đây là một phần trong đề xuất ngân sách năm 2011 của Tổng thống Barack Obama. Khoản phí không nhỏ này sẽ chủ yếu do các định chế tài chính bị xem là “tiếp tay” cho khủng hoảng và nhận phần lớn tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ đóng góp.