Mỹ không đúc đồng xu nghìn tỷ đô
Nếu FED không tin rằng đồng xu bạch kim này thực sự đáng giá 1.000 tỷ USD, thì kế hoạch coi như phá sản
Hôm qua (13/1), Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ không tung ra loại tiền xu bạch kim có giá trị lên tới 1.000 tỷ USD, nhằm tránh gây ra một cuộc chiến trong quốc hội nước này về vấn đề nâng trần nợ.
Ý tưởng đúc đồng tiền xu mệnh giá 1.000 tỷ USD là của Hạ nghị sỹ New York Jerrold Nadler. Ông này gợi ý Bộ Tài chính Mỹ cho đúc loại xu này và gửi vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để trả bớt nợ. Đề xuất của ông Nadler vốn xuất phát từ một điều luật của Mỹ cho phép Bộ Tài chính nước này đúc tiền xu bạch kim với mọi mệnh giá.
Những người ủng hộ ý tưởng đặc biệt trên cho rằng, đây là cách thức duy nhất có thể giúp Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể cắt giảm chi phí an sinh xã hội và các chương trình bảo hiểm khác. Thậm chí có nhà phân tích còn nhận định, nếu bị đảng Cộng hòa o ép, Tổng thống Mỹ chỉ cần đúc loại tiền xu bạch kim để trả nợ là thành công.
Ngay như chuyên gia kinh tế nổi tiếng Paul Krugman cũng ủng hộ ý tưởng này. Theo ông, Bộ Tài chính Mỹ có thể tận dụng kẽ hở để cho phép đúc đồng tiền xu bạch kim với bất kỳ mệnh giá nào. Với việc đúc loại tiền xu có giá 1.000 tỷ USD, Chính phủ Mỹ sẽ không phải lo trần nợ công và đồng tiền này khi lưu thông cũng không gây lạm phát.
Việc đúc đồng xu này trên thực tế không khó, nhưng việc sử dụng không hề dễ dàng, vì Bộ Tài chính Mỹ cần phải gửi nó vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) như một khoản tín chấp để vay những khoản tiền thực để chi trả nợ công. Nếu FED không tin rằng đồng xu bạch kim này thực sự đáng giá 1.000 tỷ USD, thì kế hoạch coi như phá sản.
Thêm vào đó, ngay khi ý tưởng của ông Nadler được đưa ra, một số nhà phân tích đã lập luận rằng, điều luật của Mỹ đặt ra là để chính phủ đúc loại tiền sử dụng vào mục đích kỷ niệm, không phải tiền chi tiêu cho hoạt động thường ngày. Một số khác lại lo nếu việc này nếu trở thành hiện thực sẽ gây ra những tranh chấp pháp lý không cần thiết.
Trong thông báo đưa ra hôm 13/1, cả Bộ Tài chính Mỹ và FED đều cho rằng, việc đúc tiền xu 1.000 tỷ USD không phải là phương án khả thi, cho dù mức nợ công của nước này tính tới ngày 31/12/2012 đã chạm ngưỡng 16.400 tỷ USD.
Theo dự đoán của Trung tâm chính sách lưỡng đảng, nợ công của Mỹ có thể chạm trần vào ngày 15/2 tới thay vì cuối tháng 3 năm nay, như ước tính ban đầu của Bộ Tài chính, bất chấp biện pháp bổ sung ngân sách 200 tỷ USD. Đến thời điểm đó, Chính phủ Mỹ sẽ buộc phải lựa chọn việc trả một khoản nợ đáo hạn nào đó trước để tránh vỡ nợ.
Ý tưởng đúc đồng tiền xu mệnh giá 1.000 tỷ USD là của Hạ nghị sỹ New York Jerrold Nadler. Ông này gợi ý Bộ Tài chính Mỹ cho đúc loại xu này và gửi vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để trả bớt nợ. Đề xuất của ông Nadler vốn xuất phát từ một điều luật của Mỹ cho phép Bộ Tài chính nước này đúc tiền xu bạch kim với mọi mệnh giá.
Những người ủng hộ ý tưởng đặc biệt trên cho rằng, đây là cách thức duy nhất có thể giúp Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể cắt giảm chi phí an sinh xã hội và các chương trình bảo hiểm khác. Thậm chí có nhà phân tích còn nhận định, nếu bị đảng Cộng hòa o ép, Tổng thống Mỹ chỉ cần đúc loại tiền xu bạch kim để trả nợ là thành công.
Ngay như chuyên gia kinh tế nổi tiếng Paul Krugman cũng ủng hộ ý tưởng này. Theo ông, Bộ Tài chính Mỹ có thể tận dụng kẽ hở để cho phép đúc đồng tiền xu bạch kim với bất kỳ mệnh giá nào. Với việc đúc loại tiền xu có giá 1.000 tỷ USD, Chính phủ Mỹ sẽ không phải lo trần nợ công và đồng tiền này khi lưu thông cũng không gây lạm phát.
Việc đúc đồng xu này trên thực tế không khó, nhưng việc sử dụng không hề dễ dàng, vì Bộ Tài chính Mỹ cần phải gửi nó vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) như một khoản tín chấp để vay những khoản tiền thực để chi trả nợ công. Nếu FED không tin rằng đồng xu bạch kim này thực sự đáng giá 1.000 tỷ USD, thì kế hoạch coi như phá sản.
Thêm vào đó, ngay khi ý tưởng của ông Nadler được đưa ra, một số nhà phân tích đã lập luận rằng, điều luật của Mỹ đặt ra là để chính phủ đúc loại tiền sử dụng vào mục đích kỷ niệm, không phải tiền chi tiêu cho hoạt động thường ngày. Một số khác lại lo nếu việc này nếu trở thành hiện thực sẽ gây ra những tranh chấp pháp lý không cần thiết.
Trong thông báo đưa ra hôm 13/1, cả Bộ Tài chính Mỹ và FED đều cho rằng, việc đúc tiền xu 1.000 tỷ USD không phải là phương án khả thi, cho dù mức nợ công của nước này tính tới ngày 31/12/2012 đã chạm ngưỡng 16.400 tỷ USD.
Theo dự đoán của Trung tâm chính sách lưỡng đảng, nợ công của Mỹ có thể chạm trần vào ngày 15/2 tới thay vì cuối tháng 3 năm nay, như ước tính ban đầu của Bộ Tài chính, bất chấp biện pháp bổ sung ngân sách 200 tỷ USD. Đến thời điểm đó, Chính phủ Mỹ sẽ buộc phải lựa chọn việc trả một khoản nợ đáo hạn nào đó trước để tránh vỡ nợ.