Nga lại hạ lãi suất để cứu tăng trưởng
Trong vòng 12 tháng qua, đồng Rúp đã mất giá gần 70% so với đồng USD
Ngân hàng Trung ương Nga (CRB) hôm qua (13/3) tiếp tục cắt giảm lãi suất nhằm kích thích tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế nước này chịu ảnh hưởng nặng nề từ giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt.
Theo hãng tin CNBC, CRB hạ lãi suất cơ bản 1 điểm phần trăm xuống còn 14%. Trước đó, vào cuối tháng 1, lãi suất của Nga được hạ xuống 15% từ 17%.
Đồng Rúp Nga đã tăng giá sau khi quyết định hạ lãi suất của CRB được công bố, nhưng giảm trở lại vào cuối ngày. Vào lúc gần 7h tối theo giờ Moscow, 1 USD đổi 61,47 Rúp, tương ứng mức giảm 0,5% đối với đồng Rúp so với phiên giao dịch trước.
Trong tuyên bố hạ lãi suất, CRB cho biết đã tính đến “nguy cơ nền kinh tế tiếp tục giảm tốc mạnh”. Mức giảm 1 điểm phần trăm lãi suất lần này của CRB không nằm ngoài dự báo của giới quan sát.
Vào tháng 12 năm ngoái, CRB bất ngờ tăng lãi suất từ 10,5% lên 17% nhằm giữ giá đồng Rúp và chống lạm phát. Động thái gây tranh cãi này đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều quan chức cấp cao trong Chính phủ Nga, thậm chí của Tổng thống Vladimir Putin.
Hiện nền kinh tế Nga vẫn đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Trong vòng 12 tháng qua, đồng Rúp đã mất giá gần 70% so với đồng USD. Thống kê chính thức cho thấy, lạm phát tháng 2 của Nga là 16,7%.
CRB dự báo, lạm phát ở Nga sẽ giảm xuống mức 9% trong năm nay và về mức mục tiêu 4% mà cơ quan này đặt ra vào năm 2017.
“Với rủi ro lạm phát giảm xuống, Ngân hàng Trung ương Nga sẵn sàng cắt giảm thêm lãi suất”, tuyên bố của CRB cho biết. Nhiều chuyên gia phân tích cũng cho rằng CRB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới để cứu tăng trưởng.
Một năm qua, nền kinh tế Nga đã chịu “cú đấm” kép từ giá dầu lao dốc và lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine. Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s dự báo kinh tế Nga có thể suy giảm tới 5,5% trong năm nay, so với mức tăng trưởng 5,6% đạt được vào năm 2008.
Theo một số dự báo, sẽ có thêm 120 tỷ USD tiền vốn chạy khỏi Nga trong năm nay, sau khi đã có 150 tỷ USD rời Nga trong năm ngoái.
Hôm thứ Tư tuần này, Andrey Kostin, Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng lớn thứ nhì Nga VTB, kêu gọi cắt giảm ít nhất 1 điểm phần trăm lãi suất cơ bản. “Vấn đề lớn của tôi hiện nay là lãi suất cao. Việc vay vốn trở nên rất đắt đỏ. Nếu Ngân hàng Trung ương hạ lãi suất, tình hình có thể khá hơn”, ông Kostin nói.
Theo hãng tin CNBC, CRB hạ lãi suất cơ bản 1 điểm phần trăm xuống còn 14%. Trước đó, vào cuối tháng 1, lãi suất của Nga được hạ xuống 15% từ 17%.
Đồng Rúp Nga đã tăng giá sau khi quyết định hạ lãi suất của CRB được công bố, nhưng giảm trở lại vào cuối ngày. Vào lúc gần 7h tối theo giờ Moscow, 1 USD đổi 61,47 Rúp, tương ứng mức giảm 0,5% đối với đồng Rúp so với phiên giao dịch trước.
Trong tuyên bố hạ lãi suất, CRB cho biết đã tính đến “nguy cơ nền kinh tế tiếp tục giảm tốc mạnh”. Mức giảm 1 điểm phần trăm lãi suất lần này của CRB không nằm ngoài dự báo của giới quan sát.
Vào tháng 12 năm ngoái, CRB bất ngờ tăng lãi suất từ 10,5% lên 17% nhằm giữ giá đồng Rúp và chống lạm phát. Động thái gây tranh cãi này đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều quan chức cấp cao trong Chính phủ Nga, thậm chí của Tổng thống Vladimir Putin.
Hiện nền kinh tế Nga vẫn đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Trong vòng 12 tháng qua, đồng Rúp đã mất giá gần 70% so với đồng USD. Thống kê chính thức cho thấy, lạm phát tháng 2 của Nga là 16,7%.
CRB dự báo, lạm phát ở Nga sẽ giảm xuống mức 9% trong năm nay và về mức mục tiêu 4% mà cơ quan này đặt ra vào năm 2017.
“Với rủi ro lạm phát giảm xuống, Ngân hàng Trung ương Nga sẵn sàng cắt giảm thêm lãi suất”, tuyên bố của CRB cho biết. Nhiều chuyên gia phân tích cũng cho rằng CRB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới để cứu tăng trưởng.
Một năm qua, nền kinh tế Nga đã chịu “cú đấm” kép từ giá dầu lao dốc và lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine. Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s dự báo kinh tế Nga có thể suy giảm tới 5,5% trong năm nay, so với mức tăng trưởng 5,6% đạt được vào năm 2008.
Theo một số dự báo, sẽ có thêm 120 tỷ USD tiền vốn chạy khỏi Nga trong năm nay, sau khi đã có 150 tỷ USD rời Nga trong năm ngoái.
Hôm thứ Tư tuần này, Andrey Kostin, Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng lớn thứ nhì Nga VTB, kêu gọi cắt giảm ít nhất 1 điểm phần trăm lãi suất cơ bản. “Vấn đề lớn của tôi hiện nay là lãi suất cao. Việc vay vốn trở nên rất đắt đỏ. Nếu Ngân hàng Trung ương hạ lãi suất, tình hình có thể khá hơn”, ông Kostin nói.