Nga liên tục hạ lãi suất để cứu tăng trưởng
Đây là tháng thứ tư liên tiếp lãi suất đồng Rúp được cắt giảm
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) ngày 15/6 tiếp tục cắt giảm lãi suất đồng Rúp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo tin từ CNBC, CBR cắt giảm lãi suất 1 điểm phần trăm, còn 11,5%, phù hợp với dự báo mà giới phân tích đưa ra trước đó. Đây là tháng thứ tư liên tiếp lãi suất đồng Rúp được cắt giảm.
Những động thái cắt giảm lãi suất liên tục này được thực hiện sau khi CBR đẩy lên mức 17% vào tháng 12/2014 trong nỗ lực đối với với lạm phát tăng vọt và sự lao dốc chóng mặt của tỷ giá đồng Rúp.
Trong vòng một năm trở lại đây, tỷ giá đồng tiền của Nga biến động mạnh. Vào cuối năm 2014, đồng Rúp bị giới đầu tư bán tháo khi phương Tây tung lệnh trừng phạt lên Nga do nước này sáp nhập Crimea và bị cho là đứng sau lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Tuy nhiên, sang năm 2015, dù tốc độ lạm phát ở Nga còn cao, đồng Rúp bắt đầu tăng giá lên mức 55 Rúp đổi 1 USD, từ mức đáy 70 Rúp đổi 1 USD hồi tháng 2. Theo số liệu của CBR, tốc độ lạm phát tháng 5 là 15,8%, nhưng đang có chiều hướng giảm xuống.
Tuy vậy, triển vọng kinh tế bấp bênh của Nga do tác động kép từ giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt đã khiến CBR lo ngại. Hồi tháng 4, GDP của Nga giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với nền kinh tế đi xuống, CBR không còn lựa chọn nào khác ngoài cắt giảm lãi suất để kích thích hoạt động vay tín dụng và chi tiêu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp, từ đó kích thích tăng trưởng GDP.
Giới chuyên gia dự báo lãi suất đồng Rúp sẽ tiếp tục được cắt giảm trong thời gian tới, nhưng sẽ với tốc độ vừa phải, có thể là 0,5 điểm phần trăm mỗi lần hạ.
Theo tin từ CNBC, CBR cắt giảm lãi suất 1 điểm phần trăm, còn 11,5%, phù hợp với dự báo mà giới phân tích đưa ra trước đó. Đây là tháng thứ tư liên tiếp lãi suất đồng Rúp được cắt giảm.
Những động thái cắt giảm lãi suất liên tục này được thực hiện sau khi CBR đẩy lên mức 17% vào tháng 12/2014 trong nỗ lực đối với với lạm phát tăng vọt và sự lao dốc chóng mặt của tỷ giá đồng Rúp.
Trong vòng một năm trở lại đây, tỷ giá đồng tiền của Nga biến động mạnh. Vào cuối năm 2014, đồng Rúp bị giới đầu tư bán tháo khi phương Tây tung lệnh trừng phạt lên Nga do nước này sáp nhập Crimea và bị cho là đứng sau lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Tuy nhiên, sang năm 2015, dù tốc độ lạm phát ở Nga còn cao, đồng Rúp bắt đầu tăng giá lên mức 55 Rúp đổi 1 USD, từ mức đáy 70 Rúp đổi 1 USD hồi tháng 2. Theo số liệu của CBR, tốc độ lạm phát tháng 5 là 15,8%, nhưng đang có chiều hướng giảm xuống.
Tuy vậy, triển vọng kinh tế bấp bênh của Nga do tác động kép từ giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt đã khiến CBR lo ngại. Hồi tháng 4, GDP của Nga giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với nền kinh tế đi xuống, CBR không còn lựa chọn nào khác ngoài cắt giảm lãi suất để kích thích hoạt động vay tín dụng và chi tiêu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp, từ đó kích thích tăng trưởng GDP.
Giới chuyên gia dự báo lãi suất đồng Rúp sẽ tiếp tục được cắt giảm trong thời gian tới, nhưng sẽ với tốc độ vừa phải, có thể là 0,5 điểm phần trăm mỗi lần hạ.