Ngân hàng 2017 qua “hội nghị lịch sử”
Lần đầu tiên hội nghị ngành ngân hàng có ba ủy viên Bộ Chính trị cùng nhiều lãnh đạo các bộ ngành khác tham dự
Sự xuất hiện của ba ủy viên Bộ Chính trị, cùng nhiều lãnh đạo bộ ngành khác tại hội nghị toàn ngành ngân hàng ngày 5/1 gây ấn tượng mạnh với các thành viên tham dự.
Trước khi đến hội nghị, lãnh đạo một ngân hàng thương mại dự định tranh thủ có mặt ở phần khai mạc, nghe các báo cáo rồi chờ giải lao sẽ về công sở xử lý công việc thường ngày.
“Nhưng quá ấn tượng. Có thể nói đây là một hội nghị lịch sử của ngành ngân hàng, vì lần đầu tiên tôi thấy có ba ủy viên Bộ Chính trị cùng nhiều lãnh đạo các bộ ngành khác tham dự. Chưa bao giờ hội nghị ngành có được sự quan tâm lớn đến như vậy”, vị lãnh đạo ngân hàng trên nói.
Cũng theo thành viên tham dự này, phát biểu của Thống đốc cũng rất cụ thể, không xã giao và lễ lạt, mà đi thẳng vào các vấn đề, nhận trách nhiệm về các tồn tại của hệ thống.
“Với ấn tượng đó, tôi quyết định ở lại và cảm thấy tự tin hơn trong công việc của mình qua hội nghị này”, lãnh đạo ngân hàng trên chia sẻ.
Nhiều việc còn chậm
Tuy nhiên, đó không phải là một hội nghị có nhiều biểu dương, báo cáo thành tích. Phần lớn nội dung trọng tâm đề cập đến những tồn tại, yếu kém trong hệ thống, và đặt yêu cầu xử lý.
Những tồn tại, yếu kém được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điểm lại cơ bản. Trong đó, những việc còn chậm, chưa làm được thực chất hoặc triệt để mà người đứng đầu Chính phủ xem như “những điểm nghẽn cốt lõi” của nền kinh tế.
Vẫn là nợ xấu. Năm 2016, các tổ chức tín dụng tiếp tục xử lý được lượng lớn, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống thấp, còn 2,46%. Thế nhưng, Thủ tướng xem đây là kết quả chưa thực chất, mà nợ xấu vẫn còn cao.
Như đề cập tại các cuộc họp của Chính phủ năm qua, nợ xấu cao và chưa được xử lý thực chất còn nhìn sang lượng lớn đang nằm tại VAMC. Nguyên do, cơ chế, nguồn lực và chính sách còn có hạn chế, ngay cả bản thân VAMC.
Đó là tình trạng cũ, nợ xấu là kết quả của một quá trình. Nhưng phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng luôn những phát sinh mới. Đó là ngay cả trường hợp đã thanh tra, giám sát, thậm chí đặt vào kiểm soát đặc biệt những vẫn bị rút khống, cho vay sai để nợ xấu càng xấu thêm và tình hình tài chính tồi tệ hơn thời gian vừa qua.
Theo đó, yêu cầu được nhấn mạnh là Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát và chú trọng dự báo, phòng ngừa từ xa thời gian tới.
Phòng ngừa từ xa, Thủ tướng lưu ý cụ thể luôn tại hội nghị. Các tổ chức tín dụng khi cho vay, cũng như việc lái vốn của Ngân hàng Nhà nước cần chặt chẽ ở các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản, dè chừng với các “ông lớn” đang có dư nợ trên 5.000 tỷ… Thay vào đó, vốn phải tập trung hơn nữa cho các lĩnh vực sản xuất, hỗ trợ tăng trưởng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp.
Việc tiếp vốn cũng phải nhịp nhàng, tránh hẫng rồi dồn mà chưa hợp lý với nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo: “Ngay trong quý 1 các đồng chí phải tăng trưởng tín dụng, đừng để đầu năm thong thả, cuối năm vất vả chạy dồn”.
Và tưởng như đã bớt chú ý trong sự quan tâm của công chúng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhắc lại quan ngại nổi bật trong năm 2016: rủi ro tài khoản khách hàng tại ngân hàng.
Theo đó, yêu cầu đặt ra, các tổ chức tín dụng phải triển khai mạnh mẽ các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại an toàn và hiệu quả, tăng cường an ninh mạng và bảo đảm an toàn tài sản cho khách hàng, không để tình trạng khách hàng đột ngột mất tiền trong tài khoản.
“Sẽ triệt để, không phân biệt”
Chỉ ra nhiều tồn tại, song về cơ bản năm 2016 Thủ tướng đánh giá cao những kết quả ngành ngân hàng đã đạt được.
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến với lãnh đạo 63 tỉnh thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có lời khen Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, trưởng ngành trẻ nhất Chính phủ nhưng đã điều hành mạnh dạn, tốt, đặc biệt kết hợp chính sách tiền tệ, tài khóa đúng đắn, chủ động.
Đó cũng là niềm tin vào việc điều hành chính sách tiền tệ, triển vọng hoạt động của hệ thống ngân hàng. Bởi lời khen đó chắc chắn sẽ còn đi tiếp và được nhìn lại trong tương lai.
Còn 2016, toàn ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả chung: góp phần kiểm soát lạm phát thành công và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, phối hợp tốt với chính sách tài khoá, an toàn hoạt động hệ thống đảm bảo, giá trị đồng tiền ổn định, lãi suất được bình ổn, dự trữ ngoại hối quốc gia đạt kỷ lục…
Đáng chú ý, những kết quả đó đặt trong điều kiện cơ quan đầu não Ngân hàng Nhà nước phải ổn định bộ máy sau chuyển giao nhiệm kỳ, trong bối cảnh thị trường xuất hiện những xáo trộn và thử thách khách quan.
Với nhiều việc còn chậm, những tồn tại phải xử lý, năm 2017 buộc phải quyết liệt và triệt để hơn. Trong lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, 2017 được xem như xuất phát điểm thứ hai, sau quá trình chuẩn bị các kế hoạch trong 2016 và trước đích đến 2020. Và yếu tố tốc độ đang là điểm được chú ý đối với ngành ngân hàng.
Hậu trường hội nghị, bộ phận thư ký chuẩn bị bài phát biểu khai mạc dài cỡ ba trang giấy. Nhưng Thống đốc Lê Minh Hưng tóm lược, tập trung luôn vào các ý chính, nhận trách nhiệm trước các tồn tại, yếu kém trong hệ thống, đặt ra những việc phải ngay.
Tốc độ cũng là một điểm được chú ý ở Ngân hàng Nhà nước, với cơ cấu mới của nhiệm kỳ mới. Một phần kết quả 2016 không nổi bật thông tin ra bên ngoài, nhưng người trong ngành biết.
Trong điều kiện và bối cảnh nói trên, một mặt phải hoàn thiện và ổn định bộ máy, một mặt phải thường trực xử lý những phát sinh, biến động trên thị trường, nhưng ít nhất 5 đề án, kế hoạch lớn của toàn ngành cơ bản đã được Ngân hàng Nhà nước xây dựng xong năm qua, được Bộ Chính trị và Chính phủ đánh giá cao, sẵn sàng triển khai từ 2017 sau khi được các cấp phê chuẩn.
Trong đó, yêu cầu và mục tiêu là tái cơ cấu triệt để và có kết quả những ngân hàng yếu kém, theo các phương án đã xây dựng và trình Bộ Chính trị. Xử lý nợ xấu và cả vấn đề cho phá sản ngân hàng cũng được tập trung xây dựng các phương án, đề xuất khuôn khổ pháp lý báo cáo Quốc hội…
Trao đổi bên lề hội nghị với VnEconomy, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Khi triển khai những kế hoạch đó, đặc biệt trong việc tái cơ cấu và xử lý những tồn tại trong hệ thống, cũng như trong điều hành nói chung, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là không có ngân hàng lớn hay ngân hàng nhỏ, không phân biệt, mọi thành viên đều bình đẳng. Chỉ có xác định ngân hàng yếu kém, hoặc có những yếu kém phải xử lý hay ngân hàng đó lành mạnh, hoạt động hiệu quả hay không mà thôi”.
Trước khi đến hội nghị, lãnh đạo một ngân hàng thương mại dự định tranh thủ có mặt ở phần khai mạc, nghe các báo cáo rồi chờ giải lao sẽ về công sở xử lý công việc thường ngày.
“Nhưng quá ấn tượng. Có thể nói đây là một hội nghị lịch sử của ngành ngân hàng, vì lần đầu tiên tôi thấy có ba ủy viên Bộ Chính trị cùng nhiều lãnh đạo các bộ ngành khác tham dự. Chưa bao giờ hội nghị ngành có được sự quan tâm lớn đến như vậy”, vị lãnh đạo ngân hàng trên nói.
Cũng theo thành viên tham dự này, phát biểu của Thống đốc cũng rất cụ thể, không xã giao và lễ lạt, mà đi thẳng vào các vấn đề, nhận trách nhiệm về các tồn tại của hệ thống.
“Với ấn tượng đó, tôi quyết định ở lại và cảm thấy tự tin hơn trong công việc của mình qua hội nghị này”, lãnh đạo ngân hàng trên chia sẻ.
Nhiều việc còn chậm
Tuy nhiên, đó không phải là một hội nghị có nhiều biểu dương, báo cáo thành tích. Phần lớn nội dung trọng tâm đề cập đến những tồn tại, yếu kém trong hệ thống, và đặt yêu cầu xử lý.
Những tồn tại, yếu kém được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điểm lại cơ bản. Trong đó, những việc còn chậm, chưa làm được thực chất hoặc triệt để mà người đứng đầu Chính phủ xem như “những điểm nghẽn cốt lõi” của nền kinh tế.
Vẫn là nợ xấu. Năm 2016, các tổ chức tín dụng tiếp tục xử lý được lượng lớn, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống thấp, còn 2,46%. Thế nhưng, Thủ tướng xem đây là kết quả chưa thực chất, mà nợ xấu vẫn còn cao.
Như đề cập tại các cuộc họp của Chính phủ năm qua, nợ xấu cao và chưa được xử lý thực chất còn nhìn sang lượng lớn đang nằm tại VAMC. Nguyên do, cơ chế, nguồn lực và chính sách còn có hạn chế, ngay cả bản thân VAMC.
Đó là tình trạng cũ, nợ xấu là kết quả của một quá trình. Nhưng phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng luôn những phát sinh mới. Đó là ngay cả trường hợp đã thanh tra, giám sát, thậm chí đặt vào kiểm soát đặc biệt những vẫn bị rút khống, cho vay sai để nợ xấu càng xấu thêm và tình hình tài chính tồi tệ hơn thời gian vừa qua.
Theo đó, yêu cầu được nhấn mạnh là Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát và chú trọng dự báo, phòng ngừa từ xa thời gian tới.
Phòng ngừa từ xa, Thủ tướng lưu ý cụ thể luôn tại hội nghị. Các tổ chức tín dụng khi cho vay, cũng như việc lái vốn của Ngân hàng Nhà nước cần chặt chẽ ở các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản, dè chừng với các “ông lớn” đang có dư nợ trên 5.000 tỷ… Thay vào đó, vốn phải tập trung hơn nữa cho các lĩnh vực sản xuất, hỗ trợ tăng trưởng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp.
Việc tiếp vốn cũng phải nhịp nhàng, tránh hẫng rồi dồn mà chưa hợp lý với nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo: “Ngay trong quý 1 các đồng chí phải tăng trưởng tín dụng, đừng để đầu năm thong thả, cuối năm vất vả chạy dồn”.
Và tưởng như đã bớt chú ý trong sự quan tâm của công chúng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhắc lại quan ngại nổi bật trong năm 2016: rủi ro tài khoản khách hàng tại ngân hàng.
Theo đó, yêu cầu đặt ra, các tổ chức tín dụng phải triển khai mạnh mẽ các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại an toàn và hiệu quả, tăng cường an ninh mạng và bảo đảm an toàn tài sản cho khách hàng, không để tình trạng khách hàng đột ngột mất tiền trong tài khoản.
“Sẽ triệt để, không phân biệt”
Chỉ ra nhiều tồn tại, song về cơ bản năm 2016 Thủ tướng đánh giá cao những kết quả ngành ngân hàng đã đạt được.
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến với lãnh đạo 63 tỉnh thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có lời khen Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, trưởng ngành trẻ nhất Chính phủ nhưng đã điều hành mạnh dạn, tốt, đặc biệt kết hợp chính sách tiền tệ, tài khóa đúng đắn, chủ động.
Đó cũng là niềm tin vào việc điều hành chính sách tiền tệ, triển vọng hoạt động của hệ thống ngân hàng. Bởi lời khen đó chắc chắn sẽ còn đi tiếp và được nhìn lại trong tương lai.
Còn 2016, toàn ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả chung: góp phần kiểm soát lạm phát thành công và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, phối hợp tốt với chính sách tài khoá, an toàn hoạt động hệ thống đảm bảo, giá trị đồng tiền ổn định, lãi suất được bình ổn, dự trữ ngoại hối quốc gia đạt kỷ lục…
Đáng chú ý, những kết quả đó đặt trong điều kiện cơ quan đầu não Ngân hàng Nhà nước phải ổn định bộ máy sau chuyển giao nhiệm kỳ, trong bối cảnh thị trường xuất hiện những xáo trộn và thử thách khách quan.
Với nhiều việc còn chậm, những tồn tại phải xử lý, năm 2017 buộc phải quyết liệt và triệt để hơn. Trong lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, 2017 được xem như xuất phát điểm thứ hai, sau quá trình chuẩn bị các kế hoạch trong 2016 và trước đích đến 2020. Và yếu tố tốc độ đang là điểm được chú ý đối với ngành ngân hàng.
Hậu trường hội nghị, bộ phận thư ký chuẩn bị bài phát biểu khai mạc dài cỡ ba trang giấy. Nhưng Thống đốc Lê Minh Hưng tóm lược, tập trung luôn vào các ý chính, nhận trách nhiệm trước các tồn tại, yếu kém trong hệ thống, đặt ra những việc phải ngay.
Tốc độ cũng là một điểm được chú ý ở Ngân hàng Nhà nước, với cơ cấu mới của nhiệm kỳ mới. Một phần kết quả 2016 không nổi bật thông tin ra bên ngoài, nhưng người trong ngành biết.
Trong điều kiện và bối cảnh nói trên, một mặt phải hoàn thiện và ổn định bộ máy, một mặt phải thường trực xử lý những phát sinh, biến động trên thị trường, nhưng ít nhất 5 đề án, kế hoạch lớn của toàn ngành cơ bản đã được Ngân hàng Nhà nước xây dựng xong năm qua, được Bộ Chính trị và Chính phủ đánh giá cao, sẵn sàng triển khai từ 2017 sau khi được các cấp phê chuẩn.
Trong đó, yêu cầu và mục tiêu là tái cơ cấu triệt để và có kết quả những ngân hàng yếu kém, theo các phương án đã xây dựng và trình Bộ Chính trị. Xử lý nợ xấu và cả vấn đề cho phá sản ngân hàng cũng được tập trung xây dựng các phương án, đề xuất khuôn khổ pháp lý báo cáo Quốc hội…
Trao đổi bên lề hội nghị với VnEconomy, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Khi triển khai những kế hoạch đó, đặc biệt trong việc tái cơ cấu và xử lý những tồn tại trong hệ thống, cũng như trong điều hành nói chung, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là không có ngân hàng lớn hay ngân hàng nhỏ, không phân biệt, mọi thành viên đều bình đẳng. Chỉ có xác định ngân hàng yếu kém, hoặc có những yếu kém phải xử lý hay ngân hàng đó lành mạnh, hoạt động hiệu quả hay không mà thôi”.