Ngân hàng Nhà nước thể hiện quyết tâm mua ngoại tệ
Sáng nay (16/1), Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thể hiện quyết tâm mua ngoại tệ vào trong thời gian tới
Sáng nay (16/1), Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thể hiện quyết tâm mua ngoại tệ vào trong thời gian tới.
Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2008, kinh tế Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thuận lợi, nhưng việc kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn, do giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng, gây sức ép tăng giá VND và kéo theo phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ tăng lên.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước điều hành các công cụ chính sách tiền tệ một cách chủ động, theo nguyên tắc thị trường, nhằm ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Để chủ động kiểm soát tổng phương tiện thanh toán phù hợp với các mục tiêu chính sách tiền tệ, sáng nay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng.
Cụ thể, mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thay vì áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống như thời gian qua.
Thứ hai, điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1% đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ quy định hiện nay. Đối với tiền VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 10% lên 11%; đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 4% lên 5%; đối với tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 4% lên 5%.
Thứ ba, không điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nông nghiệp nông thôn (Ngân hàng Nông nghiệp, các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác) nhằm hỗ trợ các đơn vị này mở rộng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
Thứ tư, việc thay đổi cơ chế và tỷ lệ dự trữ bắt buộc chưa áp dụng ngay trong tháng 1/2008 mà có hiệu lực thi hành kể từ tháng 2/2008, để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chuẩn bị vốn để dự trữ bắt buộc.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Đối với các tổ chức tín dụng, việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc lần này mặc dù có thể làm tăng chi phí huy động vốn nhưng chỉ ở mức thấp, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng ít có khả năng tăng do chệch lệch lãi suất tương đối cao; các đơn vị có thể giảm chi phí để cạnh tranh huy động vốn và cho vay.
Ngoài ra, có thể hiểu động thái tăng dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước là một biện pháp song hành với quyết tâm và kế hoạch mua ngoại tệ vào trong thời gian tới, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, giảm áp lực quy đối đối với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán cũng như với doanh nghiệp xuất nhập khẩu...
Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2008, kinh tế Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thuận lợi, nhưng việc kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn, do giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng, gây sức ép tăng giá VND và kéo theo phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ tăng lên.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước điều hành các công cụ chính sách tiền tệ một cách chủ động, theo nguyên tắc thị trường, nhằm ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Để chủ động kiểm soát tổng phương tiện thanh toán phù hợp với các mục tiêu chính sách tiền tệ, sáng nay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng.
Cụ thể, mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thay vì áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống như thời gian qua.
Thứ hai, điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1% đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ quy định hiện nay. Đối với tiền VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 10% lên 11%; đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 4% lên 5%; đối với tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 4% lên 5%.
Thứ ba, không điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nông nghiệp nông thôn (Ngân hàng Nông nghiệp, các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác) nhằm hỗ trợ các đơn vị này mở rộng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
Thứ tư, việc thay đổi cơ chế và tỷ lệ dự trữ bắt buộc chưa áp dụng ngay trong tháng 1/2008 mà có hiệu lực thi hành kể từ tháng 2/2008, để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chuẩn bị vốn để dự trữ bắt buộc.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Đối với các tổ chức tín dụng, việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc lần này mặc dù có thể làm tăng chi phí huy động vốn nhưng chỉ ở mức thấp, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng ít có khả năng tăng do chệch lệch lãi suất tương đối cao; các đơn vị có thể giảm chi phí để cạnh tranh huy động vốn và cho vay.
Ngoài ra, có thể hiểu động thái tăng dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước là một biện pháp song hành với quyết tâm và kế hoạch mua ngoại tệ vào trong thời gian tới, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, giảm áp lực quy đối đối với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán cũng như với doanh nghiệp xuất nhập khẩu...