Ngành sữa thế giới “vạ lây” vì Trung Quốc
Nhu cầu sữa toàn cầu đang chững lại do tăng trưởng giảm tốc ở Trung Quốc và giá dầu sụt sâu
Cuộc khủng hoảng thừa cung khiến giá sữa thế giới rớt xuống mức thấp nhất trong 12 năm vẫn còn chưa kết thúc, và nông dân sản xuất sữa sẽ tiếp tục chịu tổn thất trong thời gian tới - hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Theo Spierings, Giám đốc điều hành (CEO) hãng sữa lớn nhất thế giới Fonterra.
Ông Spierings nói, nhu cầu sữa đang chững lại do tăng trưởng giảm tốc và thị trường chứng khoán lao dốc ở Trung Quốc.
Ngoài ra, tiêu thụ sữa tại các quốc gia phụ thuộc vào dầu lửa có thể cũng giảm sau khi giá dầu sụt xuống dưới 30 USD thùng, mức thấp nhất trong 12 năm.
Sự kết hợp giữa nguồn cung tăng và nhu cầu ảm đạm đã đẩy giá sữa xuống đáy của 12 năm vào tháng 8 năm ngoái. Sau khi chạm đáy, giá sữa đã ổn định nhờ Fonterra giảm khối lượng sữa bán ra tại các cuộc đấu giá.
Công ty chế biến sữa Saputo của Canada dự báo giá sữa sẽ còn chịu sức ép giảm, và Fonterra nói các nhà sản xuất sữa với mức chi phí cao hơn sẽ tiếp tục gặp khó khăn. New Zealand, quốc gia nơi Fonterra đặt trụ sở, chiếm hơn một nửa tổng lượng sữa bột xuất khẩu của thế giới.
“Chắc chắn là sẽ còn khó khăn, khó khăn hơn nữa. Vấn đề là liệu nông dân sản xuất sữa của nước nào có thể thích nghi tốt nhất với biến động giá sữa”, ông Spierings nói. Theo vị CEO này, ở New Zealand, “chúng tôi có thể vượt qua khó khăn dễ dàng hơn, nhưng nông dân ở các nước có chi phí sản xuất cao chắc chắn sẽ chật vật”.
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc đang khiến niềm tin của người tiêu dùng suy giảm, nhưng ông Spierings tin tưởng vào triển vọng thị trường sữa nước này trong dài hạn, khi người Trung Quốc đã được phép sinh con thứ hai và tầng lớp trung lưu của nước này tiếp tục phát triển mạnh.
Ông Spierings nói hiện Fonterra duy trì dự báo mức giá trả cho nông dân ở 2,94 USD/kg sữa khô. Nếu giá sữa toàn cầu giảm sâu hơn, Fonterra có thể sẽ giảm khối lượng sữa bán trong các cuộc đấu giá.
Giá sữa bột nguyên kem trung bình tính đến ngày 19/1 là 2.188 USD/tấn. Mức giá dự báo trả cho nông dân mà Fonterra đưa ra ở trên tương đương với 3.000 USD/tấn sữa bột nguyên kem.
Ông Spierings nói, nhu cầu sữa đang chững lại do tăng trưởng giảm tốc và thị trường chứng khoán lao dốc ở Trung Quốc.
Ngoài ra, tiêu thụ sữa tại các quốc gia phụ thuộc vào dầu lửa có thể cũng giảm sau khi giá dầu sụt xuống dưới 30 USD thùng, mức thấp nhất trong 12 năm.
Sự kết hợp giữa nguồn cung tăng và nhu cầu ảm đạm đã đẩy giá sữa xuống đáy của 12 năm vào tháng 8 năm ngoái. Sau khi chạm đáy, giá sữa đã ổn định nhờ Fonterra giảm khối lượng sữa bán ra tại các cuộc đấu giá.
Công ty chế biến sữa Saputo của Canada dự báo giá sữa sẽ còn chịu sức ép giảm, và Fonterra nói các nhà sản xuất sữa với mức chi phí cao hơn sẽ tiếp tục gặp khó khăn. New Zealand, quốc gia nơi Fonterra đặt trụ sở, chiếm hơn một nửa tổng lượng sữa bột xuất khẩu của thế giới.
“Chắc chắn là sẽ còn khó khăn, khó khăn hơn nữa. Vấn đề là liệu nông dân sản xuất sữa của nước nào có thể thích nghi tốt nhất với biến động giá sữa”, ông Spierings nói. Theo vị CEO này, ở New Zealand, “chúng tôi có thể vượt qua khó khăn dễ dàng hơn, nhưng nông dân ở các nước có chi phí sản xuất cao chắc chắn sẽ chật vật”.
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc đang khiến niềm tin của người tiêu dùng suy giảm, nhưng ông Spierings tin tưởng vào triển vọng thị trường sữa nước này trong dài hạn, khi người Trung Quốc đã được phép sinh con thứ hai và tầng lớp trung lưu của nước này tiếp tục phát triển mạnh.
Ông Spierings nói hiện Fonterra duy trì dự báo mức giá trả cho nông dân ở 2,94 USD/kg sữa khô. Nếu giá sữa toàn cầu giảm sâu hơn, Fonterra có thể sẽ giảm khối lượng sữa bán trong các cuộc đấu giá.
Giá sữa bột nguyên kem trung bình tính đến ngày 19/1 là 2.188 USD/tấn. Mức giá dự báo trả cho nông dân mà Fonterra đưa ra ở trên tương đương với 3.000 USD/tấn sữa bột nguyên kem.