Ngồi quán cóc, xài Wifi
1,5 triệu USD để xây dựng miễn phí các điểm phát sóng Wifi (Wireless Fidelity) ở Hà Nội và Tp.HCM
1,5 triệu USD để xây dựng miễn phí các điểm phát sóng Wifi (Wireless Fidelity) ở Hà Nội và Tp.HCM.
Đích ngắm của doanh nghiệp làm dự án thành phố Wifi là một cộng đồng sử dụng đủ lớn, tạo nguồn thu cho các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet và di động.
Trong thành phố Wifi, người dân có thể thoải mái kết nối Internet ở bất cứ địa điểm nào, trong nhà hay ngoài phố, với laptop hay điện thoại di động, bởi vì mạng lưới Wifi được phủ kín.
Tuy nhiên, đó là tương lai, còn hiện tại, muốn xài Wifi, người ta phải đến đúng địa điểm có đặt trạm phát sóng Internet không dây. Hiện tại, TP.HCM có 2.800 điểm và Hà Nội có 2.200 điểm thuộc dự án Thành phố Wifi, chủ yếu là trường đại học, cao đẳng, nhà sách, quán cà phê, quán ăn, ngân hàng, sàn chứng khoán...
Muốn ngồi quán cóc vọc Internet cũng được, nhưng phải là quán nằm quanh quẩn điểm phát sóng, tuy vậy không phải lúc nào cũng kết nối được. Trong điều kiện lý tưởng, một cổng kết nối có thể hoạt động tốt trong vòng 100 mét. Tuy nhiên, trong môi trường như Tp.HCM thì khả năng phát sóng giảm còn 30 mét. Nếu va phải tường bê-tông ngăn cách thì đành chịu.
Trung bình một cổng có thể phục vụ 20 người truy cập cùng lúc. Vì vậy, với những địa điểm có mặt bằng rộng, nhiều tầng, lượng khách đông như quán cà phê thì được lắp đặt ba bốn cổng phát sóng tại một điểm. Đơn vị thực hiện dự án khuyến khích chủ địa điểm mở cho khách ngoài phố cũng sử dụng Internet được. Tuy nhiên, vì lý do kỹ thuật và để đảm bảo phục vụ trước tiên cho khách hàng của mình nên nhiều điểm có Wifi vẫn “ém” sóng lại.
Hiện tại, cơ sở của thành phố Wifi chỉ mới ở bước đầu xây dựng. Những điểm Wifi rải rác rồi sẽ nhanh chóng được nhân lên, lấp đầy thành từng “mảng” Wifi, từng “vùng” Wifi và sẽ tiến tới thành phố Wifi trong nay mai.
Có thật là miễn phí?
Dự kiến từ nay đến cuối năm, FPT Telecom sẽ triển khai thêm 3.000 điểm phát sóng. Hiện có nhiều hồ sơ xin tham gia dự án trên. FPT Telecom sẽ chọn lọc những địa điểm công cộng, có lượng người sử dụng (dự kiến) cao để lắp đặt cổng phát sóng.
Toàn bộ đều được miễn phí, từ phí lắp đặt đến thiết bị, đến thuê bao, đến dung lượng sử dụng thoải mái... Chủ địa điểm được chọn lắp đặt và người sử dụng Internet đều không phải trả bất cứ khoản tiền nào. Khách hàng được miễn phí hoàn toàn nhưng nhà đầu tư vẫn có lời!
Việc bỏ ra 1,5 triệu USD đầu tư cơ sở hạ tầng cho thành phố Wifi sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận khác cho nhà đầu tư về lâu dài. Việc tạo ra nhiều điểm kết nối Internet miễn phí sẽ kích thích người tiêu dùng khai thác nguồn lợi miễn phí này. Đây là cơ hội để bán các dòng sản phẩm điện thoại di động có chức năng lướt web, như điện thoại của Nokia – một đối tác chính của FPT Telecom trong dự án Thành phố Wifi.
Đương nhiên, điện thoại di động không chỉ đơn giản là điện thoại di động nữa mà sẽ trở thành thiết bị cầm tay đáp ứng nhu cầu nghe, gọi, nhắn tin, truy cập Internet, đọc báo, xem phim, xem chương trình tivi, nghe nhạc,... Đây là mảnh đất ươm mầm cho ngành công nghiệp nội dung số phát triển mà những mầm đầu tiên là các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet và điện thoại di động.
Không riêng gì FPT Telecom xây dựng nền tảng cho một thành phố công nghệ nơi mà mọi người đều có thể kết nối Internet không dây mọi lúc, mọi nơi. Một số đơn vị khác có kế hoạch thử nghiệm hệ thống Wimax (World Interoperability for Microwave Access) không dây.
So với Wifi thì Wimax có lợi thế hơn ở chỗ một trạm thu phát sóng có thể phục vụ với bán kính hàng kilômet, có thể len lỏi vào từng ngõ ngách. Tuy nhiên, hệ thống này có thể “phân loại” khách hàng để phục vụ, trong khi với Wifi, khách nào cũng “bình đẳng” như nhau trong phạm vi phục vụ của nó.
Đích ngắm của doanh nghiệp làm dự án thành phố Wifi là một cộng đồng sử dụng đủ lớn, tạo nguồn thu cho các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet và di động.
Trong thành phố Wifi, người dân có thể thoải mái kết nối Internet ở bất cứ địa điểm nào, trong nhà hay ngoài phố, với laptop hay điện thoại di động, bởi vì mạng lưới Wifi được phủ kín.
Tuy nhiên, đó là tương lai, còn hiện tại, muốn xài Wifi, người ta phải đến đúng địa điểm có đặt trạm phát sóng Internet không dây. Hiện tại, TP.HCM có 2.800 điểm và Hà Nội có 2.200 điểm thuộc dự án Thành phố Wifi, chủ yếu là trường đại học, cao đẳng, nhà sách, quán cà phê, quán ăn, ngân hàng, sàn chứng khoán...
Muốn ngồi quán cóc vọc Internet cũng được, nhưng phải là quán nằm quanh quẩn điểm phát sóng, tuy vậy không phải lúc nào cũng kết nối được. Trong điều kiện lý tưởng, một cổng kết nối có thể hoạt động tốt trong vòng 100 mét. Tuy nhiên, trong môi trường như Tp.HCM thì khả năng phát sóng giảm còn 30 mét. Nếu va phải tường bê-tông ngăn cách thì đành chịu.
Trung bình một cổng có thể phục vụ 20 người truy cập cùng lúc. Vì vậy, với những địa điểm có mặt bằng rộng, nhiều tầng, lượng khách đông như quán cà phê thì được lắp đặt ba bốn cổng phát sóng tại một điểm. Đơn vị thực hiện dự án khuyến khích chủ địa điểm mở cho khách ngoài phố cũng sử dụng Internet được. Tuy nhiên, vì lý do kỹ thuật và để đảm bảo phục vụ trước tiên cho khách hàng của mình nên nhiều điểm có Wifi vẫn “ém” sóng lại.
Hiện tại, cơ sở của thành phố Wifi chỉ mới ở bước đầu xây dựng. Những điểm Wifi rải rác rồi sẽ nhanh chóng được nhân lên, lấp đầy thành từng “mảng” Wifi, từng “vùng” Wifi và sẽ tiến tới thành phố Wifi trong nay mai.
Có thật là miễn phí?
Dự kiến từ nay đến cuối năm, FPT Telecom sẽ triển khai thêm 3.000 điểm phát sóng. Hiện có nhiều hồ sơ xin tham gia dự án trên. FPT Telecom sẽ chọn lọc những địa điểm công cộng, có lượng người sử dụng (dự kiến) cao để lắp đặt cổng phát sóng.
Toàn bộ đều được miễn phí, từ phí lắp đặt đến thiết bị, đến thuê bao, đến dung lượng sử dụng thoải mái... Chủ địa điểm được chọn lắp đặt và người sử dụng Internet đều không phải trả bất cứ khoản tiền nào. Khách hàng được miễn phí hoàn toàn nhưng nhà đầu tư vẫn có lời!
Việc bỏ ra 1,5 triệu USD đầu tư cơ sở hạ tầng cho thành phố Wifi sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận khác cho nhà đầu tư về lâu dài. Việc tạo ra nhiều điểm kết nối Internet miễn phí sẽ kích thích người tiêu dùng khai thác nguồn lợi miễn phí này. Đây là cơ hội để bán các dòng sản phẩm điện thoại di động có chức năng lướt web, như điện thoại của Nokia – một đối tác chính của FPT Telecom trong dự án Thành phố Wifi.
Đương nhiên, điện thoại di động không chỉ đơn giản là điện thoại di động nữa mà sẽ trở thành thiết bị cầm tay đáp ứng nhu cầu nghe, gọi, nhắn tin, truy cập Internet, đọc báo, xem phim, xem chương trình tivi, nghe nhạc,... Đây là mảnh đất ươm mầm cho ngành công nghiệp nội dung số phát triển mà những mầm đầu tiên là các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet và điện thoại di động.
Không riêng gì FPT Telecom xây dựng nền tảng cho một thành phố công nghệ nơi mà mọi người đều có thể kết nối Internet không dây mọi lúc, mọi nơi. Một số đơn vị khác có kế hoạch thử nghiệm hệ thống Wimax (World Interoperability for Microwave Access) không dây.
So với Wifi thì Wimax có lợi thế hơn ở chỗ một trạm thu phát sóng có thể phục vụ với bán kính hàng kilômet, có thể len lỏi vào từng ngõ ngách. Tuy nhiên, hệ thống này có thể “phân loại” khách hàng để phục vụ, trong khi với Wifi, khách nào cũng “bình đẳng” như nhau trong phạm vi phục vụ của nó.