Người Mỹ đang “khổ” nhất trong gần 30 năm
Một chỉ số dùng làm thước đo mức độ “khổ sở” của người Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 28 năm
Một chỉ số dùng làm thước đo mức độ “khổ sở” của người Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 28 năm trong bối cảnh dân chúng ở quốc gia này đánh vật với tỷ lệ lạm phát gia tăng và thất nghiệp cao.
Theo hãng tin Reuters, đây là một chỉ số không chính thức, tạm gọi là “chỉ số khổ”, được tính toán đơn giản bằng cách cộng tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp. Tháng 9 vừa qua, “chỉ số khổ” của nước Mỹ đã tăng lên 13 điểm, với mức lạm phát của quốc gia này trong tháng tăng lên 3,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Con số này cho thấy những khó khăn mà người Mỹ đang phải đối diện cho dù cuộc suy thoái sâu ở nước này đã kết thúc 2 năm. Sự phục hồi yếu kém của kinh tế Mỹ đang đe dọa khả năng tái đắc cử của Tổng thống Barack Obama trong cuộc bầu cử diễn ra vào năm sau.
Với giá xăng dầu và thực phẩm tăng cao, người dân Mỹ có ít tiền hơn cho các khoản chi khác. Thêm vào đó, sự gia tăng của giá cả khiến một phần của sự tăng trưởng kinh tế cũng trở nên vô nghĩa.
Lần gần đây nhất “chỉ số khổ” của nước Mỹ cao như hiện nay là vào năm 1983. Tuy nhiên, vào năm 1984, sự khởi sắc của nền kinh tế đã góp phần giúp Tổng thống Ronald Reagan tái đắc cử.
Từ đầu năm đến nay, “chỉ số khổ” của Mỹ đã tăng hơn 2 điểm. Giới phân tích dự báo, trong những tháng tới, chỉ số này có thể giảm xuống cùng với lạm phát. Lạm phát lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng, của Mỹ trong tháng 9 tăng mức thấp nhất trong 6 tháng.
Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng yếu kém trên thị trường việc làm của Mỹ cũng có thể tạo ra một số nhân tố khiến lạm phát giảm trong những tháng tới. “Khi mà các hộ gia đình đối mặt với mức tăng lương chậm chạp và ngân sách chi tiêu co hẹp, giá cả khó mà tăng liên tục và trên diện rộng được”, kinh tế gia Neil Dutta của Bank of America Merrill Lynch nhận định.
Theo dự báo của chuyên gia kinh tế Paul Ashworth thuộc công ty Capital Economics, lạm phát của Mỹ có thể giảm về mức dưới 2% vào giữa năm sau.
Tuy nhiên, sự giảm xuống của “chỉ số khổ” nhờ lạm phát giảm khó có tác dụng cải thiện khả năng tái đắc cử của Tổng thống Obama, vì các cử tri Mỹ sẽ dựa nhiều hơn vào vấn dề thất nghiệp để ra quyết định bỏ phiếu cho ai.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện ở mức 9,1%. Một cuộc thăm dò ý kiến do hãng tin Reuters tiến hành nhận định, tỷ lệ này sẽ chỉ giảm nhẹ về 8,9% vào cuối năm tới. Cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11/2012.
Theo hãng tin Reuters, đây là một chỉ số không chính thức, tạm gọi là “chỉ số khổ”, được tính toán đơn giản bằng cách cộng tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp. Tháng 9 vừa qua, “chỉ số khổ” của nước Mỹ đã tăng lên 13 điểm, với mức lạm phát của quốc gia này trong tháng tăng lên 3,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Con số này cho thấy những khó khăn mà người Mỹ đang phải đối diện cho dù cuộc suy thoái sâu ở nước này đã kết thúc 2 năm. Sự phục hồi yếu kém của kinh tế Mỹ đang đe dọa khả năng tái đắc cử của Tổng thống Barack Obama trong cuộc bầu cử diễn ra vào năm sau.
Với giá xăng dầu và thực phẩm tăng cao, người dân Mỹ có ít tiền hơn cho các khoản chi khác. Thêm vào đó, sự gia tăng của giá cả khiến một phần của sự tăng trưởng kinh tế cũng trở nên vô nghĩa.
Lần gần đây nhất “chỉ số khổ” của nước Mỹ cao như hiện nay là vào năm 1983. Tuy nhiên, vào năm 1984, sự khởi sắc của nền kinh tế đã góp phần giúp Tổng thống Ronald Reagan tái đắc cử.
Từ đầu năm đến nay, “chỉ số khổ” của Mỹ đã tăng hơn 2 điểm. Giới phân tích dự báo, trong những tháng tới, chỉ số này có thể giảm xuống cùng với lạm phát. Lạm phát lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng, của Mỹ trong tháng 9 tăng mức thấp nhất trong 6 tháng.
Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng yếu kém trên thị trường việc làm của Mỹ cũng có thể tạo ra một số nhân tố khiến lạm phát giảm trong những tháng tới. “Khi mà các hộ gia đình đối mặt với mức tăng lương chậm chạp và ngân sách chi tiêu co hẹp, giá cả khó mà tăng liên tục và trên diện rộng được”, kinh tế gia Neil Dutta của Bank of America Merrill Lynch nhận định.
Theo dự báo của chuyên gia kinh tế Paul Ashworth thuộc công ty Capital Economics, lạm phát của Mỹ có thể giảm về mức dưới 2% vào giữa năm sau.
Tuy nhiên, sự giảm xuống của “chỉ số khổ” nhờ lạm phát giảm khó có tác dụng cải thiện khả năng tái đắc cử của Tổng thống Obama, vì các cử tri Mỹ sẽ dựa nhiều hơn vào vấn dề thất nghiệp để ra quyết định bỏ phiếu cho ai.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện ở mức 9,1%. Một cuộc thăm dò ý kiến do hãng tin Reuters tiến hành nhận định, tỷ lệ này sẽ chỉ giảm nhẹ về 8,9% vào cuối năm tới. Cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11/2012.