Người thừa kế Samsung đối mặt nguy cơ 20 năm tù
Ông Lee gần như im lặng trong lần đầu tiên xuất hiện trước vành móng ngựa
Nhà lãnh đạo thế hệ thứ ba của Samsung, tập đoàn gia đình (chaebol) hùng mạnh nhất Hàn Quốc gần như im lặng trong lần đầu tiên xuất hiện trước vành móng ngựa trong vụ xét xử được gọi là “phiên tòa thế kỷ”.
Trong khi đó, các luật sư của người thừa kế Samsung nỗ lực phác họa chân dung thân chủ như một người vô tội trong vụ bê bối tham nhũng gây chấn động của Tổng thống bị phế truất Park Geun-hye.
Hãng tin Reuters cho biết, ông Lee Jae-yong, 48 tuổi, Phó chủ tịch Samsung Group, đang bị xét xử với một loạt cáo buộc bao gồm đưa hối lộ và tham nhũng trong vụ bê bối khiến bà Park mất ghế Tổng thống.
Ông Lee có thể lĩnh án 20 năm tù giam nếu bị kết án với tất cả các tội danh, trong đó có cáo buộc nói rằng ông hứa hối lộ 43 tỷ Won cho các quỹ nằm dưới sự điều khiển của bà Park và người bạn thân của bà Park là bà Choi Soon-sil.
“Bị cáo Lee Jae-yong thậm chí không hề biết có việc góp tiền cho quỹ, vì đó không phải là một phần công việc của ông ấy”, luật sư Song Wu-cheol, một trong số những luật sư bảo vệ ông Lee, nói trước tòa. Vị luật sư cũng nói rằng ông Lee chỉ truyền đạt lại nội dung các cuộc gặp trực tiếp giữa ông và bà Park với người phụ tá thân cận nhất là ông Choi Gee-sung.
Ông Choi, một cựu Phó chủ tịch Samsung Group được xem là một cố vấn của ông Lee, đã rời khỏi tập đoàn này vào hôm 1/3 sau khi văn phòng chiến lược công ty bị giải thể. Trong một thời gian dài trước đây, văn phòng này được coi là một công cụ để nhà họ Lee quản lý các công ty trong tập đoàn.
Trong trang phục áo sơ mi trắng và vest màu xám, ông Lee, người đồng thời là Phó chủ tịch hãng điện tử Samsung Electronics, hầu như không nói lời nào trước tòa. Ông gật đầu khi một trong những luật sư của ông nhắc lại những lời phủ nhận của ông trước đó về cáo buộc đưa hối lộ.
Ngoài việc xác nhận những thông tin cá nhân như tên tuổi và nghề nghiệp, ông Lee giữ im lặng khi thẩm phán hỏi liệu ông muốn nói điều gì về những cáo buộc mà ông đối mặt. Luật sư của ông Lee nói ông chỉ thực hiện việc đưa tiền theo đề nghị của bà Park khi còn giữ vai trò Tổng thống và không hề tìm kiếm sự ưu ái nào từ bà Park.
Ông Lee chỉ là một trong những thành viên của gia đình sáng lập Samsung bị cáo buộc trong vụ bê bối tham nhũng của bà Park. Vì vụ bê bối này, bà Park đã trở thành Tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất và có nguy cơ trở thành cựu Tổng thống thứ ba của Hàn Quốc bị kết án tù.
Bà Park đã bị bắt vào tuần trước vì những cáo buộc bao gồm thông đồng với bà Choi để gây sức ép nhằm buộc các công ty lớn như Samsung phải góp tiền cho các quỹ hậu thuẫn cho các sáng kiến chính trị của bà.
Tuy nhiên, văn phòng công tố đặc biệt nói rằng ông Lee đã chủ động “xin xỏ” bà Park ưu ái nhằm củng cố quyền kiểm soát của mình đối với Samsung.
“Chúng tôi đã thu thập đủ chứng cứ để chứng minh rằng bị cáo Lee Jae-yong đưa ra những đề nghị không phù hợp đối với Tổng thống”, công tố viên đặc biệt Park Young-soo phát biểu.
Theo ông Park, ông Lee đã đề nghị bà Park tối đa hóa quyền kiểm soát của ông đối với các công ty của Samsung với chi phí thấp nhất có thể.
Cùng ngày 7/4, Samsung công bố sơ bộ lợi nhuận hoạt động đạt 8,7 tỷ USD trong quý 1/2017, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, các luật sư của người thừa kế Samsung nỗ lực phác họa chân dung thân chủ như một người vô tội trong vụ bê bối tham nhũng gây chấn động của Tổng thống bị phế truất Park Geun-hye.
Hãng tin Reuters cho biết, ông Lee Jae-yong, 48 tuổi, Phó chủ tịch Samsung Group, đang bị xét xử với một loạt cáo buộc bao gồm đưa hối lộ và tham nhũng trong vụ bê bối khiến bà Park mất ghế Tổng thống.
Ông Lee có thể lĩnh án 20 năm tù giam nếu bị kết án với tất cả các tội danh, trong đó có cáo buộc nói rằng ông hứa hối lộ 43 tỷ Won cho các quỹ nằm dưới sự điều khiển của bà Park và người bạn thân của bà Park là bà Choi Soon-sil.
“Bị cáo Lee Jae-yong thậm chí không hề biết có việc góp tiền cho quỹ, vì đó không phải là một phần công việc của ông ấy”, luật sư Song Wu-cheol, một trong số những luật sư bảo vệ ông Lee, nói trước tòa. Vị luật sư cũng nói rằng ông Lee chỉ truyền đạt lại nội dung các cuộc gặp trực tiếp giữa ông và bà Park với người phụ tá thân cận nhất là ông Choi Gee-sung.
Ông Choi, một cựu Phó chủ tịch Samsung Group được xem là một cố vấn của ông Lee, đã rời khỏi tập đoàn này vào hôm 1/3 sau khi văn phòng chiến lược công ty bị giải thể. Trong một thời gian dài trước đây, văn phòng này được coi là một công cụ để nhà họ Lee quản lý các công ty trong tập đoàn.
Trong trang phục áo sơ mi trắng và vest màu xám, ông Lee, người đồng thời là Phó chủ tịch hãng điện tử Samsung Electronics, hầu như không nói lời nào trước tòa. Ông gật đầu khi một trong những luật sư của ông nhắc lại những lời phủ nhận của ông trước đó về cáo buộc đưa hối lộ.
Ngoài việc xác nhận những thông tin cá nhân như tên tuổi và nghề nghiệp, ông Lee giữ im lặng khi thẩm phán hỏi liệu ông muốn nói điều gì về những cáo buộc mà ông đối mặt. Luật sư của ông Lee nói ông chỉ thực hiện việc đưa tiền theo đề nghị của bà Park khi còn giữ vai trò Tổng thống và không hề tìm kiếm sự ưu ái nào từ bà Park.
Ông Lee chỉ là một trong những thành viên của gia đình sáng lập Samsung bị cáo buộc trong vụ bê bối tham nhũng của bà Park. Vì vụ bê bối này, bà Park đã trở thành Tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất và có nguy cơ trở thành cựu Tổng thống thứ ba của Hàn Quốc bị kết án tù.
Bà Park đã bị bắt vào tuần trước vì những cáo buộc bao gồm thông đồng với bà Choi để gây sức ép nhằm buộc các công ty lớn như Samsung phải góp tiền cho các quỹ hậu thuẫn cho các sáng kiến chính trị của bà.
Tuy nhiên, văn phòng công tố đặc biệt nói rằng ông Lee đã chủ động “xin xỏ” bà Park ưu ái nhằm củng cố quyền kiểm soát của mình đối với Samsung.
“Chúng tôi đã thu thập đủ chứng cứ để chứng minh rằng bị cáo Lee Jae-yong đưa ra những đề nghị không phù hợp đối với Tổng thống”, công tố viên đặc biệt Park Young-soo phát biểu.
Theo ông Park, ông Lee đã đề nghị bà Park tối đa hóa quyền kiểm soát của ông đối với các công ty của Samsung với chi phí thấp nhất có thể.
Cùng ngày 7/4, Samsung công bố sơ bộ lợi nhuận hoạt động đạt 8,7 tỷ USD trong quý 1/2017, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả này cho thấy sự vững vàng của Samsung sau vụ thu hồi điện thoại thông minh (smartphone) Note 7 vì nguy cơ gây cháy nổ hồi năm ngoái. Vụ khủng hoảng Note 7 khiến Samsung mất hơn 5 tỷ USD để giải quyết và cuối cùng hãng đã khai tử mẫu điện thoại này.