Người uống rượu và hút thuốc cần đề phòng nguy cơ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ) là bệnh có tổn thương hoại tử tế bào xương và tuỷ xương do bị thiếu máu nuôi dưỡng. Vùng tổ chức hoại tử ban đầu tạo ra các vùng thưa xương, các ổ khuyết xương, về sau dẫn tới gẫy xương dưới sụn, cuối cùng gây xẹp chỏm xương đùi, thoái hoá thứ phát và gây mất chức năng của khớp háng. Bệnh thường gặp ở nam giới trẻ và trung niên (30 – 50 tuổi).
Trong nhiều nghiên cứu về HTVKCXĐ trên thế giới và Việt Nam cho thấy nghiện rượu được xem là yếu tố nguy cơ cao gây hoại tử xương. Những người uống từ 400ml rượu mỗi tuần có nguy cơ HTVKCXĐ. Nghiện rượu là yếu tố nguy cơ cao gây hoại tử xương với vòng xoắn bệnh lý: Nghiện rượu - tăng lipoprotein máu – xơ cứng động mạch, hẹp lòng mạch - hoại tử xương.Mới đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh N.V.T (54 tuổi) đến từ Thường Tín vào viện trong tình trạng chấn thương gãy 2 bên khớp háng. Người bệnh cho biết, ông đã có biểu hiện đau chân được 4 tháng tuy nhiên trong quá trình thăm khám tại một bệnh viện tuyến trung ương, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa, nên về nhà ông đã tiếp tục bị đau.Mới đây, khi đang trông cháu ngoại, ông bị ngã phệt xuống sàn và lập tức bị mất vận động 2 chân. Ông đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với biểu hiện gãy cổ xương đùi 2 bên trên nền hoại tử vô khuẩn chỏm. Qua khai thác bệnh nhân, PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh – Phó Viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình, Trưởng Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao cho biết: Do người bệnh có tiền sử uống rượu và hút thuốc lá lâu năm là một trong những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ tiêu chỏm, làm tắc mạch nuôi cho phần chỏm xương đùi, tăng nguy cơ loãng xương nên chỉ với một cú ngã nhẹ, người bệnh đã bị gãy hai bên khớp háng cùng một lúc.Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, gãy 2 bên khớp háng là tổn thương rất hiếm gặp và nặng nề, đặc biệt trên nền hoại tử vô khuẩn chỏm thì khả năng xương không thể liền lại được, người bệnh không thể ngồi dậy, đứng dậy hay đi lại được mà phải nằm một chỗ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như: loét lưng, loét mông, loét gót ở những vùng tì đè; đại tiểu tiện khó khăn, người bệnh phải đặt xông tiểu sẽ nhiễm trùng tiết niệu.Người bệnh đã được các bác sĩ tiến hành thay cùng lúc cả hai bên khớp háng. Các bác sĩ nhận định, nếu thay từng bên một, người bệnh sẽ phải chờ thêm 1-2 tuần khi một bên sau phẫu thuật đã ổn định. Như vậy thời gian chăm sóc sẽ kéo dài, người bệnh vẫn đau đớn và phải chống chọi với những biến chứng do nằm lâu nên quyết định thay cả hai khớp háng cùng lúc. Việc thay khớp háng cùng lúc đòi hỏi mổ rất nhanh, gây mê hồi sức bảo đảm, trang thiết bị đầy đủ, theo dõi và hồi sức sau phẫu thuật chu đáo và cẩn thận mới an toàn cho người bệnh.Sau phẫu thuật người bệnh tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh cho biết, dự kiến sau một ngày phẫu thuật bệnh nhân có thể ngồi dậy được, sau hai ngày phẫu thuật người có thể tập đi sớm với sự hỗ trợ của nạng/khung trợ đỡ.
Trong nhiều nghiên cứu về HTVKCXĐ trên thế giới và Việt Nam cho thấy nghiện rượu được xem là yếu tố nguy cơ cao gây hoại tử xương. Những người uống từ 400ml rượu mỗi tuần có nguy cơ HTVKCXĐ. Nghiện rượu là yếu tố nguy cơ cao gây hoại tử xương với vòng xoắn bệnh lý: Nghiện rượu - tăng lipoprotein máu – xơ cứng động mạch, hẹp lòng mạch - hoại tử xương.Mới đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh N.V.T (54 tuổi) đến từ Thường Tín vào viện trong tình trạng chấn thương gãy 2 bên khớp háng. Người bệnh cho biết, ông đã có biểu hiện đau chân được 4 tháng tuy nhiên trong quá trình thăm khám tại một bệnh viện tuyến trung ương, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa, nên về nhà ông đã tiếp tục bị đau.Mới đây, khi đang trông cháu ngoại, ông bị ngã phệt xuống sàn và lập tức bị mất vận động 2 chân. Ông đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với biểu hiện gãy cổ xương đùi 2 bên trên nền hoại tử vô khuẩn chỏm. Qua khai thác bệnh nhân, PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh – Phó Viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình, Trưởng Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao cho biết: Do người bệnh có tiền sử uống rượu và hút thuốc lá lâu năm là một trong những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ tiêu chỏm, làm tắc mạch nuôi cho phần chỏm xương đùi, tăng nguy cơ loãng xương nên chỉ với một cú ngã nhẹ, người bệnh đã bị gãy hai bên khớp háng cùng một lúc.Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, gãy 2 bên khớp háng là tổn thương rất hiếm gặp và nặng nề, đặc biệt trên nền hoại tử vô khuẩn chỏm thì khả năng xương không thể liền lại được, người bệnh không thể ngồi dậy, đứng dậy hay đi lại được mà phải nằm một chỗ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như: loét lưng, loét mông, loét gót ở những vùng tì đè; đại tiểu tiện khó khăn, người bệnh phải đặt xông tiểu sẽ nhiễm trùng tiết niệu.
Ảnh phim chụp người bệnh trước và sau phẫu thuật
Theo chuyên gia Primal Kaur – Chuyên gia về bệnh loãng xương thuộc hệ thống các trường Đại học Y tế ở Philadelphia (Mỹ), bên cạnh rượu thì nicotine và các độc tố trong thuốc lá cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp từ nhiều góc độ. Hút thuốc lá làm giảm lượng calcitonin – là hormone có tác dụng tích cực ngăn ngừa tiêu xương. Vì thế, khi calcitonin giảm thì quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn, làm xương suy yếu. Hút thuốc cũng làm tổn thương mạch máu, khiến nồng độ oxy trong máu giảm, tăng gấp đôi nguy cơ gãy xương.Các nghiên cứu trong nước cho thấy bệnh HTVKCXĐ chủ yếu gặp ở nam giới (80 – 90%), độ tuổi trung bình từ 40 đến 50 tuổi, yếu tố nguy cơ do lạm dụng rượu là 75% đến 85%, trong đó lạm dụng rượu kết hợp với hút thuốc lá, thuốc lào chiếm tỉ lệ từ 65 – 72%. Các yếu tố nguy cơ khác chiếm tỉ lệ thấp.Như vậy, thủ phạm chủ yếu gây hoại tử chỏm xương đùi ở nước ta là do lạm dụng rượu kết hợp với hút thuốc lá, thuốc lào quá nhiều, đây là yếu tố chính làm tổn thương, viêm mạn tính và làm tắc các mao mạch (mạch máu nhỏ) nuôi chỏm xương đùi, dẫn đến các tế bào xương sụn vùng chỏm bị thiếu máu và hoại tử dần. Bệnh diễn biến ngày càng nặng dẫn đến gãy xương dưới sụn và xẹp chỏm.Một số trường hợp người bệnh không có triệu chứng đầu tiên đau tại khớp háng mà trong giai đoạn sớm người bệnh có cảm giác đau khớp gối cùng bên hoặc có cảm giác đau vùng mông và đau gối cùng bên khớp háng bị tổn thương. Chính vì thế, một số người bệnh dễ bị chẩn đoán là thoái hóa khớp gối hay bệnh lí tại khớp gối hoặc bệnh lý thoát vị đĩa đệm mà bị bỏ qua chẩn đoán HTVKCXĐ giai đoạn sớm.Vì vậy, người bệnh nên nghĩ đến bệnh hoại tử chỏm xương đùi khi thấy mình nằm trong nhóm nguy cơ cao như đã nêu trên. Bên cạnh đó, khi có biểu hiện đau khớp háng 1 bên hay 2 bên đặc biệt khi ngồi xổm, dạng khép khớp háng, xoay trong khớp háng, đau khi đi nhiều hay đứng lâu và giảm khi nghỉ ngơi hoặc có biểu hiện đau khớp gối dai dẳng mà chưa tìm ra nguyên nhân tổn thương tại khớp gối. Người bệnh cần đi khám tại các bệnh viện lớn có chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.