Nhà thuốc GPP, đến giờ phải chào đời
Việc nhà thuốc chuẩn GPP ra mắt sẽ chứng minh quyết tâm của ngành y tế trong việc đưa các nhà thuốc vào nề nếp
Cuối tuần này, nhà thuốc chuẩn GPP (Good Pharmacie Practice: thực hành tốt nhà thuốc) (*) đầu tiên ở Tp.HCM sẽ chính thức ra mắt, qua đó chấm dứt mọi tranh cãi xoay quanh những khó khăn về xây dựng chuẩn GPP, đồng thời chứng minh quyết tâm của ngành y tế trong việc đưa các nhà thuốc vào nề nếp.
1001 chuyện lạc hậu của nhà thuốc cũ
Cách đây vài năm, khi Liên đoàn Dược thế giới sang Việt Nam, họ không khỏi “ngỡ ngàng” trước việc mua bán, phân phối thuốc quá lộn xộn ở nước ta. Đối với người Việt Nam, có lẽ do quá quen mắt, nên gần như không ai để ý đến tình trạng “bầy hầy” của kiểu mua bán thuốc hiện nay.
Nhiều nhà thuốc chỉ gói gọn trong vài ba mét vuông, thuốc sắp trong tủ kính, để mặc chúng chống chọi với cái nóng bức và ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Dĩ nhiên những thuốc này vẫn còn "date", nhưng không ai biết những hoạt chất trong thuốc đã bị phân huỷ đến cỡ nào, và như thế người tiêu dùng có nguy cơ “tiền mất, tật mang”.
Nhưng điều đó vẫn chưa đáng lo cho việc mua thuốc mà không có ai hướng dẫn, thậm chí còn bị hướng dẫn… tầm bậy. Chị Hồng, 32 tuổi, ngụ tại quận 5, Tp.HCM, cho biết hồi tháng qua bị cứng gáy, do trời đã khuya không đi bác sĩ được, nên chị ra mua thuốc tại một nhà thuốc gần nhà. Ở đây người ta bán cho chị 4 liều thuốc, nói chỉ cần uống 1 ngày là khỏi.
Khỏi đâu không thấy, chỉ thấy uống xong, chị phải nhập viện vì… đau dạ dày. Thì ra trong số thuốc đã mua có Dexamethasone và Piroxicam, những loại thuốc hại cho dạ dày, không thể dùng cho người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng như chị. Không thể kể hết những trường hợp tai biến thuốc như trên, bởi người bán là dược tá, trong khi chủ nhà thuốc (dược sĩ) chỉ đứng tên cho có, vì thực chất họ đã cho… mướn bằng.
Thật trớ trêu, dù không đủ chuyên môn, nhưng các dược tá này lại kiêm luôn vai trò bác sĩ, kê toa cho người mua, từ thuốc độc đến thuốc không được kê toa như kháng sinh, bất chấp hậu quả cho người bệnh.
Dược sĩ Thanh Loan, Phó chánh thanh tra Sở Y tế Tp.HCM cho biết những vi phạm phổ biến của các nhà thuốc hiện nay là không có sổ sách đầy đủ, không có sổ thuốc độc, thuốc không có số đăng ký, không niêm yết giá, bán thuốc giá cao…
Lập chuẩn để bảo vệ người tiêu dùng
Chuẩn nhà thuốc GPP được Bộ Y tế ban hành theo Quyết định 11/2007, theo đó các nhà thuốc phải đáp ứng một số điều kiện như người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, trong đó phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc, trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ; thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc, điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì dưới 30 độ C, độ ẩm không vượt quá 75%; có sổ sách hoặc máy tính để quản lý thuốc tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng của thuốc...
Theo Bộ Y tế, chuẩn GPP chính là biện pháp tốt để quản lý, kiểm soát chất lượng và giá thuốc chữa bệnh, theo dõi quá trình sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Khi áp dụng chuẩn GPP, các nhà thuốc đều phải có dược sĩ tại chỗ, không còn chuyện thuê bằng dược sĩ mở nhà thuốc như hiện nay.
Tuy nhiên, khi thực hiện GPP, các nhà thuốc không khỏi băn khoăn khi phải đầu tư khá nhiều (nhân lực, trang-thiết bị), nên nếu bán thuốc với giá hiện nay thì không thể cạnh tranh với các nhà thuốc cũ. Một chủ nhà thuốc nói: “Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho những người làm đúng, nếu không, đi tiên phong sẽ chết chắc!”.
Bộ Y tế đã giao cho Cục Quản lý dược cụ thể hóa một số điều khoản ưu đãi, theo đó, phạm vi kinh doanh của các nhà thuốc đạt GPP và không đạt GPP là khác nhau. Nhà thuốc GPP sẽ được bán thuốc trong danh mục kê đơn, thuốc gây nghiện, đặc trị...; trong khi nhà thuốc bình thường chỉ được bán các thuốc thông thường, không phải kê đơn. Ngoài ra nhà thuốc GPP cũng sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, quảng bá thương hiệu, được xuất nhập khẩu dược phẩm…
PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế Tp.HCM nói: “Thực hiện GPP sẽ khó khăn, nhưng khó cách mấy cũng phải làm để bảo vệ người tiêu dùng trước thực trạng lờn thuốc, lạm dụng thuốc do việc mua bán thuốc quá dễ dàng như hiện nay”.
Để cạnh tranh với nước ngoài
Đến nay, trong số 11 nhà thuốc đầu tiên tại Tp.HCM nộp hồ sơ xin thẩm định GPP, ngành chức năng đã thẩm định được 3 nhà thuốc đạt chuẩn, trong đó giấy phép đầu tiên sẽ được trao cho nhà thuốc Phano tại quận 10 vào cuối tuần này.
Điều đáng mừng là trong số những nơi tiên phong có một vài nhà thuốc hình thành theo dạng chuỗi nhà thuốc, hình thức kinh doanh được ngành y tế ủng hộ khi nước ta gia nhập WTO.
Ông Trương Quốc Cường, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Bộ Y tế, nói: “Từ nay đến 1/1/2009, thời điểm doanh nghiệp nước ngoài được xuất nhập khẩu trực tiếp, chúng ta phải cho ra đời được chuỗi nhà thuốc đạt GPP và các chuỗi này phải sống được. Đây là bước đi chiến lược nhằm nắm được thị trường phân phối thuốc chữa bệnh (bán buôn và bán lẻ). Nếu không, Nhà nước sẽ gặp khó khăn trong quản lý giá thuốc và chất lượng thuốc khi doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào và có thể thao túng thị trường thuốc chữa bệnh”.
(*) Từ 1/1/2010, các nhà thuốc trong cả nước nếu không đạt chuẩn GPP sẽ không được gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
1001 chuyện lạc hậu của nhà thuốc cũ
Cách đây vài năm, khi Liên đoàn Dược thế giới sang Việt Nam, họ không khỏi “ngỡ ngàng” trước việc mua bán, phân phối thuốc quá lộn xộn ở nước ta. Đối với người Việt Nam, có lẽ do quá quen mắt, nên gần như không ai để ý đến tình trạng “bầy hầy” của kiểu mua bán thuốc hiện nay.
Nhiều nhà thuốc chỉ gói gọn trong vài ba mét vuông, thuốc sắp trong tủ kính, để mặc chúng chống chọi với cái nóng bức và ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Dĩ nhiên những thuốc này vẫn còn "date", nhưng không ai biết những hoạt chất trong thuốc đã bị phân huỷ đến cỡ nào, và như thế người tiêu dùng có nguy cơ “tiền mất, tật mang”.
Nhưng điều đó vẫn chưa đáng lo cho việc mua thuốc mà không có ai hướng dẫn, thậm chí còn bị hướng dẫn… tầm bậy. Chị Hồng, 32 tuổi, ngụ tại quận 5, Tp.HCM, cho biết hồi tháng qua bị cứng gáy, do trời đã khuya không đi bác sĩ được, nên chị ra mua thuốc tại một nhà thuốc gần nhà. Ở đây người ta bán cho chị 4 liều thuốc, nói chỉ cần uống 1 ngày là khỏi.
Khỏi đâu không thấy, chỉ thấy uống xong, chị phải nhập viện vì… đau dạ dày. Thì ra trong số thuốc đã mua có Dexamethasone và Piroxicam, những loại thuốc hại cho dạ dày, không thể dùng cho người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng như chị. Không thể kể hết những trường hợp tai biến thuốc như trên, bởi người bán là dược tá, trong khi chủ nhà thuốc (dược sĩ) chỉ đứng tên cho có, vì thực chất họ đã cho… mướn bằng.
Thật trớ trêu, dù không đủ chuyên môn, nhưng các dược tá này lại kiêm luôn vai trò bác sĩ, kê toa cho người mua, từ thuốc độc đến thuốc không được kê toa như kháng sinh, bất chấp hậu quả cho người bệnh.
Dược sĩ Thanh Loan, Phó chánh thanh tra Sở Y tế Tp.HCM cho biết những vi phạm phổ biến của các nhà thuốc hiện nay là không có sổ sách đầy đủ, không có sổ thuốc độc, thuốc không có số đăng ký, không niêm yết giá, bán thuốc giá cao…
Lập chuẩn để bảo vệ người tiêu dùng
Chuẩn nhà thuốc GPP được Bộ Y tế ban hành theo Quyết định 11/2007, theo đó các nhà thuốc phải đáp ứng một số điều kiện như người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, trong đó phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc, trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ; thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc, điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì dưới 30 độ C, độ ẩm không vượt quá 75%; có sổ sách hoặc máy tính để quản lý thuốc tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng của thuốc...
Theo Bộ Y tế, chuẩn GPP chính là biện pháp tốt để quản lý, kiểm soát chất lượng và giá thuốc chữa bệnh, theo dõi quá trình sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Khi áp dụng chuẩn GPP, các nhà thuốc đều phải có dược sĩ tại chỗ, không còn chuyện thuê bằng dược sĩ mở nhà thuốc như hiện nay.
Tuy nhiên, khi thực hiện GPP, các nhà thuốc không khỏi băn khoăn khi phải đầu tư khá nhiều (nhân lực, trang-thiết bị), nên nếu bán thuốc với giá hiện nay thì không thể cạnh tranh với các nhà thuốc cũ. Một chủ nhà thuốc nói: “Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho những người làm đúng, nếu không, đi tiên phong sẽ chết chắc!”.
Bộ Y tế đã giao cho Cục Quản lý dược cụ thể hóa một số điều khoản ưu đãi, theo đó, phạm vi kinh doanh của các nhà thuốc đạt GPP và không đạt GPP là khác nhau. Nhà thuốc GPP sẽ được bán thuốc trong danh mục kê đơn, thuốc gây nghiện, đặc trị...; trong khi nhà thuốc bình thường chỉ được bán các thuốc thông thường, không phải kê đơn. Ngoài ra nhà thuốc GPP cũng sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, quảng bá thương hiệu, được xuất nhập khẩu dược phẩm…
PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế Tp.HCM nói: “Thực hiện GPP sẽ khó khăn, nhưng khó cách mấy cũng phải làm để bảo vệ người tiêu dùng trước thực trạng lờn thuốc, lạm dụng thuốc do việc mua bán thuốc quá dễ dàng như hiện nay”.
Để cạnh tranh với nước ngoài
Đến nay, trong số 11 nhà thuốc đầu tiên tại Tp.HCM nộp hồ sơ xin thẩm định GPP, ngành chức năng đã thẩm định được 3 nhà thuốc đạt chuẩn, trong đó giấy phép đầu tiên sẽ được trao cho nhà thuốc Phano tại quận 10 vào cuối tuần này.
Điều đáng mừng là trong số những nơi tiên phong có một vài nhà thuốc hình thành theo dạng chuỗi nhà thuốc, hình thức kinh doanh được ngành y tế ủng hộ khi nước ta gia nhập WTO.
Ông Trương Quốc Cường, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Bộ Y tế, nói: “Từ nay đến 1/1/2009, thời điểm doanh nghiệp nước ngoài được xuất nhập khẩu trực tiếp, chúng ta phải cho ra đời được chuỗi nhà thuốc đạt GPP và các chuỗi này phải sống được. Đây là bước đi chiến lược nhằm nắm được thị trường phân phối thuốc chữa bệnh (bán buôn và bán lẻ). Nếu không, Nhà nước sẽ gặp khó khăn trong quản lý giá thuốc và chất lượng thuốc khi doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào và có thể thao túng thị trường thuốc chữa bệnh”.
(*) Từ 1/1/2010, các nhà thuốc trong cả nước nếu không đạt chuẩn GPP sẽ không được gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.