Nhập siêu tháng 8 thấp nhất trong hơn một năm qua
Nhập siêu tháng 8 chỉ khoảng 395 triệu USD, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009, theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố
Trong tháng 8/2010, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6,857 tỷ USD; nhập khẩu đạt 7,252 tỷ USD. Với kết quả này, nhập siêu tháng qua chỉ khoảng 395 triệu USD, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009, theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố.
Có thể xem diễn biến này là một bất ngờ, sau khi con số 2,594 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu và 3,071 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu của 15 ngày đầu tháng (giảm tương ứng 4,6% và 10% so với cùng kỳ tháng 7) từng làm xuất hiện những nghi ngại về khả năng giảm kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 8.
Trước đó, Tổng cục Thống kê, trong một báo cáo riêng, cũng dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu trong tháng 8 sẽ ở mức 6 và 6,9 tỷ USD, các mức đều giảm hơn so với thực hiện tháng trước đó.
Tuy nhiên, đã có sự đột biến trong nửa cuối tháng 8. Xuất khẩu “vọt” lên đạt kim ngạch tới gần 4,16 tỷ USD chỉ trong 15 ngày cuối, trong khi nhập khẩu cũng kịp tăng thêm 4,12 tỷ USD ở giai đoạn này.
Khép lại tháng 8, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt kỷ lục, với kim ngạch xuất khẩu tiến sát mốc 7 tỷ USD, cao hơn cả giai đoạn cực thịnh của xuất khẩu vào khoảng giữa năm 2008; nhập khẩu cũng đạt kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm và chỉ thấp hơn chút ít so với mốc 7,4 tỷ USD của tháng 12/2009.
“Soi” vào các mặt hàng cụ thể, so với nửa đầu tháng 8/2010, đóng góp nhiều nhất vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu trong nửa cuối tháng qua chủ yếu diễn ra ở một vài nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, dầu thô, than đá…. Cùng với đó là sự đột biến của xuất khẩu nhóm kim loại quý, đá quý và sản phẩm.
Việc giá vàng trong nước trong giai đoạn nửa cuối tháng 8 từng có thời điểm thấp hơn giá vàng thế giới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này đẩy mạnh xuất khẩu, mà điểm đến được ghi nhận là Thụy Sỹ (647,78 triệu USD); Mỹ (4,64 triệu USD); Pháp (3,85 triệu USD); Nhật Bản (1,87 triệu USD); Australia (1,22 triệu USD); Hồng Kông (1,11 triệu USD); Đài Loan (1,06 triệu USD)…
Tổng cộng, kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm đă tăng thêm 768 triệu USD trong nửa cuối tháng 8, sau khi chỉ đạt chưa đến 6 triệu USD ở nửa đầu tháng, đưa kim ngạch nhóm này lên mức 774 triệu USD trong tháng qua, mức cao thứ hai kể từ đầu năm nay. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cũng đạt mức cao nhất trong năm nay vào tháng 5, với 884 triệu USD.
Với nhiều diễn biến thuận lợi trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 13,7% so với tháng trước. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng này chỉ tăng nhẹ 3,5% so với tháng 7, phá đi xu thế giảm của tháng trước và tiếp tục duy trì mức nhập khẩu cao.
Hoạt động ngoại thương khởi sắc trở lại cũng khiến cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 8 ở tình trạng tốt nhất kể từ nhiều tháng nay. Trước đó, chưa có tháng nào nhập siêu xuống dưới ngưỡng 500 triệu USD.
Như vậy, đến hết tháng 8/2010, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã đạt 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 52,93 tỷ USD, tăng tương ứng 25%; và nhập siêu ở mức 7,53 tỷ USD, bằng 16,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Như vậy, nhập siêu đến cuối tháng 8/2010 đã ở mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Trước đó, trong hầu hết hai quý đầu, nhập siêu luôn chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ.
Có thể xem diễn biến này là một bất ngờ, sau khi con số 2,594 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu và 3,071 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu của 15 ngày đầu tháng (giảm tương ứng 4,6% và 10% so với cùng kỳ tháng 7) từng làm xuất hiện những nghi ngại về khả năng giảm kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 8.
Trước đó, Tổng cục Thống kê, trong một báo cáo riêng, cũng dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu trong tháng 8 sẽ ở mức 6 và 6,9 tỷ USD, các mức đều giảm hơn so với thực hiện tháng trước đó.
Tuy nhiên, đã có sự đột biến trong nửa cuối tháng 8. Xuất khẩu “vọt” lên đạt kim ngạch tới gần 4,16 tỷ USD chỉ trong 15 ngày cuối, trong khi nhập khẩu cũng kịp tăng thêm 4,12 tỷ USD ở giai đoạn này.
Khép lại tháng 8, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt kỷ lục, với kim ngạch xuất khẩu tiến sát mốc 7 tỷ USD, cao hơn cả giai đoạn cực thịnh của xuất khẩu vào khoảng giữa năm 2008; nhập khẩu cũng đạt kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm và chỉ thấp hơn chút ít so với mốc 7,4 tỷ USD của tháng 12/2009.
“Soi” vào các mặt hàng cụ thể, so với nửa đầu tháng 8/2010, đóng góp nhiều nhất vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu trong nửa cuối tháng qua chủ yếu diễn ra ở một vài nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, dầu thô, than đá…. Cùng với đó là sự đột biến của xuất khẩu nhóm kim loại quý, đá quý và sản phẩm.
Việc giá vàng trong nước trong giai đoạn nửa cuối tháng 8 từng có thời điểm thấp hơn giá vàng thế giới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này đẩy mạnh xuất khẩu, mà điểm đến được ghi nhận là Thụy Sỹ (647,78 triệu USD); Mỹ (4,64 triệu USD); Pháp (3,85 triệu USD); Nhật Bản (1,87 triệu USD); Australia (1,22 triệu USD); Hồng Kông (1,11 triệu USD); Đài Loan (1,06 triệu USD)…
Tổng cộng, kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm đă tăng thêm 768 triệu USD trong nửa cuối tháng 8, sau khi chỉ đạt chưa đến 6 triệu USD ở nửa đầu tháng, đưa kim ngạch nhóm này lên mức 774 triệu USD trong tháng qua, mức cao thứ hai kể từ đầu năm nay. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cũng đạt mức cao nhất trong năm nay vào tháng 5, với 884 triệu USD.
Với nhiều diễn biến thuận lợi trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 13,7% so với tháng trước. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng này chỉ tăng nhẹ 3,5% so với tháng 7, phá đi xu thế giảm của tháng trước và tiếp tục duy trì mức nhập khẩu cao.
Hoạt động ngoại thương khởi sắc trở lại cũng khiến cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 8 ở tình trạng tốt nhất kể từ nhiều tháng nay. Trước đó, chưa có tháng nào nhập siêu xuống dưới ngưỡng 500 triệu USD.
Như vậy, đến hết tháng 8/2010, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã đạt 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 52,93 tỷ USD, tăng tương ứng 25%; và nhập siêu ở mức 7,53 tỷ USD, bằng 16,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Như vậy, nhập siêu đến cuối tháng 8/2010 đã ở mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay. Trước đó, trong hầu hết hai quý đầu, nhập siêu luôn chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ.