Nhật ký nghị trường: “Thở phào nhưng không nhẹ nhõm”
Thở phào là cảm giác chung của rất nhiều người trong cuộc
Quốc hội đã sắp đi hết chặng đường của kỳ họp thứ 5, kỳ họp của những công việc đầy thử thách.
Thở phào là cảm giác chung của rất nhiều người trong cuộc. Trước hết là bởi đã xong 5 tuần đằng đẵng liên miên các phiên họp từ đoàn đến tổ, ra hội trường sau đó lại “cân não” bấm nút quyết định bao vấn đề hệ trọng trong nắng nóng đỉnh điểm của mùa hè.
Thở phào hơn là Quốc hội đã được thêm “một phiếu tín nhiệm” cho công việc lần đầu tiên được tiến hành tại Quốc hội: đánh giá mức độ tín nhiệm của các chức danh chủ chốt.
Dù nhìn nhận ở góc độ nào thì các vị đại biểu Quốc hội khi nhận được cùng một câu hỏi về mức độ hài lòng cho các đầu việc của kỳ họp, thì đều nhắc ngay đến kết quả cuộc bỏ phiếu kép này.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên nói, cái hay nhất của kỳ họp là các đại biểu đã rất bản lĩnh khi thể hiện chính kiến đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các chức danh được lấy phiếu. Tuy là lần đầu tiên nhưng việc đánh giá tín nhiệm của người đứng đầu Chính phủ cũng rất sòng phẳng, ông Kiên nhận xét.
Nhấn mạnh kết quả “rất thành công” của việc này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh, đại biểu Hồ Trọng Ngũ coi đây là bước tiến về mặt dân chủ. Cử tri hoan hỷ, đại biểu thấy đánh giá như vậy là vừa phải, còn người được lấy phiếu thấy cơ bản là hợp lý, ông Ngũ khái quát.
Với doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường thì kết quả lấy phiếu tín nhiệm được coi là điểm sáng ấn tượng của cả kỳ họp, dù theo bà thì Quốc hội đã thực hiện tốt tất cả các nội dung trong chương trình. Từ dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đều rất sôi nổi.
Nhưng nhiều vị đại diện cho dân khác thì chưa có mức độ lạc quan như vậy.
Nhà sử học Dương Trung Quốc, tác giả của câu nói “thở phào nhưng không nhẹ nhõm” cho hay rằng ông chưa thể nào an tâm với dự thảo Hiến pháp và đặc biệt là dự thảo Luật Đất đai. Bởi khi Luật Trưng cầu dân ý vẫn còn bị "treo" thì rất khó để định lượng được ý dân qua kết quả lấy ý kiến toàn dân vào hai nội dung rất quan trọng này.
Một số vị đại biểu có hơn một nhiệm kỳ hoạt động Quốc hội cũng ưu tư rằng với nhiều vấn đề quan trọng của đất nước thì cách thảo luận vẫn còn theo lối mòn. Đương nhiên kết quả cũng khó có thể như ý.
Theo nghị trình thì chiều 21/6, ngay đầu phiên bế mạc kỳ họp được phát thanh truyền hình trực tiếp sẽ là phần biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Nhưng một phương án lùi đến kỳ họp cuối năm nay đã được cân nhắc sau cả ngày 17/6 thảo luận tại phiên toàn thể.
Và, chiều 20/6, cách khoảng 24 giờ theo thời gian được dự định sẽ bấm nút, dự án luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép thông qua sau khi thông qua Hiến pháp năm 1992 vào kỳ họp tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng hy vọng, từ nay đến đó, các cơ quan hữu quan có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo luật tốt hơn và chuẩn bị các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành để đảm bảo tính khả thi của dự án luật vốn rất long đong lận đận này.
Còn theo giải thích của một vị đại biểu trong đoàn thư ký kỳ họp thì nhiều nội dung đại biểu còn có ý kiến nhiều chiều nên cần được tiếp tục thảo luận cho ngã ngũ để tạo sự đồng thuận cao. Bởi ngay chính các vị đại biểu phải “chịu nhau”, thống nhất cao với nhau thì mới có thể thực hiện tốt được.
Lùi thời điểm ban hành Luật Đất đai (sửa đổi), cũng đồng nghĩa là Quốc hội phải có nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân có thời hạn ngay từ 1/10 của năm nay.
Cũng trong chiều 20/6, dự thảo nghị quyết chưa tròn một trang về nội dung này đã ra đời. Quy định tại đây là khi hết thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, Nhà nước không điều chỉnh lại đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng thì được tiếp tục sử dụng đất mà không phải làm bất kỳ thủ tục gì. Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân được kéo dài cho đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành và có hiệu lực.
Chỉ riêng việc tiến lùi này cũng đã chẳng thể nào nhẹ nhõm, bởi sau nhiều lần thể hiện thái độ quyết liệt của nhiều vị đại biểu thì dự án Luật Đất đai (sửa đổi) mới được đưa vào chương trình. Nhưng chính quyết định không thông qua theo đúng lộ trình lại khiến nhiều vị thở phào. Vì nếu những vấn đề căn bản chưa tìm được hướng giải quyết tốt nhất thì việc thông qua vội vã là không nên, như nhận xét của một số vị đại biểu dày dạn kinh nghiệm lập pháp.
Dù nhẹ nhõm hay không thì ngày 21/6, quốc ca sẽ vang lên ở phiên bế mạc. Từng vị đại biểu sẽ có cơ hội “đo” được mức độ tín nhiệm của mình rõ ràng hơn, khi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, khi được nghe những nhận xét trực tiếp của nhân dân.
Thở phào là cảm giác chung của rất nhiều người trong cuộc. Trước hết là bởi đã xong 5 tuần đằng đẵng liên miên các phiên họp từ đoàn đến tổ, ra hội trường sau đó lại “cân não” bấm nút quyết định bao vấn đề hệ trọng trong nắng nóng đỉnh điểm của mùa hè.
Thở phào hơn là Quốc hội đã được thêm “một phiếu tín nhiệm” cho công việc lần đầu tiên được tiến hành tại Quốc hội: đánh giá mức độ tín nhiệm của các chức danh chủ chốt.
Dù nhìn nhận ở góc độ nào thì các vị đại biểu Quốc hội khi nhận được cùng một câu hỏi về mức độ hài lòng cho các đầu việc của kỳ họp, thì đều nhắc ngay đến kết quả cuộc bỏ phiếu kép này.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên nói, cái hay nhất của kỳ họp là các đại biểu đã rất bản lĩnh khi thể hiện chính kiến đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các chức danh được lấy phiếu. Tuy là lần đầu tiên nhưng việc đánh giá tín nhiệm của người đứng đầu Chính phủ cũng rất sòng phẳng, ông Kiên nhận xét.
Nhấn mạnh kết quả “rất thành công” của việc này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh, đại biểu Hồ Trọng Ngũ coi đây là bước tiến về mặt dân chủ. Cử tri hoan hỷ, đại biểu thấy đánh giá như vậy là vừa phải, còn người được lấy phiếu thấy cơ bản là hợp lý, ông Ngũ khái quát.
Với doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường thì kết quả lấy phiếu tín nhiệm được coi là điểm sáng ấn tượng của cả kỳ họp, dù theo bà thì Quốc hội đã thực hiện tốt tất cả các nội dung trong chương trình. Từ dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đều rất sôi nổi.
Nhưng nhiều vị đại diện cho dân khác thì chưa có mức độ lạc quan như vậy.
Nhà sử học Dương Trung Quốc, tác giả của câu nói “thở phào nhưng không nhẹ nhõm” cho hay rằng ông chưa thể nào an tâm với dự thảo Hiến pháp và đặc biệt là dự thảo Luật Đất đai. Bởi khi Luật Trưng cầu dân ý vẫn còn bị "treo" thì rất khó để định lượng được ý dân qua kết quả lấy ý kiến toàn dân vào hai nội dung rất quan trọng này.
Một số vị đại biểu có hơn một nhiệm kỳ hoạt động Quốc hội cũng ưu tư rằng với nhiều vấn đề quan trọng của đất nước thì cách thảo luận vẫn còn theo lối mòn. Đương nhiên kết quả cũng khó có thể như ý.
Theo nghị trình thì chiều 21/6, ngay đầu phiên bế mạc kỳ họp được phát thanh truyền hình trực tiếp sẽ là phần biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Nhưng một phương án lùi đến kỳ họp cuối năm nay đã được cân nhắc sau cả ngày 17/6 thảo luận tại phiên toàn thể.
Và, chiều 20/6, cách khoảng 24 giờ theo thời gian được dự định sẽ bấm nút, dự án luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép thông qua sau khi thông qua Hiến pháp năm 1992 vào kỳ họp tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng hy vọng, từ nay đến đó, các cơ quan hữu quan có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo luật tốt hơn và chuẩn bị các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành để đảm bảo tính khả thi của dự án luật vốn rất long đong lận đận này.
Còn theo giải thích của một vị đại biểu trong đoàn thư ký kỳ họp thì nhiều nội dung đại biểu còn có ý kiến nhiều chiều nên cần được tiếp tục thảo luận cho ngã ngũ để tạo sự đồng thuận cao. Bởi ngay chính các vị đại biểu phải “chịu nhau”, thống nhất cao với nhau thì mới có thể thực hiện tốt được.
Lùi thời điểm ban hành Luật Đất đai (sửa đổi), cũng đồng nghĩa là Quốc hội phải có nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân có thời hạn ngay từ 1/10 của năm nay.
Cũng trong chiều 20/6, dự thảo nghị quyết chưa tròn một trang về nội dung này đã ra đời. Quy định tại đây là khi hết thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, Nhà nước không điều chỉnh lại đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng thì được tiếp tục sử dụng đất mà không phải làm bất kỳ thủ tục gì. Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân được kéo dài cho đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành và có hiệu lực.
Chỉ riêng việc tiến lùi này cũng đã chẳng thể nào nhẹ nhõm, bởi sau nhiều lần thể hiện thái độ quyết liệt của nhiều vị đại biểu thì dự án Luật Đất đai (sửa đổi) mới được đưa vào chương trình. Nhưng chính quyết định không thông qua theo đúng lộ trình lại khiến nhiều vị thở phào. Vì nếu những vấn đề căn bản chưa tìm được hướng giải quyết tốt nhất thì việc thông qua vội vã là không nên, như nhận xét của một số vị đại biểu dày dạn kinh nghiệm lập pháp.
Dù nhẹ nhõm hay không thì ngày 21/6, quốc ca sẽ vang lên ở phiên bế mạc. Từng vị đại biểu sẽ có cơ hội “đo” được mức độ tín nhiệm của mình rõ ràng hơn, khi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, khi được nghe những nhận xét trực tiếp của nhân dân.