Những dấu hiệu cho thấy "mẹ bỉm sữa" có thể bị trầm cảm
Trầm cảm khi đi làm là tình trạng không hiếm gặp do sự thay đổi của nội tiết tố trong suốt thai kỳ và sau khi sinh cộng với áp lực công việc khi trở lại khiến người phụ nữ luôn ở tình trạng quá tải. Dấu hiệu trầm cảm khi đi làm ở phụ nữ sau sinh cần được phát hiện sớm để điều trị tâm lý kịp thời.
Thường suy nghĩ tiêu cực Người bị trầm cảm thường không thể thoát ra được những ý nghĩ tiêu cực trước mọi vấn đề, mọi tình huống được đặt ra trong công việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần, lối sống và cách đánh giá vấn đề theo hướng bi quan, một chiều nhiều nguy hại. Khi bị trầm cảm, chị em sẽ luôn tạo cho bản thân một "hàng rào" ngăn cách với thế giới bên ngoài. Tức là họ chỉ muốn sống trong không gian riêng của mình, không muốn có bất kỳ sự xuất hiện, đan xen nào của người thứ 2. Nếu tình trạng này không được can thiệp để cải thiện, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn và không còn đủ tỉnh táo để có thể suy nghĩ hay làm bất cứ một việc nào nữa. Không còn hứng thú Nguồn cảm hứng là một trong những yếu tố quan trọng để mỗi người có thể có thêm động lực hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy nhiên, ở trường hợp chị em bị bệnh trầm cảm thì những hứng thú này hoàn toàn giảm sút. Có những trường hợp, thậm chí người bệnh biến mất không lý do, hay sẽ trở thành một người phụ nữ đờ đẫn, xa lạ, không còn như trước nữa. Nếu hằng ngày, bạn là một người năng nổ trong công việc, hăng hái khi tham gia bất cứ một hoạt động nào. Thì khi bị trầm cảm, tính cách sẽ hoàn toàn thay đổi và những người xung quanh không khó để có thể nhận ra điều này.
Luôn có cảm giác một mình Người bị trầm cảm luôn có cảm giác chỉ có một mình, không bạn bè nào hiểu mình, không có ai xung quanh quan tâm đến mình, không người thân trong gia đình nào cần mình… Những người bị bệnh trầm cảm luôn cảm giác không có ai có thể thông cảm và sẽ chia với họ, kể cả bác sĩ tâm lý. Với họ tất cả mọi chuyên đang diễn ra, đang tồn tại đều là những điều khó khăn và không ai có thể giúp đỡ họ gỡ rối vấn đề này khi họ không mở lòng. Ngại giao tiếp với đồng nghiệp Trước đây, bạn là một người phụ nữ năng động, tự tin, luôn thân thiện với mọi người. Nhưng kể từ lúc sinh con và đi làm trở lại, bạn bỗng ngại giao tiếp với mọi người. Đây là một trong những dấu hiệu trầm cảm ở các mẹ đi làm. Lý giải cho điều này các chuyên gia tâm lý giải thích rằng do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố: việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen cộng với những thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.
Những cơn đau không có nguyên nhân Không một loại thuốc nào có thể cứu bạn khỏi những cơn đau do trầm cảm. Đau dạ dày, đau đầu, đau cổ, lưng hay thậm chí là nôn. Khi nội tâm ẩn chứa quá nhiều nỗi buồn thì những cơn đau vô căn cũng là một cách để "vết thương" nội tâm bộc lộ ra ngoài. Tất nhiên, không phải mọi sự cơn đau nhức đều là triệu trứng trầm cảm nhưng nếu bạn đang gặp phải chứng đau mãn tính, không có nguyên nhân và không có hướng giải quyết, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra vì đó cũng có thể là dấu hiệu trầm cảm. Không thể tập trung Liên tục quên deadline, quên đón con, quên mua đủ thức ăn khi đi chợ? Cảm thấy tâm trí như một bức ảnh nhạt nhoà? Sự bối rối làm bạn chẳng thể đưa ra quyết định và chọn lựa? Những suy nghĩ buồn bã cùng sự trống rỗng khiến bạn như ngã vào màn sương mù dày đặc không tìm ra lối đi để rồi gây ảnh hưởng đến công việc, trí nhớ và kĩ năng ra quyết định. Sự kém tập trung sẽ gây ra những quyết định sai lầm hoặc là tiền đề cho những hành vi nguy hiểm, không thể kiểm soát.
Trốn tránh các hoạt động xã hội Khi một người bình thường bỗng nhiên trở nên im lặng hơn hoặc hoàn toàn rút lui khỏi cộng đồng, rất có thể họ đang trải qua giai đoạn khủng hoảng tâm lí nào đó. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp đây là triệu chứng của trầm cảm. Sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức để cùng ngồi lại ở nơi họ cảm thấy thoải mái nhất, cho họ biết rằng bạn luôn sẵn sàng ở đây nếu họ cần giúp đỡ.