Những tác động từ việc VND lên giá
Các doanh nghiệp có nguồn thu xuất khẩu bằng USD sẽ bị thiệt hại khi chuyển đổi sang VND
Thị trường tiền tệ nước ta đang diễn biến ngược chiều, trong lúc thị trường nội tệ nóng lên, lãi suất huy động vốn Đồng Việt Nam tăng, thì thị trường ngoại tệ diễn ra ngược lại.
Trong thời gian gần đây, tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và USD trên cả thị trường tiền chính thức giao dịch giữa Ngân hàng thương mại với khách hàng, cả thị trường liên ngân hàng và trên cả thị trường tự do đều xuống quá thấp. Một câu hỏi được đông đảo dư luận đặt ra là tại sao có diễn biến đó và tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam.
Thực tế đang gây ra những lo lắng không nhỏ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam đến các thị trường thanh toán bằng USD, vì không những tỷ giá liên tục xuống quá thấp mà bán hàng cũng khó khăn.
Diễn biến tỷ giá trên từng thị trường
Trên thị trường giao dịch chính thức, kể từ đầu năm mới 2008 đến nay, tỷ giá VND/USD xuống dưới mức 16.000 VND/USD.
Nếu như thời điểm đầu năm 2008, cụ thể là ngày 4/1/2008, tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại còn 15.985 VND - 15.987 VND/USD, tỷ giá bán ra của các ngân hàng thương mại cũng chỉ còn 15.992 VND - 15.995 VND/USD, thì đến ngày 18/2/2008, tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại chỉ còn 15.956 VND/USD.
Như vậy, so với thời điểm đầu năm 2008, đến nay tỷ giá đã giảm tới 30 - 40 VND/USD, tương ứng với mức giảm 0,35%. Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng diễn ra theo chiều hướng giảm, ngày 4/1/2008 chỉ còn 16.108 VND/US; đến ngày 18-2-2008 giảm 31 VND, xuống còn 16.077 VND/USD.
Như vậy cả tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại thấp hơn và bằng với giới hạn tối thiểu biên độ -0,75% theo quy định so với mức tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Đây là hiện tượng hiếm thấy trên thị trường ngoại tệ ở nước ta từ trước đến nay. Bởi vì thông thường tỷ giá bán của ngân hàng thương mại cao hơn tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày. Cũng do diễn biến nói trên nên thậm chí có chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam thay vì chỉ hưởng chênh lệch tỷ giá thì còn thu thêm phụ phí 0,4% trên số tiền USD khách hàng đổi nếu số tiền đó từ 10.000 USD trở lên.
Trên thị trường tự do, cụ thể là tỷ giá mua bán tại các cửa hàng vàng bạc tư nhân, ở Hà Nội tập trung là phố Hà Trung, tỷ giá mua bán ngoại tệ cũng giảm xuống dưới 16.000 đồng. Cụ thể giá mua trong các ngày từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tý đến nay, ngày 20/2/2008 chỉ còn 15.955 - 15.960 VND/USD và bán ra cũng chỉ còn 15.995 VND/USD. Đây cũng là mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua trên thị trường tự do về mua bán ngoại tệ.
Diến biến về tỷ giá và thị trường ngoại tệ nói trên do các nguyên nhân sau:
Một là, nguồn cung ngoại tệ dồi dào và tăng mạnh. Càng về cuối năm, dịp trước và sau Tết Nguyên đán Mậu Tý cung ngoại tệ càng lớn.
Hai là, cung tăng mạnh trong khi đó cầu ngoại tệ thấp. Ngân hàng Nhà nước hạn chế mua ngoại tệ vào vì mua vào nhiều tương ứng phải cung ứng một khối lượng lớn Đồng Việt Nam ra lưu thông, gây áp lực lạm phát. Bên cạnh đó số lượng ngoại tệ rất lớn mua vào năm 2007 đã làm cho quỹ dự trữ ngoại tệ "quá dồi dào" rồi!
Ba là, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo đồng USD, từ mức 5,25%/năm thời điểm đầu năm 2007, trong tháng 2008 FED đã thêm 2 lần thực hiện cắt giảm, đến nay lãi suất chỉ còn 3,0%.
Do đó lãi suất huy động vốn USD của các ngân hàng thương mại trong nước cũng phải giảm xuống dưới mức 4%/năm, giảm gần 1%/năm so với thời điểm cao nhất. Nhiều người gửi USD cảm thấy thiệt vì tỷ giá giảm mạnh trong khi đó lãi suất gửi USD thấp chỉ bằng dưới 40% so với gửi tiết kiệm Đồng Việt Nam cùng kỳ hạn, càng làm cho cung ngoại tệ tăng mạnh.
Bốn là, USD tiếp tục suy yếu trên thị trường thế giới. Tình hình đó tác động ngay đến thị trường trong nước. Đặc biệt là một số người bán USD để mua vàng, càng tác động lên cung ngoại tệ.
Tác động hai chiều của diễn biến tỷ giá
Diễn biến nói trên đang có những ảnh hưởng hai chiều đến nền kinh tế Việt Nam.
Trước hết là tác động thiếu tích cực đến xuất khẩu, vì các doanh nghiệp có nguồn thu xuất khẩu bằng USD sẽ bị thiệt hại khi chuyển đổi sang VND. Một doanh nghiệp có nguồn thu 10 triệu USD từ xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ, hiện nay tính ra thiệt khoảng hơn 500 triệu đến 600 triệu đồng Việt Nam so với đầu năm ngoái.
Tuy nhiên nếu như nguồn thu xuất khẩu bằng Euro, Yên Nhật, Bảng Anh và một số loại ngoại tệ khác thì được lợi. Song nguồn thu từ USD vẫn chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó thì nhập khẩu và vay nợ nước ngoài bằng USD thì lại được hưởng lợi. Việt Nam là quốc gia nhập siêu và vay nợ nước ngoài. Vì vậy tác động hai chiều của diễn biến thị trường ngoại tệ nói trên là rõ ràng.
Dự báo Ngân hàng Nhà nước chưa có biện pháp can thiệp mạnh mẽ nào vào diễn biến nói trên. Bởi vì, nếu không mua USD vào, thì không bảo đảm được yêu cầu trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam. Nhưng nếu mua vào thì phải cung ứng khối lượng lớn VND ra lưu thông, lại gây áp lực lên lạm phát, lại bị dư luận lên tiếng.
Còn các ngân hàng thương mại cũng đang trong tình trạng "đau đầu". Bởi vì nhiều khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín, có kim ngạch xuất khẩu lớn thường gắn bó bán ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán quốc tế, vay vốn, gửi tiền,... tại ngân hàng mình, nay không mua ngoại tệ cho họ thì dễ bị khách hàng bỏ đi sang ngân hàng khác.
Còn mua vào, dù bằng giới hạn tối thiểu -0,75% so với biên độ tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố thì lỗ là cái chắc. Đồng thời mua vào không bán cho ai được thì lại vượt trạng thái ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Do đó dự báo thời gian tới tỷ giá tiếp tục giảm là hoàn toàn có cơ sở. Đây là vấn đề còn khá "lúng túng" trong điều hành chính sách vĩ mô, cần được tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực có điều kiện tương tự.
Trong thời gian gần đây, tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và USD trên cả thị trường tiền chính thức giao dịch giữa Ngân hàng thương mại với khách hàng, cả thị trường liên ngân hàng và trên cả thị trường tự do đều xuống quá thấp. Một câu hỏi được đông đảo dư luận đặt ra là tại sao có diễn biến đó và tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam.
Thực tế đang gây ra những lo lắng không nhỏ cho các nhà xuất khẩu Việt Nam đến các thị trường thanh toán bằng USD, vì không những tỷ giá liên tục xuống quá thấp mà bán hàng cũng khó khăn.
Diễn biến tỷ giá trên từng thị trường
Trên thị trường giao dịch chính thức, kể từ đầu năm mới 2008 đến nay, tỷ giá VND/USD xuống dưới mức 16.000 VND/USD.
Nếu như thời điểm đầu năm 2008, cụ thể là ngày 4/1/2008, tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại còn 15.985 VND - 15.987 VND/USD, tỷ giá bán ra của các ngân hàng thương mại cũng chỉ còn 15.992 VND - 15.995 VND/USD, thì đến ngày 18/2/2008, tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại chỉ còn 15.956 VND/USD.
Như vậy, so với thời điểm đầu năm 2008, đến nay tỷ giá đã giảm tới 30 - 40 VND/USD, tương ứng với mức giảm 0,35%. Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng diễn ra theo chiều hướng giảm, ngày 4/1/2008 chỉ còn 16.108 VND/US; đến ngày 18-2-2008 giảm 31 VND, xuống còn 16.077 VND/USD.
Như vậy cả tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại thấp hơn và bằng với giới hạn tối thiểu biên độ -0,75% theo quy định so với mức tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Đây là hiện tượng hiếm thấy trên thị trường ngoại tệ ở nước ta từ trước đến nay. Bởi vì thông thường tỷ giá bán của ngân hàng thương mại cao hơn tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày. Cũng do diễn biến nói trên nên thậm chí có chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam thay vì chỉ hưởng chênh lệch tỷ giá thì còn thu thêm phụ phí 0,4% trên số tiền USD khách hàng đổi nếu số tiền đó từ 10.000 USD trở lên.
Trên thị trường tự do, cụ thể là tỷ giá mua bán tại các cửa hàng vàng bạc tư nhân, ở Hà Nội tập trung là phố Hà Trung, tỷ giá mua bán ngoại tệ cũng giảm xuống dưới 16.000 đồng. Cụ thể giá mua trong các ngày từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tý đến nay, ngày 20/2/2008 chỉ còn 15.955 - 15.960 VND/USD và bán ra cũng chỉ còn 15.995 VND/USD. Đây cũng là mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua trên thị trường tự do về mua bán ngoại tệ.
Diến biến về tỷ giá và thị trường ngoại tệ nói trên do các nguyên nhân sau:
Một là, nguồn cung ngoại tệ dồi dào và tăng mạnh. Càng về cuối năm, dịp trước và sau Tết Nguyên đán Mậu Tý cung ngoại tệ càng lớn.
Hai là, cung tăng mạnh trong khi đó cầu ngoại tệ thấp. Ngân hàng Nhà nước hạn chế mua ngoại tệ vào vì mua vào nhiều tương ứng phải cung ứng một khối lượng lớn Đồng Việt Nam ra lưu thông, gây áp lực lạm phát. Bên cạnh đó số lượng ngoại tệ rất lớn mua vào năm 2007 đã làm cho quỹ dự trữ ngoại tệ "quá dồi dào" rồi!
Ba là, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo đồng USD, từ mức 5,25%/năm thời điểm đầu năm 2007, trong tháng 2008 FED đã thêm 2 lần thực hiện cắt giảm, đến nay lãi suất chỉ còn 3,0%.
Do đó lãi suất huy động vốn USD của các ngân hàng thương mại trong nước cũng phải giảm xuống dưới mức 4%/năm, giảm gần 1%/năm so với thời điểm cao nhất. Nhiều người gửi USD cảm thấy thiệt vì tỷ giá giảm mạnh trong khi đó lãi suất gửi USD thấp chỉ bằng dưới 40% so với gửi tiết kiệm Đồng Việt Nam cùng kỳ hạn, càng làm cho cung ngoại tệ tăng mạnh.
Bốn là, USD tiếp tục suy yếu trên thị trường thế giới. Tình hình đó tác động ngay đến thị trường trong nước. Đặc biệt là một số người bán USD để mua vàng, càng tác động lên cung ngoại tệ.
Tác động hai chiều của diễn biến tỷ giá
Diễn biến nói trên đang có những ảnh hưởng hai chiều đến nền kinh tế Việt Nam.
Trước hết là tác động thiếu tích cực đến xuất khẩu, vì các doanh nghiệp có nguồn thu xuất khẩu bằng USD sẽ bị thiệt hại khi chuyển đổi sang VND. Một doanh nghiệp có nguồn thu 10 triệu USD từ xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ, hiện nay tính ra thiệt khoảng hơn 500 triệu đến 600 triệu đồng Việt Nam so với đầu năm ngoái.
Tuy nhiên nếu như nguồn thu xuất khẩu bằng Euro, Yên Nhật, Bảng Anh và một số loại ngoại tệ khác thì được lợi. Song nguồn thu từ USD vẫn chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó thì nhập khẩu và vay nợ nước ngoài bằng USD thì lại được hưởng lợi. Việt Nam là quốc gia nhập siêu và vay nợ nước ngoài. Vì vậy tác động hai chiều của diễn biến thị trường ngoại tệ nói trên là rõ ràng.
Dự báo Ngân hàng Nhà nước chưa có biện pháp can thiệp mạnh mẽ nào vào diễn biến nói trên. Bởi vì, nếu không mua USD vào, thì không bảo đảm được yêu cầu trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam. Nhưng nếu mua vào thì phải cung ứng khối lượng lớn VND ra lưu thông, lại gây áp lực lên lạm phát, lại bị dư luận lên tiếng.
Còn các ngân hàng thương mại cũng đang trong tình trạng "đau đầu". Bởi vì nhiều khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín, có kim ngạch xuất khẩu lớn thường gắn bó bán ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán quốc tế, vay vốn, gửi tiền,... tại ngân hàng mình, nay không mua ngoại tệ cho họ thì dễ bị khách hàng bỏ đi sang ngân hàng khác.
Còn mua vào, dù bằng giới hạn tối thiểu -0,75% so với biên độ tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố thì lỗ là cái chắc. Đồng thời mua vào không bán cho ai được thì lại vượt trạng thái ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Do đó dự báo thời gian tới tỷ giá tiếp tục giảm là hoàn toàn có cơ sở. Đây là vấn đề còn khá "lúng túng" trong điều hành chính sách vĩ mô, cần được tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực có điều kiện tương tự.