Nợ chồng chất, tỷ phú Ấn cầu cứu nhà băng Trung Quốc
Ba ngân hàng quốc doanh Trung Quốc cho tỷ phú người Ấn Độ Anil Ambani vay 1,18 tỷ USD để giải quyết khó khăn tài chính
Ba ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đã nhất trí cho tỷ phú người Ấn Độ Anil Ambani vay số tiền 1,18 tỷ USD để giải quyết khó khăn tài chính tại nhà mạng Reliance Communications của ông này, hãng tin Reuters cho biết.
Khoản vay sẽ được Reliance sử dụng để thanh toán số trái phiếu chuyển đổi đáo hạn vào đầu tháng 3 tới đây.
Là nhà mạng viễn thông lớn thứ nhì Ấn Độ, Reliance Communications nợ số tiền 6,5 tỷ USD tính đến cuối tháng 9/2011. Thêm vào đó, sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ đã khiến hãng này chứng kiến 9 quý liền lợi nhuận suy giảm liên tiếp.
Để khắc phục khó khăn tài chính, Reliance Communications đã rao bán tháp viễn thông Infratel nhưng tới giờ vẫn chưa bán được. Mức giá của tháp viễn thông này được đồn đoán vào khoảng 4 tỷ USD, nhưng các khách mua tiềm năng vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng vì tình trạng thắt chặt thanh khoản liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu.
Nếu Reliance không có tiền thanh toán số trái phiếu chuyển đổi đáo hạn vào ngày 1/3 tới, các chủ nợ của số trái phiếu này có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Hiện giá cổ phiếu của Reliance đang thấp hơn 87% so với mức giá mà cổ phiếu chuyển đổi trên có thể được chuyển thành cổ phiếu.
Trong năm 2011, cổ phiếu Reliance mất giá 52%, trở thành cổ phiếu tệ nhất trong số 28 cổ phiếu viễn thông thuộc chỉ số MSCI AC châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản. Trong 4 năm qua, cổ phiếu này đã sụt giá 90%.
“Công ty này đã thử nhiều cách, nhưng vì không còn lại nhiều lựa chọn, họ buộc phải đi vay tiền”, chiến lược gia Jagannadham Thunuguntla thuộc công ty SMC Global Securities tại New Dehli nhận xét.
Các ngân hàng tham gia cấp vốn đợt này cho Reliance gồm có Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (EIB), và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB).
Tỷ phú Anil Ambani là em trai của tỷ phú Mukesh Ambani - người giàu nhất châu Á. Đây không phải là lần đầu tiên tỷ phú này phải vay tiền từ các ngân hàng Trung Quốc. Năm ngoái, CDB đã cấp khoản vốn vay 3 tỷ USD cho công ty viễn thông Reliance Communications và công ty điện lực Reliance Power, một công ty con khác thuộc tập đoàn Reliance Group.
Năm 2005, anh em nhà Ambani đã tách đôi khối tài sản khổng lồ được thừa kế từ người cha giàu có đã quá cố. Anil giành quyền kiểm soát một loạt công ty thuộc nhiều lĩnh vực, từ điện lực tới viễn thông. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, giá trị tài sản ròng của ông liên tục sụt giảm cùng với sự xuống dốc của giá cổ phiếu. Giới đầu tư mất niềm tin vào cổ phiếu Reliance do lo ngại về tình trạng nợ nần của tập đoàn này.
Theo Forbes, tính đến tháng 3/2011, Anil Ambani sở hữu giá trị tài sản ròng 8,8 tỷ USD, đứng thứ 103 về độ giàu có trên thế giới theo xếp hạng tỷ phú của tạp chí này.
Không chỉ Anil Ambani mà rất nhiều tỷ phú Ấn Độ khác cũng gặp “vận đen” trong năm 2011.
Một nghiên cứu do ET Intelligence Group thực hiện mới đây cho thấy, tính đến cuối năm 2011, số tỷ phú của Ấn Độ đã giảm còn 40 người từ con số 60 người trong năm 2010. Báo cáo này cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới sự hao tán tài sản của giới tỷ phú Ấn là sự xuống dốc của thị trường chứng khoán nước này. Trong năm 2011, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Ấn Độ giảm 27%.
Ngay cả những tỷ phú Ấn giữ được danh hiệu cũng chứng kiến tài sản hao hụt mạnh trong năm qua. Trong đó, tài sản của người giàu nhất Ấn Độ, tỷ phú Mukesh Ambani - anh trai của Anil Ambani - giảm còn 19,15 tỷ USD từ mức 34,75 tỷ USD vào năm 2010.
Khoản vay sẽ được Reliance sử dụng để thanh toán số trái phiếu chuyển đổi đáo hạn vào đầu tháng 3 tới đây.
Là nhà mạng viễn thông lớn thứ nhì Ấn Độ, Reliance Communications nợ số tiền 6,5 tỷ USD tính đến cuối tháng 9/2011. Thêm vào đó, sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ đã khiến hãng này chứng kiến 9 quý liền lợi nhuận suy giảm liên tiếp.
Để khắc phục khó khăn tài chính, Reliance Communications đã rao bán tháp viễn thông Infratel nhưng tới giờ vẫn chưa bán được. Mức giá của tháp viễn thông này được đồn đoán vào khoảng 4 tỷ USD, nhưng các khách mua tiềm năng vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng vì tình trạng thắt chặt thanh khoản liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu.
Nếu Reliance không có tiền thanh toán số trái phiếu chuyển đổi đáo hạn vào ngày 1/3 tới, các chủ nợ của số trái phiếu này có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Hiện giá cổ phiếu của Reliance đang thấp hơn 87% so với mức giá mà cổ phiếu chuyển đổi trên có thể được chuyển thành cổ phiếu.
Trong năm 2011, cổ phiếu Reliance mất giá 52%, trở thành cổ phiếu tệ nhất trong số 28 cổ phiếu viễn thông thuộc chỉ số MSCI AC châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản. Trong 4 năm qua, cổ phiếu này đã sụt giá 90%.
“Công ty này đã thử nhiều cách, nhưng vì không còn lại nhiều lựa chọn, họ buộc phải đi vay tiền”, chiến lược gia Jagannadham Thunuguntla thuộc công ty SMC Global Securities tại New Dehli nhận xét.
Các ngân hàng tham gia cấp vốn đợt này cho Reliance gồm có Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (EIB), và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB).
Tỷ phú Anil Ambani là em trai của tỷ phú Mukesh Ambani - người giàu nhất châu Á. Đây không phải là lần đầu tiên tỷ phú này phải vay tiền từ các ngân hàng Trung Quốc. Năm ngoái, CDB đã cấp khoản vốn vay 3 tỷ USD cho công ty viễn thông Reliance Communications và công ty điện lực Reliance Power, một công ty con khác thuộc tập đoàn Reliance Group.
Năm 2005, anh em nhà Ambani đã tách đôi khối tài sản khổng lồ được thừa kế từ người cha giàu có đã quá cố. Anil giành quyền kiểm soát một loạt công ty thuộc nhiều lĩnh vực, từ điện lực tới viễn thông. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, giá trị tài sản ròng của ông liên tục sụt giảm cùng với sự xuống dốc của giá cổ phiếu. Giới đầu tư mất niềm tin vào cổ phiếu Reliance do lo ngại về tình trạng nợ nần của tập đoàn này.
Theo Forbes, tính đến tháng 3/2011, Anil Ambani sở hữu giá trị tài sản ròng 8,8 tỷ USD, đứng thứ 103 về độ giàu có trên thế giới theo xếp hạng tỷ phú của tạp chí này.
Không chỉ Anil Ambani mà rất nhiều tỷ phú Ấn Độ khác cũng gặp “vận đen” trong năm 2011.
Một nghiên cứu do ET Intelligence Group thực hiện mới đây cho thấy, tính đến cuối năm 2011, số tỷ phú của Ấn Độ đã giảm còn 40 người từ con số 60 người trong năm 2010. Báo cáo này cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới sự hao tán tài sản của giới tỷ phú Ấn là sự xuống dốc của thị trường chứng khoán nước này. Trong năm 2011, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Ấn Độ giảm 27%.
Ngay cả những tỷ phú Ấn giữ được danh hiệu cũng chứng kiến tài sản hao hụt mạnh trong năm qua. Trong đó, tài sản của người giàu nhất Ấn Độ, tỷ phú Mukesh Ambani - anh trai của Anil Ambani - giảm còn 19,15 tỷ USD từ mức 34,75 tỷ USD vào năm 2010.