Nợ xấu ACB giảm nhanh, vốn SCB sắp tăng mạnh
ACB đã kéo được nợ xấu lùi sâu dưới 3%, SCB dự kiến tăng thêm vốn sau tái cơ cấu
Tại hội nghị triển khai kế hoạch 2015 của ngành ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM đầu tuần này, lãnh đạo một số ngân hàng thương mại bước đầu cho biết thông tin về tình hình hoạt động năm qua.
Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), cho biết, năm 2014, tổng tài sản của ACB đã tăng khoảng 8% (lên hơn 180.000 tỷ đồng), huy động vốn tăng 12% và tín dụng tăng xấp xỉ 10%.
Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng từng nhiều năm dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần vẫn chưa thể cải thiện. Năm 2014, ước tính ACB chỉ đạt lợi nhuận 1.215 tỷ đồng, chớm trên kế hoạch 1.189 tỷ đồng dự kiến đầu năm.
Kết quả nổi bật nhất là sau khoảng một năm có nợ xấu trên 3% (cuối quý 3/2014 vẫn ở mức 3,07%), ACB đã giảm được khá mạnh, đưa nợ xấu về còn 2,1% vào cuối 2014, theo thông tin từ ông Đỗ Minh Toàn.
Năm 2015, ông Toàn nêu định hướng tổng quát: ACB sẽ xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; cải tiến mạnh mẽ dịch vụ khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; quyết liệt trong công tác thu hồi nợ để xử lý nợ xấu; tiếp tục thực hiện phương án tái cấu trúc theo đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, từng bước áp dụng Basel 2.
Cũng tại hội nghị trên, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), phát biểu và nhấn mạnh: 2014 là năm cuối cùng trong lộ trình triển khai kế hoạch tái cơ cấu SCB.
SCB là trường hợp đầu tiên trong hệ thống thực hiện tái cơ cấu, qua hợp nhất từ 3 ngân hàng thương mại (SCB, Ngân hàng Đệ Nhất và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa) vào đầu năm 2012.
Ông Văn cho biết, trong ba năm qua, SCB đã nhận được những hỗ trợ cần thiết từ Ngân hàng Nhà nước, trong đó có sự linh hoạt và tạo điều kiện từ cơ quan thanh tra để khắc phục những sai phạm (một phần từ quá khứ để lại), nên quá trình tái cơ cấu diễn ra thông suốt.
Dù không nêu cụ thể kết quả hoạt động trong năm qua, song Tổng giám đốc SCB đánh giá, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước đã giúp SCB ổn định hoạt động và tạo được niềm tin với cổ đông và nhà đầu tư.
Cụ thể, trong năm 2013, ngân hàng này đã có được niềm tin của nhà đầu tư và cổ đông để tăng được vốn điều lệ thêm 1.711 tỷ đồng, lên 12.295 tỷ đồng. Tiếp đó, cũng theo ông Văn, SCB dự kiến sẽ tăng vốn thêm khoảng 2.000 - 3.000 tỷ đồng; riêng 2015 đã trù tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), cho biết, năm 2014, tổng tài sản của ACB đã tăng khoảng 8% (lên hơn 180.000 tỷ đồng), huy động vốn tăng 12% và tín dụng tăng xấp xỉ 10%.
Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng từng nhiều năm dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần vẫn chưa thể cải thiện. Năm 2014, ước tính ACB chỉ đạt lợi nhuận 1.215 tỷ đồng, chớm trên kế hoạch 1.189 tỷ đồng dự kiến đầu năm.
Kết quả nổi bật nhất là sau khoảng một năm có nợ xấu trên 3% (cuối quý 3/2014 vẫn ở mức 3,07%), ACB đã giảm được khá mạnh, đưa nợ xấu về còn 2,1% vào cuối 2014, theo thông tin từ ông Đỗ Minh Toàn.
Năm 2015, ông Toàn nêu định hướng tổng quát: ACB sẽ xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; cải tiến mạnh mẽ dịch vụ khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; quyết liệt trong công tác thu hồi nợ để xử lý nợ xấu; tiếp tục thực hiện phương án tái cấu trúc theo đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, từng bước áp dụng Basel 2.
Cũng tại hội nghị trên, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), phát biểu và nhấn mạnh: 2014 là năm cuối cùng trong lộ trình triển khai kế hoạch tái cơ cấu SCB.
SCB là trường hợp đầu tiên trong hệ thống thực hiện tái cơ cấu, qua hợp nhất từ 3 ngân hàng thương mại (SCB, Ngân hàng Đệ Nhất và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa) vào đầu năm 2012.
Ông Văn cho biết, trong ba năm qua, SCB đã nhận được những hỗ trợ cần thiết từ Ngân hàng Nhà nước, trong đó có sự linh hoạt và tạo điều kiện từ cơ quan thanh tra để khắc phục những sai phạm (một phần từ quá khứ để lại), nên quá trình tái cơ cấu diễn ra thông suốt.
Dù không nêu cụ thể kết quả hoạt động trong năm qua, song Tổng giám đốc SCB đánh giá, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước đã giúp SCB ổn định hoạt động và tạo được niềm tin với cổ đông và nhà đầu tư.
Cụ thể, trong năm 2013, ngân hàng này đã có được niềm tin của nhà đầu tư và cổ đông để tăng được vốn điều lệ thêm 1.711 tỷ đồng, lên 12.295 tỷ đồng. Tiếp đó, cũng theo ông Văn, SCB dự kiến sẽ tăng vốn thêm khoảng 2.000 - 3.000 tỷ đồng; riêng 2015 đã trù tính khoảng 2.000 tỷ đồng.