Nửa chén món chiên mỗi tuần cũng tăng nguy cơ tim mạch
Các loại thực phẩm chiên rán đang ngày càng phổ biến và được giới trẻ yêu thích nhờ cách chế biến đơn giản, độ giòn và hương vị thơm ngon. Nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn nhiều thực phẩm chiên rán sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim, đau tim và đột quỵ.
Theo kết quả công bố trên tạp chí Heart, tiêu thụ nửa chén thực phẩm chiên, tương đương 113gr, mỗi tuần làm tăng 3% nguy cơ đau tim và đột quỵ, 2% nguy cơ bệnh tim và 12% nguy cơ suy tim. So với những người ăn thức ăn chiên ít nhất, những người ăn nhiều nhất mỗi tuần có nguy cơ suy tim cao hơn 37%, nguy cơ gặp các biến cố tim mạch nghiêm trọng nhiều hơn 28% và tăng 22% nguy cơ mắc bệnh tim.Tiến sĩ Megan Meyer, Giám đốc truyền thông khoa học của Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế, cho biết thực phẩm chiên ngập dầu không chỉ được tẩm ướp nhiều đường và muối để tăng vị ngon, mà chúng còn hấp thụ một số chất béo từ dầu trong quá trình chế biến. Dầu chiên này thường chứa chất béo chuyển hóa, một loại chất béo rất không lành mạnh, rẻ tiền và giúp thực phẩm được bảo quản lâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo chuyển hóa có liên quan đến các vấn đề về tim, cũng như làm tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL).
Theo kết quả công bố trên tạp chí Heart, tiêu thụ nửa chén thực phẩm chiên, tương đương 113gr, mỗi tuần làm tăng 3% nguy cơ đau tim và đột quỵ, 2% nguy cơ bệnh tim và 12% nguy cơ suy tim. So với những người ăn thức ăn chiên ít nhất, những người ăn nhiều nhất mỗi tuần có nguy cơ suy tim cao hơn 37%, nguy cơ gặp các biến cố tim mạch nghiêm trọng nhiều hơn 28% và tăng 22% nguy cơ mắc bệnh tim.Tiến sĩ Megan Meyer, Giám đốc truyền thông khoa học của Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế, cho biết thực phẩm chiên ngập dầu không chỉ được tẩm ướp nhiều đường và muối để tăng vị ngon, mà chúng còn hấp thụ một số chất béo từ dầu trong quá trình chế biến. Dầu chiên này thường chứa chất béo chuyển hóa, một loại chất béo rất không lành mạnh, rẻ tiền và giúp thực phẩm được bảo quản lâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo chuyển hóa có liên quan đến các vấn đề về tim, cũng như làm tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL).
Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Alzheimer & Dementia gần đây còn phát hiện ăn thực phẩm chiên ngập dầu, đồ ngọt và thức ăn vặt không lành mạnh khác có thể làm giảm lợi ích sức khỏe của các chế độ ăn lành mạnh, như chế độ ăn Ðịa Trung Hải.Trước đó, một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ được Hãng tin UPI (Mỹ) công bố cũng cho thấy những người ăn thực phẩm chiên rán 1 - 3 lần/tuần có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao hơn 7% so với người dùng ít hơn 1 lần/tuần. Đối với những người có thói quen ăn thực phẩm chiên rán hàng ngày, nguy cơ bệnh tim sẽ tăng vọt lên 14%.Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết đây không phải là nghiên cứu đầu tiên chứng minh mối liên hệ giữa thực phẩm chiên rán và các vấn đề sức khỏe. Những nghiên cứu trước đây đã liên kết thói quen dùng món chiên với các bệnh mãn tính , chẳng hạn như tiểu đường loại 2 , suy tim , béo phì và huyết áp cao . Một nghiên cứu mới cảnh báo rằng gà rán, khoai tây chiên và thịt lăn bột chiên có thể rất ngon, nhưng việc tiêu thụ thường xuyên có thể gây tử vong sớm.
Mọi người cũng nên chú ý đến ảnh hưởng của lượng chất béo cao đối với sức khỏe của tim. Nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng thực phẩm chiên và chất béo có liên quan trực tiếp đến bệnh tim. Các cơn đau tim xuất hiện là do các mảng cholesterol tích tụ trong các động mạch vành. Tiêu thụ chất béo từ thực phẩm chiên ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ xuất hiện căn bệnh này. Một mảng bám cholesterol trong động mạch sẽ gây ra cơn đau tim.
Nếu muốn ăn thực phẩm chiên rán, hãy tự làm tại nhà để lựa chọn loại dầu lành mạnh. Dầu thực vật lỏng là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe vì chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn lành mạnh. Dầu ô liu và đậu nành không chỉ là những lựa chọn tốt, mà còn cung cấp thêm nhiều axit béo omega-3 tốt cho tim. Không được sử dụng lại dầu cũ khi chiên. Sau khi chiên xong, hãy dùng khăn giấy để thấm dầu thừa ra khỏi thức ăn.
(Theo Busines Insider)